BHXH là cơ quan thuộc Chính phủ. Hoạt động nghiệp vụ của Ngành vừa có yếu tố quản lý nhà nước, vừa mang tính sự nghiệp công lập, thực hiện chế độ chính sách BHXH, BHYT cho người dân.
Viên chức ngành BHXH là những người được tuyển dụng theo hợp đồng làm việc, được bổ nhiệm vào một chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý (trừ các chức vụ quy định là công chức). Viên chức là người thực hiện các công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ.
Tính chất công việc của nhân lực ngành BHXH thường tiếp xúc với người dân, thường xuyên tiếp nhận, trả hồ sơ hình ảnh về cơ quan BHXH ra sao trong mắt người dân phụ thuộc không ít vào thái độ, phong cách làm việc của những cán bộ này. Tuy nhiên, làm việc với người dân thì vô số hoàn cảnh, trường hợp khác nhau; từ tri thức đến nông dân, công nhân, từ người già đến người trẻ, có người nóng tính, có người hiền lành… Thực tế luôn phát sinh nhiều tình huống phức tạp, đòi hỏi người cán bộ, viên chức phải là những người vừa am hiểu sâu chuyên môn nghiệp vụ, vừa phải bền bỉ, kiên nhẫn giải quyết các tình huống khác nhau, quan trọng nhất là phải giải thích cặn kẽ, giúp người dân thực hiện đúng các thủ tục hành chính, tránh gây phiền hà.
Với những đặc điểm về tính chất đó, muốn thực hiện tốt nhiệm vụ của tổ chức BHXH giao phó, xây dựng hình ảnh thì đỏi hỏi nhân lực ngành BHXH phải đảm bảo về năng lực chuyên môn để phục vụ người dân trong giải quyết mọi vấn đề liên quan đến chế độ, chính sách cho người dân vừa phải có đủ sức khỏe và phải có đạo đức nghề nghiệp.
Muốn vậy tổ chức BHXH phải kiện toàn đội ngũ viên chức cả về số lượng và chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu công việc trong thời kỳ hội nhập.