* Mục tiêu
Khắc phục những hạn chế của chính sách đào tạo cho người lao động
đang thực hiện tại công ty, góp phần sử dụng hiệu quả các nguồn lực dành cho đào tạo của công ty.
* Nội dung
Đào tạo là một quá trình gồm các yếu tố đầu vào, tổ chức đào tạo và các yếu tố đầu ra. Vì vậy, các chỉ tiêu đề xuất để kiểm định chất lượng phải liên quan và bao hàm cả ba yếu tố trên.
Ngoài hai phương pháp đã thực hiện, Công ty có thể áp dụng một cách khác như: tổ chức hội thảo, hội nghị chuyên môn.
- Đối với công nhân kỹ thuật: thì nên sử dụng kết hợp phương pháp đào tạo trong và ngoài công việc, có như vậy thì công nhân vừa học tập được những kiến thức lý thuyết một cách có hệ thống, vừa được thực hành. Bên cạnh đó phương pháp đào tạo với sự giúp đỡ của các phương tiện nghe nhìn giúp cho công nhân kỹ thuật có thể tiếp cận gần hơn với máy móc kỹ thuật hiện đại. Thông qua hình thức xem băng hình, công nhân có thể nắm bắt được các thao tác cơ bản mà không phải tốn nhiều chi phí, thời gian đi lại và băng hình có thể sử dụng rộng rãi, dạy cho nhiều công nhân cùng một lúc.
- Đối với cán bộ công nhân viên khối văn phòng thì tăng cường các hoạt động tham gia khảo sát trong và ngoài nước để trau dồi thêm kinh nghiệm thực hiện công việc, sử dụng phương pháp mô phỏng tình huống để
tăng khả năng phản ứng của cán bộ công nhân viên trước những tình huống bất ngờ có thể xảy ra.
Công ty cần lưu ý một vài nguyên tắc sau để vận dụng vào các phương pháp đào tạo. Cụ thể:
- Khi bắt đầu đào tạo phải cung cấp cho học viên những kiến thức chung về các vấn đề sẽ học. Điều này sẽ giúp học viên nắm được một cách tổng quát về nội dung, trình tự của chương trình đào tạo, từ đó sẽ tham gia tích cực vào chương trình đào tạo.
- Sử dụng những ví dụ tương tựđể minh họa khi cung cấp cho học viên các kiến thức mới. Để cho học viên dễ dàng tiếp thu kiến thức, hiểu vấn đề
một cách có hệ thống. Công ty nên thường xuyên khuyến khích học viên ôn tập, củng cố những kiến thức đã học.
- Minh họa càng nhiều càng tốt các kinh nghiệm thực tiễn trong thực hiện giải quyết vấn đề.
- Phân chia khối lượng học tập thành từng phần trọn vẹn và học trong những khoảng thời gian nhất định, chỉ nên cung cấp cho học viên một khối lượng thông tin vừa đủ, phù hợp với khả năng tiếp thu của học viên.
- Cố gắng tối đa các tình huống trong đào tạo giống với thực tế.
- Đánh dấu hoặc xác đinh những kiến thức, kỹ năng đặc biệt quan trọng liên quan đến nhiệm vụ, công việc của học viên.
Công ty cần tiến hành đánh giá kết quả đào tạo dựa vào phương pháp bảng hỏi để thu thập ý kiến của các học viên để nắm được nội dung đào tạo có thực sự phù hợp hay không, giảng viên giảng dạy có dễ hiểu hay không và biết được mình thu lại được những gì qua việc đào tạo. Đánh giá kết quả đào tạo là khâu rất quan trọng bởi đó chính là cơ sở để Công ty rút kinh nghiệm, tiến hành các hoạt động đào tạo tiếp theo.
Công ty cần tiếp tục phát huy những chế độ khuyến khích hiện có và cần tạo thêm hệ thống thưởng phạt đối với người lao động được đào tạo. Những người lao động sau khi đào tạo đạt kết quả cao trong học tập và áp
dụng tích cực những kiến thức đã học vào trong quá trình thực hiện công việc thì công ty cần có chếđộ thưởng và tuyên dương họ. Ngược lại, những người ý thức học tập không tốt thì cần phải có biện pháp kỷ luật...
Công ty nên thường xuyên tổ chức những cuộc điều tra, giám sát chặt chẽ bằng những hình thức như: Thông qua báo cáo của các cán bộ phụ trách bộ phận, tổ trưởng các đơn vị sản xuất để trực tiếp kiểm tra hoạt động đào tạo. Công ty có thể liên kết với các cơ sở đào tạo để thực hiện các phương pháp
đào tạo một cách có hiệu quả nhất.
Trong quá trình thực hiện và quản lý các khóa đào tạo, cần có một cán bộ phụ trách theo dõi sự có mặt của các học viên và quá trình giảng dạy của giáo viên để có thể phát hiện và kịp thời điều chỉnh các vấn đề phát sinh.
Đồng thời, sử dụng các kết quả theo dõi đó vào việc đánh giá cuối cùng. * Điều kiện thực hiện
Phải xây dựng đầy đủ bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn thực hiện công việc;
Phải tiến hành đánh giá thực hiên công việc. Trên cơ sở đó tiến hành khảo sát, xác định đúng nhu cầu đào tạo của người lao động.