Câu 15: phân tích mối quan hệ giữa phân tích rủi ro với nhận dạng rủi ro Câu 16: phân tích khái niệm kiểm soát rủi ro

Một phần của tài liệu Câu hỏi ôn tập Quản trị rủi ro (Trang 25 - 27)

ra trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Phân tích rủi ro là quá trình nghiên cứu những hiểm họa, xác định nguyên nhân gây ra rủi ro và phân tích những tổn thất.

Giữa nhận dạng rủi ro và phân tích rủi ro có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bởi:

Nhận dạng rủi ro là bước đầu tiên trong quy trình quản trị rủi ro của doanh nghiệp, vì vậy nó có vai trò quan trọng, là cơ sở, tiền đề để triển khai có hiệu quả các bước tiếp theo trong quy trình quản trị rủi ro.. việc xác định tên và loại rủi ro cùng những đặc trưng của chúng là cơ sở để phân tích, đánh giá rủi ro mà các doanh nghiệp có thể sẽ gặp phải. đồng thời, là bước tiền để để việc phân tích các tổn thất trở nên chính xác. Việc nhận dạng các mối nguy, nguồn rủi ro, từ đó phân tích, đánh giá và đo lường rủi ro để có thể đưa ra các giải pháp thích hợp trước mắt cũng như lâu dài

Câu 16: phân tích khái niệm kiểm soát rủi ro

Đối với rủi ro, nếu không né tránh được hoặc không cần né tránh thì tìm cách phòng ngừa( triệt tiêu hoặc hạn chế các điều kiện làm phát sinh rủi ro) hoặc chấp nhận rủi ro đó hoặc chuyển giao rủi roc ho người khác (nếu rủi ỏ xảy ra thì xảy ra với người khác) hoặc giảm thiểu rủi ro (hạn chế khả năng xảy ra rủi ro), tất cả các hoạt động đó được gọi chung là những hoạt động kiểm soát rủi ro.

Như vậy, kiểm soát rủi ro là hoạt động liên quan đến việc đưa ra và sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ khác nhau nhằm phong ngừa và giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của tổ chức. Nói đến kiểm soát rủi ro là nói đến việc kiểm soát xác suất xảy ra và mức độ ảnh hưởng của các rủi ro. Hoạt động này phải dựa trên kết quả trước đó là phân tích rủi ro, trên cơ sở đó, có thể đánh giá được mức độ nghiêm trọng của rủi ro để có những biện pháp kiểm soát thích hợp. việc lựa chọn biện pháp hay kỹ thuật kiểm soát rủi ro không chỉ phụ thuộc vào bản chất hay mức độ nghiêm trọng của rủi ro mà còn phụ thuộc vào chính thái độ của con người đối với rủi ro.

Trên thực tế, việc sử dụng biện pháp hay kỹ thuật nào để kiểm soát rủi ro ngoài việc phụ thuộc vào bản chất và mức độ nghiêm trọng của rủi ro cũng như thái độ của nhà quản trị mà còn phụ thuộc vào các tiêu chuẩn, nguyên tắc chung của quản trị tổ chức cũng như quy định của pháp luật và các khía cạnh trách nhiệm xã hội và đạo đức. các nhà quản trị có thể đưa ra các biện pháp kiểm soát rủi ro sau đây: né tránh rủi ro, chuyển giao rủi ro, giảm thiểu rủi ro, chấp nhận rủi ro, phân tán và chia sẻ rủi ro. Một doanh nghiệp không thể sử dụng một biện pháp để xử lý tất cả các rủi ro, và biện pháp kiểm soát rủi ro cũng phải thay đổi theo thời gian và hoàn cảnh cụ thể, tùy thuộc vào mức độ thành công của chiến lược quản trị rủi ro được các doanh nghiệp áp dụng. khi áp dụng biện pháp kiểm soát rủi ro, các nhà quản trị phải tính toán tương quan giữa lợi ích thu được với những tổn thất do rủi ro gây ra và các chi phí khác.Trên thực tế, việc áp dụng các biện pháp này hay biện pháp khác trong quản trị rủi ro , các nhà quản trị cần phải căn cứ vào nhiều yếu tố khác. Trong quản trị rủi ro theo quan điểm truyền thống, kiểm soát rủi ro thường sử dụng các biện pháp nhằm vào các rủi ro thuần túy để ngăn chặn và giảm thiểu tổn thất có thể xảy ra hơn là vào việc thu được những lợi ích. Nói cách khác, trước đây, hoạt động kiểm soát rủi ro nghiêng các biện pháp né tránh, ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro, tuy nhiên, quản trị rủi ro hiện đại quan điểm rủi ro phổ biến là kiểm soát rủi ro được tiến hành với tất cả các rủi ro, bao gồm cả rủi ro thuần túy và rủi ro suy đoán. Kiểm soát rủi ro

suy đoán thể hiện ở việc doanh nghiệp chấp nhận đối mặt với những rủi ro mới mà nếu các rủi ro không xảy ra thì doanh nghiệp sẽ thu được lợi ích lớn.

Câu 17: trình bày các biện pháp kiểm soát rủi ro. Lấy ví dụ về việc doanh nghiệp sử dụng biện pháp né tránh rủi ro.

Các biện pháp kiểm soát rủi ro bao gồm:

- Thứ nhất, né tránh rủi ro: trong kiểm soát rủi ro, né tránh là việc tìm cách làm mất đi những tác nhân làm cho rủi ro xuất hiện và gây ra những tổn thất

Ưu điểm: là giải pháp khá đơn giản, triệt để và chi phí thấp, không phải chịu những tổn thất tiềm ẩn hoặc bất định mà rủi ro có thể gây ra

Nhược điểm: rủi ro là lợi ích song song tồn tại, vì vậy nếu né tránh rủi ro cũng có thể mất đi lợi ích có được từ tài sản và hoạt động đó

Rủi ro và bất định tồn tại trong mọi hoạt động của con người và tổ chức vì vậy, né tránh rủi ro này thì không hẳn sẽ tránh được rủi ro khác

Trong nhiều tình huống không thể đặt ra giải pháp né tránh, hoặc nguyên nhân của rủi ro gắn chặt với bản chất hoạt động do vậy, không thể loại bỏ nguyên nhân mà không loại bỏ hoạt động

Để né tránh rủi ro có thể sử sụng một trong hai biện pháp:

• Chủ động né tránh rủi ro: né tránh trước khi rủi ro xảy ra • Loại bỏ những nguyên nhân gây ra rủi ro

Né tránh rủi ro là một trong những biện pháp kiểm soát rủi ro có hiệu quả. Né tránh rủi ro giúp cho doanh nghiệp tránh được những tổn thất tiềm ẩn hoặc bất định mà rủi ro có thể gây ra. Tuy nhiên, chi phí để kiểm soát rủi ro cũng rất tốn kém, vì thế lợi ích thu được từ hoạt động này rất hạn chế.

- Thứ hai, chuyển giao rủi ro: là việc doanh nghiệp chuyển giao rủi ro cho bên khác và chấp nhận một thiệt hại nhất định. Chuyển giao rủi ro có thể được thực hiện bằng hai cách:

• Chuyển tài sản và hoạt động có rủi ro đến mọt người hay một nhóm người khác

• Chuyển giao bằng hợp đồng giao ước: chỉ chuyển giao bản thân rủi ro chứ không chuyển giao tác nhân gây ra rủi ro

Ưu điểm: cho phép dự báo tốt hơn vè những trường hợp tổn thất có thể xảy ra. Từ đó có những biện pháp cảnh giác, phòng ngừa

Nhược điểm:

Người nhận rủi ro không có khả năng kiểm soát rủi ro

Có thể gây ra những hoang mang, lo lắng, lãng phí khi nguồn tin không chính xác

- Thứ ba, giảm thiểu rủi ro: nghĩa là làm giảm ảnh hưởng cũng như giảm khả năng xảy ra rủi ro. Những hoạt động giảm thiểu tổn thất là những biện pháp sau khi tổn thất đã xảy ra.

Ưu điểm: làm giảm bớt giá trị hư hại do tổn thất gây ra Nhược điểm: thực hiện khi rủi ro đã xảy ra

Rủi ro có thể được giảm thiểu thông qua việc thực hiện các biện pháp kiểm soát đúng đắn như xây dựng các chính sách, thủ tục hay quy tắc dung trong nội bộ doanh nghiệp, đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên để phù hợp với yêu cầu kinh doanh,…

- Thứ tư, chấp nhận rủi ro: thông thường các nhà quản trị chấp nhận rủi ro khi họ đánh giá cơ hội có được kết quả tích cực cao hơn nhiều so với kết quả tiêu cực khi xảy ra rủi ro.chấp nhận rủi ro được coi là một quyết định tích cực khi:

o Rủi ro được xem xét và đánh giá cẩn thận

o Một quyết định về các biện pháp quản lý chi phí hiệu quả

o Chiến lược kinh doanh đòi hỏi phải sử dụng biện pháp chấp nhận rủi ro trong điều kiện có sự giám sát thường xuyên,liên tục

- Thứ năm, phân tán và chia sẻ rủi ro: mục đích là làm giảm tổn thất do một loại rủi ro nào đó gây ra bằng cách làm giảm sự giống nhau hay đồng thời mà một biến cố rủi ro đơn lẻ tác động lên toàn bộ nguồn lực của doanh nghiệp. tuy nhiên, phân tán và chia sẻ rủi ro chỉ có thể làm giảm tổn thất chứ không làm giảm nguy cơ bị tổn thất. hiệu quả của biện pháp này phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra rủi ro và đối tượng chịu tác động của rủi ro.

Ví dụ 1 : công ty hóa chất muốn tiến hành hàng loạt các cuộc thí nghiệm tại một vùng nông

thôn, tuy nhiên, qua nghiên cứu thấy được rẳng nó có khả năng gây thiệt hại nghiêm trọng cho cộng đồng. do được yêu cầu mua bảo hiểm với chi phí quá cao nên công ty ngừng lại việc thí nghiệm này

Ví dụ 2 : công viên với những chiếc xe ngựa sắt đã cũ có thể gây ra nguy hiểm cho trẻ em

được những nhà điều hành công viên tặng cho chính quyền. chính quyền đã cải tạo thành công viên lớn hơn với đường đi dạo, vòi phun nước,… ở đây, chúng ta thấy chính quyền đã không chủ động né tránh nguồn gốc rủi ro mà chỉ né tránh nguyên nhân gây ra rủi ro.

Câu 18: trình bày các thái độ đối với rủi ro ( tìm kiếm hay chấp nhận rủi ro, không chấp nhận rủi ro và thái độ trung dung)

Một phần của tài liệu Câu hỏi ôn tập Quản trị rủi ro (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w