B. NỘI DUNG
2.2.1. Thực trạng công tác xây dựng Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi địa bàn dân cư tỉnh
nhi địa bàn dân cư tỉnh Long An trong những năm qua
Trong những năm qua, thực hiện phương châm tập trung về cơ sở, trên cơ sở cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyết của Đảng, các nghị quyết chuyên
vụ Tỉnh Đoàn Long An đã ban hành nhiều kế hoạch và chỉ đạo thực hiện đổi mới nội dung, phương thức sinh hoạt, hoạt động của Đoàn cơ sở nhất là Đoàn trên địa bàn dân cư; các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đã có nhiều biện pháp thiết thực nhằm đa dạng hóa các hình thức tập hợp thanh niên, củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn. Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3
(Khóa VIII) của Trung ương Đoàn về công tác cán bộ Đoàn trong thời kỳ đổi mới đã được các cấp bộ Đoàn trong tỉnh tích cực quán triệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả. Vì vậy, chất lượng hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn nói chung được nâng lên một bước, khả năng thu hút, tập hợp thanh niên của tổ chức cơ sở Đoàn tốt hơn. Đoàn viên ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng; số đoàn viên ưu tú giới thiệu cho Đảng và tỷ lệ đoàn viên ưu tú được Đảng kết nạp tăng dần qua hàng năm, năm sau cao hơn năm trước.
Tuy nhiên, hạn chế cơ bản về chất lượng hoạt động của chi đoàn ở địa bàn dân cư là tính bền vững. Các hoạt động phong trào của chi đoàn về cơ bản chỉ được diễn ra theo kì, cuộc, có hoạt động ra quân nhưng tổ chức thực hiện thì hiệu quả chưa rõ, nhiều hoạt động làm chưa “đến nơi đến chốn”, tạo dư luận trong đoàn viên thanh niên và nhân dân.
Vai trò của chi đoàn ấp, khu phố:
Chất lượng cơ sở Đoàn không thể không nói đến vai trò rất quan trọng của chi đoàn ấp, khu phố – tế bào của tổ chức Đoàn. Tuy nhiên, chất lượng của các buổi sinh hoạt chi đoàn hiện nay là vấn đề rất đáng quan tâm như:
Số lượng đoàn viên tham gia các buổi sinh hoạt chi đoàn rất thấp; hình thức, nội dung chất lượng sinh hoạt chi đoàn còn nhiều hạn chế, nội dung sinh hoạt còn khô cứng chưa thu hút được thanh niên tham gia. Qua khảo sát, tiến hành thu thập thông tin qua phiếu khảo sát có tới hơn 80% đoàn viên đánh giá nội dung sinh hoạt chi đoàn chưa phong phú, không thu hút được đoàn viên
thanh niên tham gia, 72% đánh giá kỹ năng của Bí thư chi đoàn hiện nay còn hạn chế.
Nhiều hoạt động còn mang tính hình thức, chưa đi vào chiều sâu khó thu hút được đoàn viên tham gia, chế độ sinh hoạt chi đoàn có xu hướng giảm dần, nhiều chi đoàn thay vì định kỳ sinh hoạt chi đoàn là 1 tháng 1 lần, nhưng có đến 2/3 số đơn vị chi đoàn được khảo sát thì số lần sinh hoạt thường là 2 đến 3 tháng 1 lần. Đoàn viên chưa nhận thấy được lợi ích cũng như quyền lợi tham gia các tổ chức Đoàn.
Về nội dung sinh hoạt chi đoàn địa bàn dân cư: Trong thời gian qua, các cơ sở đoàn đã có sự tích cực trong việc đổi mới nội dung sinh hoạt chi đoàn. Các thông tin về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội, thời sự đã được lồng ghép trong nội dung sinh hoạt chi đoàn ở nhiều nơi. Một số đơn vị đã quan tâm xây dựng, cung cấp cuốn Thông tin thanh niên tới các chi đoàn làm tài liệu sinh hoạt. Tuy nhiên, mặc dù đã có sự đổi mới nhưng nội dung sinh hoạt chi đoàn vẫn còn nghèo nàn, chưa đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của từng đối tượng đoàn viên thanh niên. Việc sinh hoạt chi đoàn theo chuyên đề, chủ đề, chủ điểm còn hạn chế; việc định hướng một số nội dung sinh hoạt chi đoàn gắn với nhu cầu, nguyện vọng của đông đảo đoàn viên thanh niên, như: Các vấn đề về thông tin nghề nghiệp, việc làm, vốn vay, chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật, học cách làm giàu từ phát triển kinh tế địa phương, các mô hình làm kinh tế giỏi, thông tin về giới trẻ… trong thanh niên nông thôn; các nội dung sinh hoạt, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí, kỹ năng sống, kỹ năng hoạt động xã hội và làm việc tập thể, tư vấn kiến thức về sức khỏe và phòng tránh tệ nạn xã hội, các hoạt động tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng,… trong thanh niên đô thị còn chưa được quan tâm thực hiện đúng mức; có xu hướng hội hóa trong sinh hoạt chi đoàn.
Về hình thức sinh hoạt chi đoàn: một số cơ sở đoàn đã nghiên cứu đa dạng hóa các hình thức sinh hoạt chi đoàn, nhằm thay đổi không khí của các buổi sinh hoạt chi đoàn, như: Sinh hoạt chi đoàn tại nhà đoàn viên; sinh hoạt đoàn tại các khu di tích lịch sử, văn hóa; sinh hoạt liên chi đoàn, cụm dân cư theo ngày cố định trong tháng; sinh hoạt đoàn thông qua cách hoạt động tham quan, dã ngoại; xây dựng được một số mô hình chi đoàn hoạt động hiệu quả, như: “Chi đoàn liên kết 3 chi”, “Chi đoàn 4 chủ động”, “Chi đoàn chủ động công tác”. Tuy nhiên, việc đa dạng hóa hình thức sinh hoạt chi đoàn diễn ra không đồng đều, nhiều nơi chưa có sự sáng tạo, chủ yếu duy trì sinh hoạt đoàn tại hội trường, nhà văn hóa ấp, khu phố, chưa có sự kết hợp hài hòa giữa việc sinh hoạt đoàn với các hoạt động tập thể khác (yếu tố “chính trị” và yếu tố “xã hội”) để tạo không khí hào hứng, hấp dẫn đoàn viên thanh niên trong các buổi sinh hoạt chi đoàn.
Về phương pháp tổ chức: vẫn thường được áp dụng trong sinh hoạt chi đoàn địa bàn dân cư hiện nay là tình trạng Bí thư chi đoàn triển khai phổ biến nội dung công việc, đoàn viên nghe và thực hiện hoặc sinh hoạt đoàn theo phương thức “hội họp, nghị trường”. Qua khảo sát, đánh giá thực tế, hiệu quả của phương pháp này trong một số trường hợp không cao, do không phát huy được tinh thần chủ động, sáng tạo, sự tương tác của đoàn viên đối với hoạt động của chi đoàn và cán bộ chi đoàn, gây tâm lí nhàm chán, không hứng thú tham gia của đoàn viên. Thực tế cho thấy, ở nơi nào sinh hoạt đoàn thể phát huy được tính tập thể, tinh thần dân chủ thì hiệu quả sinh hoạt sẽ tốt hơn, không khí sinh hoạt trở nên sôi nổi và hiệu quả hơn.
Công tác quản lý đoàn viên hiện nay tuy không có chi đoàn trắng nhưng số lượng đoàn viên tham gia sinh hoạt có nhiều biến động, số lượng Đoàn viên tại chi Đoàn còn dao động, thay đổi liên tục theo mùa vụ.
Các hoạt động của các cơ sở Đoàn có sự đổi mới về nội dung hình thức sinh hoạt như: sinh hoạt liên chi đoàn, các tổ kinh tế, các câu lạc bộ, tổ vốn xoay vòng … nhưng rất ít các cơ sở Đoàn làm được nội dung này.
Tỉ lệ thanh niên kết nạp Đoàn và tham gia vào tổ chức Đoàn ở một số chi đoàn trên địa bàn dân cư còn thấp như: chi đoàn ấp Tân Bình huyện Tân Trụ tổng số thanh niên là 552 nhưng chỉ có 32 đoàn viên chiến 5.7%, chi đoàn ấp 1 xã Tân Tây huyện Thạnh Hoá số lượng thanh niên là 366 nhưng đoàn viên chỉ có 14 chiến 3.8 %, chi đoàn ấp 2 xã Vĩnh Châu B huyện Tân Hưng toàn ấp có 270 thanh niên, đoàn viên là 14, chiếm 5.1 % ...
Các văn bản, sổ sách quản lý đoàn viên còn nhiều bất cập như: sai thể thức văn bản; một số đơn vị chưa nắm thời gian triển khai đại hội chi đoàn, việc thu, chi, trích nộp Đoàn phí lên Đoàn cấp trên…
Việc triển khai chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi hằng năm có triển khai, tuy nhiên nhiều Bí thư chi đoàn vẫn chưa nắm được chủ đề của năm, chủ đề hoạt động hàng tháng.
Vấn đề hỗ trợ vốn cho thanh niên làm ăn kinh tế tại các địa phương còn gặp nhiều khó khăn, thanh niên có nhu cầu được vay vốn phát triển kinh tế, nhưng thực tế khó tiếp cận được nguồn vốn, việc triển khai vốn ủy thác cho thanh niên chưa có định hướng rõ ràng, tính ổn định, và được đánh giá là khó thu hồi.
Từ thực tiễn công tác, kết quả phân tích về đặc điểm tình hình và mô hình tổ chức của cơ sở Đoàn địa bàn dân cư có thể thấy hoạt động phong trào của chi đoàn ở khu vực này hiện nay về cơ bản là những hoạt động tham gia, hưởng ứng các phong trào, hoạt động của đoàn cấp trên, hoạt động theo sự chỉ đạo, định hướng của chi bộ và đoàn xã, phường, thị trấn, chi đoàn ít có hoạt động “tự thân” do năng lực của cán bộ chi đoàn, số lượng đoàn viên ít, quy mô hoạt động nhỏ, khó khăn về kinh phí tổ chức hoạt động.