B. NỘI DUNG
3.3.8. Đổi mới phương thức lãnh đạo của tỉnh Đoàn; huyện, thị, thành Đoàn và Đoàn trực
thành Đoàn và Đoàn trực thuộc đối với Đoàn cơ sở và Chi đoàn
3.3.8.1. Mục tiêu của giải pháp
Phương châm chỉ đạo phải hướng về cơ sở. Phải xác định cấp cơ sở Đoàn là nơi chứa tế bào của tổ chức Đoàn, quyết định sự sống còn của tổ chức Đoàn.
Công tác lãnh, chỉ đạo phải thực tiễn, khả thi, tránh hình thức; chỉ đạo phải gắn liền với kiểm tra, giám sát, có báo cáo kết quả thực hiện và rút kinh nghiệm sau hoạt động.
Phát huy công tác phối hợp lãnh đạo giữa Đoàn với cấp ủy cùng cấp; duy trì chế độ làm việc định kỳ giữa Đoàn với cấp ủy cùng cấp.
3.3.8.2. Nội dung giải pháp
Nâng cao năng lực tổ chức thực hiện của Đoàn cấp xã Đổi mới công tác chỉ đạo của Đoàn cấp huyện
Đổi mới công tác chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn
3.3.8.3. Cách thức thực hiện giải pháp
Xây dựng chế độ làm việc định kỳ với chi bộ khu phố, ấp; kịp thời phối hợp với chi ủy khu phố, ấp về tăng cường các hoạt động hỗ trợ để kiện toàn, củng cố và nâng chất hoạt động các chi đoàn yếu, kém. Định kỳ tiến hành phân loại đoàn viên, phân loại chi đoàn, kịp thời khen thưởng những sáng kiến hay, giải pháp tốt trong hoạt động của chi đoàn khu phố, chi đoàn ấp.
Tham mưu cơ chế cử Ban Chấp hành chi đoàn khu phố, chi đoàn ấp tham gia Ban điều hành khu phố, ấp. Cơ cấu trong tổ dân phố, tổ nhân dân có đoàn viên tham gia sinh hoạt, làm thư ký, ban điều hành.
Phân công đoàn viên là cảnh sát khu vực, cán bộ nhân viên trẻ của phường, xã về sinh hoạt tại chi đoàn khu phố, ấp. Đồng thời tăng cường các hoạt động giao lưu giữa chi đoàn khu phố, chi đoàn ấp, các chi đoàn trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở với các chi đoàn chuyên nhiệm (dân quân tự vệ như chi đoàn dân quân tự vệ, chi đoàn công tác xã hội, chi đoàn công tác thiếu nhi, ...)
Tham mưu Ban Thường vụ huyện, thị, thành ủy ban hành Nghị quyết chuyên đề về tăng cường công tác chỉ đạo của các cấp ủy Đảng đầu tư hoạt động Đoàn địa bàn dân cư.
Giao ban định kỳ hàng tháng với Bí thư chi đoàn khu phố, chi đoàn ấp kết hợp tập huấn các chuyên đề, sinh hoạt Câu lạc bộ cán bộ Đoàn. Chỉ đạo Đoàn phường, xã tổ chức phong trào thi đua giữa các chi đoàn khu phố, chi đoàn ấp với những chỉ tiêu cụ thể, thường xuyên theo dõi, định kỳ hàng quý đánh giá công tác thi đua của chi đoàn khu phố, chi đoàn ấp . Đảm bảo theo hướng Ban thường vụ huyện, thị, thành Đoàn nắm chắc các Bí thư chi đoàn khu phố, chi đoàn ấp. Cán bộ Đoàn phường xã quản lý và hiểu từng chi đoàn. Cán bộ chi đoàn khu phố, ấp nắm chắc tình hình thanh niên trên địa bàn.
Hàng năm có kế hoạch sơ kết việc củng cố, kiện toàn hoạt động Đoàn trên địa bàn dân cư theo Nghị quyết 05-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An. Từ đó có kế hoạch phối hợp với các cấp ủy Đảng tiếp tục đầu tư công tác chỉ đạo đối với chi đoàn khu phố, chi đoàn ấp.
Tăng cường theo dõi hoạt động của chi đoàn khu phố, chi đoàn ấp để vừa có thông tin thực tiễn, vừa kịp thời điều chỉnh và hướng dẫn chi đoàn khu phố, chi đoàn ấp tổ chức các hoạt động theo định hướng, chủ trương của cấp tỉnh.
Đại diện lãnh đạo Đoàn phải thường xuyên dự sinh hoạt chi đoàn khu phố, chi đoàn ấp, tăng cường hướng dẫn nội dung hoạt động, từng bước giao cho chi đoàn chủ động tổ chức các hoạt động có tính chất cụm giữa các chi đoàn khu phố, ấp thuộc Đoàn phường, xã.
Lãnh đạo Đoàn và cấp ủy cùng cấp thường xuyên phối hợp để chăm lo bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, về chế độ, chính sách cho đội ngũ Ban chấp hành chi đoàn khu phố, chi đoàn ấp. Thực hiện tốt công tác chuẩn bị nguồn cán bộ Đoàn khu phố, ấp cũng như của phường.
Có kế hoạch cụ thể củng cố các khu phố, ấp chưa có chi đoàn và củng cố các chi đoàn yếu. Phân công Thường vụ phụ trách hàng tháng làm việc với Đoàn phường, xã về công tác chi đoàn khu phố, chi đoàn ấp. Hàng năm tiến hành cập nhật tình hình thanh niên và thực lực hoạt động của chi đoàn khu phố, ấp. Lấy kết quả hoạt động chi đoàn khu phố, ấp làm cơ sở quan trọng để đánh giá, xếp loại hoạt động Đoàn phường, xã.
Tham mưu các điều kiện về chính sách của cấp huyện đến cấp xã đối với cán bộ Đoàn, đoàn viên tham gia thư ký, Ban điều hành khu phố, ấp, tổ dân phố, tổ nhân dân.
Khuyến khích cán bộ Đoàn, đoàn viên khu vực lực lượng vũ trang, công nhân lao động trực thuộc huyện, thị, thành Đoàn, sinh viên về tham gia hỗ trợ địa phương trong các phong trào của Đoàn, Hội, Đội.
Đầu tư cơ sở vật chất và trang bị kiến thức nghiệp vụ công tác Đoàn cho cán bộ Đoàn phường, xã, chi đoàn khu phố, chi đoàn ấp hàng năm là một nhiệm vụ quan trọng để thực hiện mục tiêu kiện toàn và củng cố tổ chức. Khẩn trương xây dựng chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ Bí thư chi đoàn khu phố, chi đoàn ấp. Coi trọng tổ chức tọa đàm, hội thảo, đúc kết kinh nghiệm củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của chi đoàn khu phố, chi đoàn ấp.
Ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ của Đoàn phường, xã, hướng dẫn và thành lập hoạt động của liên chi, chi đoàn bộ phận tại khu phố, ấp, tạo sự thống nhất trong nhận thức từ cấp tỉnh đến cơ sở trong chỉ đạo hoạt động chi đoàn khu phố, chi đoàn ấp.
Đoàn thanh niên các cấp tổ chức liên tịch với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể để phối hợp thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, xác định rõ nhiệm vụ của tổ chức Đoàn làm cơ sở cho các cấp tổ chức thực hiện.
Kết luận Chương 3
Từ kết quả nghiên cứu của chương 3, tác giả rút ra những kết luận sau đây:
1. Từ thực tiễn công tác, kết quả phân tích về đặc điểm tình hình và mô hình tổ chức của chi đoàn địa bàn dân cư có thể thấy hoạt động phong trào của Đoàn ở khu vực này hiện nay về cơ bản là những hoạt động tham gia, hưởng ứng các phong trào, hoạt động của đoàn cấp trên, hoạt động theo sự chỉ đạo, định hướng của chi bộ và đoàn xã, phường, thị trấn, chi đoàn ít có hoạt động “tự thân” do năng lực của cán bộ chi đoàn, số lượng đoàn viên ít, quy mô hoạt động nhỏ, khó khăn về kinh phí tổ chức hoạt động.
2. Thực trạng về công tác đoàn viên, công tác Đoàn địa bàn dân cư nêu trên cho thấy một bức tranh về những mặt tồn tại, hạn chế của đoàn viên và chất lượng chi đoàn địa bàn dân cư trong thời gian qua. Từ những kết quả phân tích có thể thấy rằng, vấn đề chất lượng đoàn viên và công tác chi đoàn địa bàn dân cư hiện nay còn rất nhiều điểm cần lưu ý. Vì xét một cách toàn diện, đoàn viên và chi đoàn địa bàn dân cư là bộ phận quan trọng của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Do đó, việc không ngừng củng cố và nâng cao chất lượng đoàn viên và hoạt động của chi đoàn ở khu vực này là một yêu cầu cấp thiết và có ý nghĩa quyết định trong việc nâng cao chất lượng tổ chức Đoàn.
3. Việc đề ra các giải pháp trong việc nâng cao chất lượng đoàn viên và hoạt động của chi đoàn cần có sự thống nhất, đồng bộ và tính khả thi cao. Trong đó, cần nhìn thẳng vào thực tiễn, đảm bảo hài hòa giữa các giải pháp trước mắt và giải pháp lâu dài, có tính bền vững, tạo nền tảng cơ sở để thuận lợi trong việc kế thừa và phát triển trong các giai đoạn sau; đảm bảo tính toàn diện cả về mặt lí luận và thực tiễn, đảm bảo các lĩnh vực trong công tác đoàn
viên và công tác của chi đoàn, chú trọng những giải pháp mang tính đột phá, giải pháp mang tính mới nhằm góp phần giải quyết triệt để hạn chế cơ bản về công tác đoàn viên và công tác chi đoàn trên địa bàn dân cư.