B. NỘI DUNG
3.3.6. Củng cố tổ chức, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của cơ sở Đoàn
của cơ sở Đoàn
3.3.6.1. Mục tiêu của giải pháp
Đánh giá, phân loại chính xác chất lượng chi đoàn, Đoàn cơ sở để xây dựng kế hoạch củng cố cơ sở yếu kém.
Tập trung rà soát, sắp xếp mô hình tổ chức đoàn phù hợp theo quy định của Điều lệ và Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn.
Ngày càng thu hút đoàn viên thanh niên vào tổ chức, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị - xã hội theo chức năng của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
3.3.6.2. Nội dung giải pháp
Rà soát tình hình tổ chức và hoạt động của các đội hình thanh niên do Đoàn, Hội các cấp thành lập để có hướng củng cố, nâng chất hoạt động; tăng cường vai trò của Đoàn – Hội trong định hướng hoạt động cho các CLB, đội, nhóm.
Tập trung xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ nòng cốt cho các CLB, đội, nhóm, đảm bảo tính kế thừa để duy trì ổn định lâu dài hoạt động.
Quan tâm đầu tư và tạo điều kiện về cơ chế và kinh phí để các câu lạc bộ, đội, nhóm do Đoàn – Hội các cấp thành lập, quản lý chủ động hoạt động.
Đa dạng hóa các loại hình tập hợp thanh niên theo sở thích, chuyên môn, nghề nghiệp…, đặc biệt là tại cấp cơ sở; hướng dẫn thành lập các câu lạc bộ, đội, nhóm phù hợp với đối tượng thanh niên ở một số ngành nghề thu hút sự quan tâm của thanh niên.
Đối với chi đoàn có nhiều khu (tổ) dân cư hoạt động trong địa bàn rộng, số lượng đoàn viên đông, khó sinh hoạt tập trung có thể xem xét thành lập phân đoàn.
Đối với chi đoàn ít đoàn viên (dưới 05 đoàn viên) nhưng không còn nguồn để phát triển đoàn viên mới có thể đề xuất với cấp ủy để thành lập chi đoàn theo hướng linh hoạt (có thể nhiều chi đoàn ít đoàn viên hợp lại, không phụ thuộc vào địa giới hành chính), trên cơ sở nguyện vọng của đông đảo đoàn viên. Trong trường hợp chi đoàn có nhiều chi bộ liên quan cùng phụ trách (chi đoàn liên tổ dân phố, liên khu dân cư…) thì Ban Chấp hành đoàn cơ sở báo cáo và đề xuất với cấp ủy đảng quan tâm chỉ đạo theo hướng lựa chọn 01 chi bộ phù hợp nhất (có số lượng đoàn viên đông hoặc có Bí thư của chi đoàn tại chi bộ đó) trực tiếp phụ trách, lãnh đạo toàn diện công tác của chi đoàn trên cơ sở phối hợp với các chi bộ có liên quan (đối với những vấn đề có liên quan tới đoàn viên của chi bộ đó), để đảm bảo công tác lãnh đạo của cấp ủy chi bộ đối với chi đoàn địa bàn dân cư được thống nhất và thuận lợi.
Đoàn cơ sở và chi đoàn cần chủ động xây dựng kế hoạch công tác; thực hiện các giải pháp để nâng cao tính kỷ luật, tác phong lề lối công tác của đội ngũ cán bộ đoàn. Hàng tháng, đoàn cơ sở định hướng nội dung, sinh hoạt cho chi đoàn; phân công cán bộ dự sinh hoạt chi đoàn; bí thư, phó bí thư chi đoàn cần gần gũi với đoàn viên thanh niên, tăng cường tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, nắm rõ tình hình đoàn viên thanh niên trong chi đoàn và tại địa bàn.
Thực hiện tốt quy định về chế độ hội họp, sinh hoạt của Đoàn, cụ thể: Ban Chấp hành đoàn cơ sở, Ban Chấp hành chi đoàn hop 1 lần/tháng để triển khai các công việc, chi đoàn tổ chức sinh hoạt 1 lần/tháng. Trước khi tổ chức sinh hoạt hàng tháng, Ban Chấp hành chi đoàn cần chuẩn bị tốt nội dung và
các yếu tố phục vụ buổi sinh hoạt, đồng thời triệu tập đoàn viên tham gia sinh hoạt đầy đủ.
Đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt chi đoàn:
Tổ chức cơ sở Đoàn là nơi tập hợp sinh hoạt của các bạn trẻ vì vậy để thu hút được họ tham gia thì các hình thức sinh hoạt phải phong phú, đa dạng, sinh động phù hợp với lứa tuổi và điều kiện của từng đơn vị, từng lĩnh vực hoạt động.
Đoàn viên nông thôn, vùng sâu, biên giới: nội dung sinh hoạt gần gũi với nhu cầu, nguyện vọng của đoàn viên (về việc làm, vốn vay, chuyển giao khoa học kỹ thuật, các mô hình làm kinh tế, các vấn đề sức khỏe, môi trường, tổ chức tham quan các mô hình hay, cách làm sáng tạo trong phát triển kinh tế).
Đoàn viên đô thị: nội dung sinh hoạt gắn với nâng cao đời sống tinh thần và phát triển kỹ năng sống cho đoàn viên thanh niên (các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí, tư vấn sức khỏe, phòng trách các tệ nạn xã hội, hoạt động tình nguyện…).
Tiến hành sinh hoạt giao lưu giữa các chi đoàn gắn với kiểm tra chéo đánh giá thi đua.
Tăng cường tính định hướng, hướng dẫn cho chi đoàn thông qua hệ thống tài liệu: hướng dẫn sinh hoạt hàng tháng; biên soạn tài liệu sách mỏng, tờ rơi, tờ gắp hướng dẫn các kỹ năng mềm.
Đoàn viên thanh niên tại xã, phường Đoàn đa số sống ở địa bàn khu dân cư, vì vậy các cấp bộ Đoàn cần thường xuyên tổ chức nhiều buổi giao lưu, kết nghĩa giữa các tổ chức cơ sở Đoàn trên địa bàn mình với những khu vực khác như đoàn trường học, khối lực lượng vũ trang, doanh nghiệp… Thông qua những buổi giao lưu đó sẽ tạo ra không khí mới mẻ trong các hoạt
động, đồng thời tạo cơ hội để các Đoàn viên thanh niên học hỏi lẫn nhau trong các hoạt động chuyên môn.
* Nghiên cứu triển khai một số mô hình:
Mô hình chi đoàn “bốn chủ động”: Chủ động nắm bắt tình hình đoàn
viên thanh niên trên địa bàn dân cư; chủ động xây dựng kế hoạch công tác; chủ động thực hiện nhiệm vụ; chủ động tham mưu cho cấp ủy Đảng, phối hợp với các tổ chức liên quan trong triển khai thực hiện công tác thanh niên.
Mô hình “chi đoàn kiểu mẫu”: Sinh hoạt đúng Điều lệ; tổ chức và
tham gia tốt các nhiệm vụ chính trị của địa phương, đoàn cấp trên; Chi đoàn phải có đầy đủ tài liệu sinh hoạt, Sổ chi đoàn; thực hiện tốt công tác giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng; thực hiện tốt công tác quản lý đoàn viên.
Mô hình “sinh hoạt 3 chi” gồm: cấp ủy chi bộ; chi đoàn thanh niên; chi
bộ cựu chiến binh (hoặc chi hội phụ nữ; chi hội nông dân).
Phát huy mô hình “cụm Đoàn – đoàn kết, kết nghĩa địa bàn”; phát huy
vai trò Cụm trưởng của Đoàn xã, phường, thị trấn nhằm đổi mới nội dung, chất lượng sinh hoạt đoàn, tạo khí thế thi đua, giao lưu học hỏi giữa các chi đoàn.
3.3.6.4. Các điều kiện thực hiện giải pháp
Quán triệt Nghị quyết đến từng Chi đoàn, Chi hội và toàn thể đoàn viên, hội viên.
Xây dựng văn bản triển khai thực hiện, đề ra các mô hình, giải pháp cụ thể để mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên tại địa phương, đơn vị.
Tăng cường công tác tham mưu, thỉnh thị và xin ý kiến chỉ đạo của cấp ủy Đảng đơn vị trong công tác tập hợp thanh niên, cơ chế, chính sách cho hoạt động của tổ chức Đoàn địa bàn dân cư.
Huy động mọi nguồn lực sẵn có tại địa phương, đơn vị, phát huy các mối liên hệ, phối hợp nhằm hỗ trợ cho hoạt động phong trào và công tác tập hợp thanh niên tại đơn vị.
3.3.7. Tăng cường tổ chức các hoạt động và xây dựng tổ chức Đoàn – Hội trong các doanh nghiệp đóng trên địa bàn dân cư
3.3.7.1. Mục tiêu của giải pháp
Tập hợp được lực lượng ĐVTV từ địa phương khác đến làm việc tại địa phương; tránh “lỗ hỏng” trong công tác quản lý ĐVTN địa bàn dân cư.
Tổ chức hiệu quả các hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần; nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng thực hành xã
hội cho thanh niên công nhân; đẩy mạnh các hoạt động phát huy tinh thần
xung kích, phát huy chuyên môn của thanh niên công nhân, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của đơn vị.
Tiếp tục các giải pháp nâng cao tỉ lệ tập hợp thanh niên công nhân tại các doanh nghiệp. Thành lập mới các cơ sở Đoàn – Hội tại các đơn vị trong doanh nghiệp.
Tăng cường công tác bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng công tác Đoàn – Hội cho lực lượng cán bộ Đoàn – Hội tại các doanh nghiệp.
Chú trọng xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong các đơn vị doanh nghiệp.
3.3.7.2. Nội dung giải pháp
Tiếp tục quán triệt sâu sắc các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Đoàn về công tác xây dựng Đảng, xây dựng các đoàn thể chính trị - xã hội; nâng cao nhận thức của các cơ sở Đoàn, cán bộ Đoàn, đoàn viên về sự cần thiết khách quan, tầm quan trọng của nhiệm vụ xây dựng và phát triển tổ chức Đảng, tổ chức Đoàn trong các đơn vị ngoài nhà nước.
Tăng cường các giải pháp tuyên truyền, thông tin tình hình thời sự trong và ngoài nước, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Công đoàn, Đoàn Thanh niên đến với đoàn viên, thanh niên công nhân.
Giáo dục, nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, về vị trí và vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam.
3.3.7.3. Cách thức thực hiện giải pháp
Tổ chức ký kết liên tịch với cấp ủy các đơn vị về phối hợp, tăng cường tổ chức hoạt động phong trào và xây dựng tổ chức Đoàn – Hội tại các đơn vị hoạt động chưa hiệu quả, trong đó chú trọng ký kết liên tịch với Đảng ủy Các khu chế xuất và công nghiệp tại địa bàn dân cư.
Định kỳ sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, đúc kết thực tiễn công tác Đoàn – Hội và phong trào thanh niên tại các đơn vị.
Xây dựng và ban hành hướng dẫn công tác đoàn viên, rèn luyện đoàn viên; hướng dẫn sinh hoạt chi đoàn tại các đơn vị ngoài nhà nước, các đơn vị làm việc theo điều kiện ca – kíp. Trong đó, xác định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ của chi đoàn, đoàn cơ sở và mối quan hệ giữa chi đoàn, đoàn cơ sở và công đoàn, ban lãnh đạo tại các đơn vị.
Kịp thời phát hiện và giới thiệu, tuyên truyền những mô hình, giải pháp tốt trong tổ chức hoạt động của các cơ sở Đoàn – Hội tại các đơn vị. Định kỳ tổ chức liên hoan tuyên dương những cơ sở Đoàn - Hội tại các đơn vị có mô hình, giải pháp hay trong hoạt động; đúc kết, giới thiệu và nhân rộng những mô hình hoạt động có hiệu quả trong toàn hệ thống.
Tổ chức giao ban chuyên đề các cơ sở Đoàn có yếu tố ngoài nhà nước để nắm bắt tình hình tổ chức hoạt động và tiến độ thành lập cơ sở Đoàn tại các đơn vị; kịp thời tháo gỡ khó khăn và đề xuất giải pháp hỗ trợ cơ sở trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Tham mưu hỗ trợ cho cán bộ Đoàn ở doanh nghiệp có trên 500 lao động và kinh phí hoạt động cho công tác.
Tăng cường bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đoàn viên ưu tú và giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp, đặc biệt là đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất, quản lý trẻ giỏi.
* Thực hiện có hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền.
Tổ chức biên soạn và phát hành các tài liệu giới thiệu về tổ chức Đoàn – Hội và các hoạt động của tổ chức Đoàn – Hội bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài (tiếng Anh, tiếng Hoa, tiếng Hàn...). Định kỳ phát hành miễn phí các bản tin, tờ tin, tờ bướm giới thiệu những nội dung cập nhật về tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội có liên quan đến thanh niên công nhân và các cơ sở Đoàn – Hội tại các đơn vị ngoài nhà nước.
Phối hợp với tổ chức Công đoàn các cấp tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết 20 Hội nghị lần 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
* Đẩy mạnh công tác giáo dục; cụ thể hóa các nội dung học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong thanh niên công nhân.
Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong thanh niên công nhân; hỗ trợ các khu lưu trú, nhà trọ văn hóa trang bị tủ sách về Bác Hồ.
Tổ chức giáo dục truyền thống lịch sử, ý thức dân tộc, chủ quyền đất nước, truyền thống ngành nghề, đơn vị cho thanh niên công nhân thông qua các hội diễn văn nghệ, hội thi tìm hiểu, các hoạt động về nguồn, tham quan di tích lịch sử, đến với địa chỉ đỏ.
Tổ chức hoạt động giáo dục pháp luật trong thanh niên công nhân; nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật; xây dựng tinh thần tôn trọng và chấp hành pháp luật trong thanh niên công nhân.
Thường xuyên tôn vinh và biểu dương các điển hình thanh niên công nhân tiêu biểu. Định kỳ tổ chức tuyên dương và trao giải thưởng Nguyễn Văn Trỗi, liên hoan “Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác”, liên hoan “Tuổi trẻ sáng tạo”… Chú trọng phát huy các điển hình sau tuyên dương để làm công tác giáo dục.
* Đẩy mạnh hoạt động đồng hành, chăm lo đời sống và việc làm cho thanh niên công nhân.
Phối hợp tổ chức các hoạt động chăm lo đời sống vật chất, sức khỏe và tinh thần, kỹ năng thực hành xã hội cho thanh niên công nhân.
Duy trì mô hình khu lưu trú, khu nhà trọ văn hóa thanh niên công nhân. Đẩy mạnh các hoạt động chăm lo, cải thiện và nâng cao điều kiện sống cho thanh niên công nhân tại các khu lưu trú, khu nhà trọ văn hóa: tổ chức duy tu, sửa chữa khu lưu trú, nhà trọ; sửa chữa kiểm tra an toàn điện; đăng ký định mức nước; tập huấn công tác phòng cháy chữa cháy; xây dựng tủ sách thanh niên, trao tặng các thiết bị nghe nhìn, sách báo, tạp chí, máy vi tính…
Định kỳ tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, các sân chơi kỹ năng cho thanh niên công nhân tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu lưu trú, khu nhà trọ trên địa bàn dân cư.
Vận động các chủ nhà trọ cam kết không tăng giá nhà trọ, điện, nước và chương trình bình ổn thị trường cho thanh niên công nhân.
Tổ chức thường xuyên các hoạt động tư vấn sức khỏe sinh sản; truyền thông về dinh dưỡng, cách phòng chống các loại dịch bệnh, phòng tránh tai nạn lao động; khám bệnh và phát thuốc miễn phí cho thanh niên công nhân.
Đa dạng hóa phương thức các dịch vụ hỗ trợ tổ chức lễ cưới văn minh, tiết kiệm cho thanh niên công nhân, tổ chức các chuyến du lịch giá rẻ, các hoạt động trang bị kỹ năng thực hành xã hội cho thanh niên công nhân. Tổ chức trại rèn luyện kỹ năng, các lớp sinh hoạt hè, ôn tập và củng cố kiến thức cho con thanh niên công nhân.
Nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho thanh niên công nhân trong các doanh nghiệp
Phối hợp tổ chức và vận động chủ doanh nghiệp tạo điều kiện cho thanh niên công nhân tham gia các lớp bổ túc văn hóa, ngoại ngữ, tin học, các hội thi tay nghề nhằm nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng, tay nghề, kiến thức ngành. Vận động và trao các học bổng khuyến tài, khuyến học cho thanh niên công nhân; phối hợp chọn thanh niên công nhân tham gia các lớp đào tạo nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ cho việc nâng cao chất lượng lao động sản xuất tại đơn vị.
Thường xuyên tổ chức các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, định hướng, nâng cao tay nghề cho thanh niên công nhân.
Đẩy mạnh các hoạt động phát huy tinh thần xung kích, phát huy chuyên môn của thanh niên công nhân, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của đơn vị.
Tuyên truyền, vận động thanh niên thực hiện tốt nội quy của đơn vị,