1.4.1.1. Sự phát triển kinh tế xã hội
Trước tình hình nền kinh tế thế giới cũng như trong nước diễn biến phức tạp như hiện nay, hàng loạt các DN ngừng hoạt động hoặc phá sản. Trong số DN đang tiếp tục hoạt động để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh các DN buộc phải giảm biên chế lực lượng lao động hoặc một mặt duy trì được lực lượng lao động có tay nghề, một mặt phải giảm chi phí lao động. Công ty phải quyết định giảm phúc lợi, giảm giờ làm việc, cho nhân viên nghỉ
chờ việc.
Ngược lại khi kinh tế phát triển và có chiều hướng ổn định, công ty lại có nhu cầu phát triển lao động mới để mở rộng sản xuất, tăng cường đào tạo huấn luyện nhân viên. Việc mở rộng này đòi hỏi công ty phải tuyển thêm người có trình độ, đòi hỏi phải tăng lương để thu hút nhân tài, tăng phúc lợi và cải thiện điều kiện làm việc.
1.4.1.2. Sự phát triển của khoa học - công nghệ
Khoa học công nghệ phát triển làm xuất hiện nhiều ngành nghề mới,
đòi hỏi người lao động phải được trang bị các kiến thức, kỹ năng mới.
Với cơ chế, chính sách đãi ngộ, sử dụng và đào tạo như hiện nay, chúng ta ngày càng thiếu cán bộ kỹ thuật có trình độ cao và đội ngũ công nhân lành nghề. Điều này ảnh hưởng đến việc tổ chức triển khai nghiên cứu đón đầu các kỹ thuật, công nghệ mới. Các chính sách hỗ trợ cho DN trong lĩnh vực khoa học - công nghệ vẫn chưa cụ thể nên trình độ khoa học kỹ thuật còn thấp, việc tiếp thu triển khai công nghệ, kỹ thuật mới còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại.
Để đủ sức mạnh cạnh tranh trên thị trường, các công ty đã phải áp dụng khoa học công nghệ, cải tiến thiết bị, kỹ thuật…Chính điều đó đặt ra rất cao
đối với người lao động. Trong vài thập niên sắp tới, lĩnh vực khó khăn nhất
đối với các DN là việc đào tạo người lao động theo kịp với đà phát triển quá nhanh của khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất. Sự thay đổi kỹ thuật trong DN đòi hỏi phải có thêm lao động có trình độ cao có năng lực và việc tuyển mộ những người này không phải là chuyện dễ. Sự thay đổi khoa học kỹ thuật cũng đồng nghĩa là đưa máy móc thiết bị vào thay con người các dây chuyền sản xuất cần ít người hơn mà vẫn sản xuất ra số lượng sản phẩm tương tự
nhưng chất lượng hơn. Điều này có nghĩa là nhà quản trị phải đào tạo lực lượng để theo kịp sự thay đổi về khoa học kỹ thuật và sắp xếp lại lực lượng lao động dư thừa trong DN.
Tốc độ phát triển của khoa học - công nghệ vừa là yếu tố thuận lợi nhưng cũng đạt ra không ít khó khăn cho các DN trong PTNNL cho phù hợp với mục tiêu và định hướng của tổ chức.
1.4.1.3. Đối thủ cạnh tranh
Áp lực cạnh tranh cao sẽ lây lan sang các khía cạnh khác như thu hút và giữ chân người tài.
Trong nền kinh tế thị trường, các DN chịu sự tác động bởi môi trường kinh tế đầy cạnh tranh khốc liệt, để tồn tại và phát triển, các DN cần phải sử
dụng hiệu quả các nguồn lực cho sản xuất, trong đó đặc biệt phải chú trọng
đến nguồn lực con người. Nguồn nhân lực là tài sản quý giá nhất, các DN phải có chiến lược, kế hoạch lâu dài để thu hút và giữ chân người tài.
1.4.1.4. Chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực
Pháp luật Nhà nước là hệ thống các quy tắc ứng xử, là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội do Nhà nước ban hành, thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền và được thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước.
Nhà nước quản lý về lao động thông qua Bộ luật Lao động và các Nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện Bộ luật Lao động. Bao gồm các quy định liên quan đến: tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, của các bên trong quan hệ lao động; quản lý Nhà nước về lao động... Trong đó, có các quy định buộc người sử dụng lao
động phải quan tâm nhiều hơn đến quyền lợi của người lao động và môi trường làm việc của họ.
Mặt khác, khi chính sách pháp luật của Nhà nước thay đổi đòi hỏi các doanh nghiệp cũng phải có những chính sách phù hợp nhằm thu hút, ổn định và PTNNL.