7. Kết cấu của luận văn
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân
*Hạn chế:
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật nói trên công tác đào tạo nghề trong những năm qua còn một số tồn tại sau cần được khắc phục:
- Công tác tuyên truyền và tư vấn nghề nghiệp: bên cạnh những kết quả đạt được công tác tuyên truyền tại một số nơi chưa thường xuyên, sâu rộng; đến nay vẫn còn một bộ phận LĐNT chưa nắm biết cụ thể về các chính sách hỗ trợ dạy nghề theo Quyết định 1956. Công tác tư vấn học nghề, việc làm cho LĐNT còn mang tính hình thức; chưa cung cấp kịp thời cho LĐNT những thông tin cần thiết: như thông tin về các nghề mà doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng, mức lương tối thiểu doanh nghiệp trả, thông tin về quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch sản xuất…
- Về bộ máy triển khai chính sách:
+ Quy chế hoạt động và chức năng của Ban chỉ đạo cấp huyện và cấp xã chỉ mang tính hình thức, dù nhiệm vụ đã được phân công cụ thể nhưng trách nhiệm chưa cao, chưa sát với chức năng nhiệm vụ của từng thành viên. Từ đó vai trò của từng viện nghiên cứu và các hội nghề nghiệp tham gia quá trình đào tạo làm cho kiến thức đào tạo nghèo nàn, chưa phù hợp với thực tế và chưa đưa được công nghệ mới vào trong đào tạo. Công tác tư vấn nghề nghiệp cũng chưa tốt. Người nông dân thiếu thông tin về nghề nghiệp, vềđịnh hướng phát triển kinh tế, xã hội, về cơ hội việc làm. Từđó, dẫn đến việc lựa chọn ngành nghề đào tạo theo cảm tính, sau khi tốt nghiệp không ứng dụng kiến thức, kỹ năng được học vào hoạt động nghề nghiệp của mình.
- Kết quảđào tạo nghề chưa đạt được kế hoạch đề ra.
- Còn tồn tại quan điểm, nhìnnhận chưa thực sự chuẩn xác về công tác đào tạo nghề; vẫn còn tư tưởng thụ động, ỷ lại, coi đây là công tác xã hội, là nhiệm vụ của Nhà nước. Cần có sựđổi mới tư duy về công tác dạy nghề.
- Nguồn kinh phí đầu tư còn hạn hẹp, do đó chưa đáp ứng được nguyện vọng học nghề cưa 3 nhóm đối tượng. Nguồn vốn để hỗ trợ chi phí cho LĐNT học nghề chủ yếu thực hiện được là do ngân sách Trung ương hỗ trợ, ngân sách tỉnh còn hạn chế.
- Do kinh phí kiểm tra, giám sát còn hạn chế nên hàng năm công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý còn chưa thường xuyên, chưa toàn diện.
- Còn một bộ phận lao động địa phương chưa nhiệt tình ủng hộ tha gia học nghề, chưa hiểu đầy đủ về chính sách hỗ trợ và lợi ích của việc học nghề, chưa chủđộng, tích cực tham gia học nghề.
- Khả năng tiếp thu kiến thức, nắm bắt kỹ năng nghề của một số LĐNT còn hạn chế. Nguyên nhân là do trình độ học vấn của một bộ phận LĐNT tham gia học nghề còn rất thấp, lứa tuổi tham gia học nghề một lớp không đồng đều.
- Việc tổ chức đào tạo cho nông dân chưa linh hoạt, chưa phù hợp với đặc điểm của LĐNT thường là lao động chính trong hộ, rất khó có thể tạm dừng công việc để đi học. Chưa có nhiều sự đa dạng các mô hình đào tạo nghề phù hợp với đặc điểm của LĐNT. Chưa huy động được đội ngũ chuyên gia nông nghiệp, nghệ nhân, các NT đã được trang bị những kiến thức cơ bản về lý thuyết, kỹ năng thực hành, thái độ và tác phong làm việc theo công nghiệp đối với nghề mà người lao động cần học. Sau ĐTN người lao động có việc làm bằng nhiều hình thức như tự tạo được việc làm, được giới thiệu việc làm mới hoặc tiếp tục thực hiện những công việc trước học nghề.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO
ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN DƯƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1. Quan điểm và mục tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang