QL hành chính nhà nước 

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học thị xã bình long, tỉnh bình phước (Trang 82)

cơ bản về nhà nước và QL nhà nước.

- Phần QL giáo dục và đào tạo: cung cấp phương pháp luận cũng như một số kỹ năng về QL giáo dục và đào tạo.

- Phần kiến thức chuyên biệt: Phần này đi sâu vào một số phương pháp luận, kỹ năng có tính chất chuyên biệt đối với từng đối tượng cụ thể.

Các chương trình trên được xây dựng theo hình thức chuyên đề, có tính độc lập nằm trong chương trình bồi dưỡng CBQL ngành giáo dục nói chung. Ở phòng GD & ĐT thị xã Bình Long, nội dung đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL trường TH chúng tôi còn gắn với cả chuyên môn, chuyên ngành đào tạo của cán bộ QL.

Cách thức thục hiện.

- Tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ CBQL ở các trường TH của thị xã Bình Long về số lượng, chất lượng và cơ cấu.

Công việc khảo sát này chúng tôi tiến hành thường xuyên, hàng năm. Qua khảo sát, chúng tôi đánh giá một cách chính xác, khách quan đội ngũ CBQL của thị xã nói chung và CBQL tiểu học nói riêng.

- Dự báo quy mô, nhu cầu CBQL ở các trường TH đến 2020

+ Căn cứ quy mô phát triển trường tiểu học trong thị xã, theo kế hoạch phát triển giáo dục tiểu học xây dựng đến năm 2020 thì số dân của thị xã đã ổn định, tỉ lệ sinh con của mỗi gia đình đảm bảo chỉ 1 đến 2 con. Do đó, dự báo đến 2020 số trường TH của thị xã giữ nguyên là 12 trường, không tăng.

+ Căn cứ vào thông tư 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006 của Bộ Giáo dục-Đào tạo và Bộ nội vụ hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục. Trong hướng dẫn này có định mức biên chế CBQL đối với các hạng trường 1,2,3 phòng GD &ĐT căn cứ vào thông tư này và xem xét thì đội ngũ CBQL các trường TH của thị xã đã đủ theo yêu cầu.

+ Căn cứ vào thực trạng độ tuổi thì trong 5 năm tới, số lượng CBQL ở các trường TH của thị xã đến tuổi nghỉ hưu chỉ có 2 (1 HT và 1 P.HT). Sau 5 năm nữa thì số lượng này nhiều hơn.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBQL và cán bộ nằm trong nguồn.

Việc khảo sát, đánh giá và dự báo về CBQL đương chức và số đối tượng nằm trong quy hoạch nguồn là cơ sở để xây dựng kế họach đào tạo, bồi dưỡng CBQL. Phòng giáo dục xây dựng kế hoạch này trên cơ sở tổng hợp kế hoạch của các trường tiểu học. Kế hoạch này căn cứ vào nhu cầu và sự cân đối nguồn kinh phí, phương tiện, thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng. Kế hoạch này sau khi đã được phê duyệt sẽ công khai để tất cả CBQL và những người nằm trong nguồn quy hoạch được biết.

Từ thực trạng CBQL tiểu học mà chúng tôi đã phân tích ở chương 2, chúng tôi đặt chỉ tiêu như sau: Đến năm 2020 có 100% CBQL và những người trong nguồn CBQL tiểu học có trình độ chuyên môn đại học (hiện nay là 74.1%),

trình độ cao cấp và trung cấp chính trị là trên trên 70 % (hiện nay là 25.9%) trình độ QL giáo dục là 100% (hiện nay là 55.6%). Trình độ ngoại ngữ phấn đấu 80% đạt bằng A,B (hiện nay là 30.4% đạt A) và trình độ tin học phấn đấu 100% sử dụng được vi tính văn phòng và 100% CBQL sử dụng nhuần nhuyễn phần mềm QLGD (hiện nay mới chỉ biết sử dụng phần mềm QLGD là 63%).

- Xác định nội dung đào tạo, bồi dưỡng CBQL và cán bộ dự nguồn.

Căn cứ vào thực trạng trình độ đội ngũ CBQL các trường TH của thị xã Bình Long, căn cứ vào yêu cầu đổi mới giáo dục TH, đặc biệt là đổi mới cách đánh giá HS theo thông tư 30 mà Bộ Giáo dục mới ban hành năm 2014, nội dung đào tạo, bồi dưỡng CBQL chúng tôi tập trung vào:

+ Bồi dưỡng nghiệp vụ QL: Bồi dưỡng nghiệp vụ về QL giáo dục, QL nhà nước, bồi dưỡng kiến thức về các lĩnh vực khác nhau như bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác kiểm tra trường học, công tác QL thu chi tài chánh, công tác QL hành chánh, công tác xã hội hóa giáo dục…

+ Bồi dưỡng kỹ năng QL, bao gồm:

Thứ nhất: các kỹ năng cần thiết như kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng tổ chức công việc, kỹ năng phân công chuyên môn, lập thời khóa biểu, kỹ năng QL dạy và học, QL HS.

Thứ hai: bồi dưỡng các kỹ năng về nhân sự. Đây là những kỹ năng hòa nhập với mọi người để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục, kỹ năng động viên từng người trong tập thể. Kỹ năng nhân sự này cung cấp cho các cán bộ QL các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nghe, phát biểu, tổng hợp, điều khiển cuộc họp, kỹ năng khích lệ và thuyết phục GV, kỹ năng thu nhận và xử lý thông tin.

Thứ ba: bồi dưỡng cho CBQL kỹ năng nhận thức: Đó là kỹ năng tư duy về công việc, khả năng bao quát và định hướng công việc, trong lãnh đạo thường sử dụng đó là có tầm nhìn, hiểu và nắm bắt mối liên quan giữa các công việc trong QL: Đó là nhận thức về mục tiêu đào tạo,nhận thức về đổi mới chương trình, đổi

mới phương pháp QL, phương pháp giáo dục TH , nhận thức về thực hiện dân chủ trong nhà trường, về xã hội hóa giáo dục.

+ Bồi dưỡng kiến thức chính trị xã hội: Bồi dưỡng lý luận chính trị cho CBQL giáo dục và cho đội ngũ trong nguồn quy hoạch theo chương trình trung cấp do trung tâm bồi dưỡng chính trị thị xã tổ chức và chương trình cao cấp do trường chính trị tỉnh Bình Phước tổ chức. Để thực hiện được nội dung này, chúng tôi đã phối hợp với trung tâm bồi dưỡng chính trị đề nghị Thị Ủy Bình Long mở một lớp trung cấp chính trị riêng cho ngành giáo dục. Đề nghị của chúng tôi đã được Thị ủy chấp nhận và lớp trung cấp chính trị cho ngành giáo dục đã được mở vào tháng 1/2015 cho tất cả CBQL đương chức còn lại của các bậc học và 15 GV nằm trong nguồn quy hoạch. Dự kiến lớp trung cấp này sẽ học 2 năm đến 1/2017 sẽ hoàn thành.

Bồi dưỡng kiến thức tin học ngoại ngữ: Do trình độ ngoại ngữ của CBQL còn thấp nên phòng GD &ĐT đã phối hợp với trung tâm ngoại ngữ Úc Châu trên địa bàn đang mở lớp bồi dưỡng. Chúng tôi đặt mục tiêu đến 2020 có trên 80% CBQL có bằng A hoặc B Anh văn. Còn đối với tin học, trong thời gian tới chúng tôi sẽ phối hợp với trung tâm mgoại ngữ tin học mở 5 lớp trong 5 năm cho đội ngũ CBQL và gíáo viên. Chúng tôi sẽ mở 1 lớp cho riêng CBQL để bồi dưỡng về việc sử dụng phần mềm QL giáo dục. Phấn đấu đến 2020 có 100% CBQL sử dụng nhuần nhuyễn các phần mềm QL giáo dục.

Bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn: đây là khâu bồi dưỡng quan trọng nhất và chiếm nhiều thời gian nhất đối với công tác chỉ đạo QL. Bỡi chuyên môn là nội dung chính trong các trường học. Một CBQL muốn chỉ đạo tốt thì trước hết phải nắm được chuyên môn bậc học của mình. Chính vì vậy chúng tôi định hướng mỗi CBQL phải luôn trau dồi kiến thức chuyên môn. Trước hết và cụ thể là phải học để đạt trình độ trên chuẩn. Hiện nay số CBQL của TH đạt trình độ đại học là 20/27 tỉ lệ 74.1 %. Chúng tôi xác định vấn đề sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của giáo dục là nâng chất lượng dạy và học, chất lượng QL việc

dạy và học. Năm 2005, đứng trước thực trạng chỉ có 30/236 GV TH đạt được trình độ cao đẳng và đại học. Số còn lại chỉ đạt chuẩn về trình độ đào tạo, tức là mới chỉ có bằng trung cấp sư phạm. Chúng tôi đã liên kết với trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh để mở 1 lớp đại học sư phạm TH cho 147 cán bộ, GV của bậc TH. Đến 2009 sau 4 năm đã có 142 cán bộ QL và GV tốt nghiệp Đại học sư phạm TH. Để tạo điều kiện cho CBQL và GV, chúng tôi đã mở tại thị xã theo hình thức vừa học vừa làm. Nguồn kinh phí cho lớp học, chúng tôi xin UBND thị xã hỗ trợ 50%, còn lại CBQL và GV đi học tự đóng góp 50%. Hiện nay, số CBQL có trình độ trung cấp và cao đẳng sư phạm còn lại là 7 chiếm tỉ lệ 25,9 %. Số CBQL này chúng tôi đã khuyến khích theo học đại học từ xa để nâng chuẩn, chúng tôi tạo mọi điều kiện để các thầy cô có điều kiện học tập.

+ Bồi dưỡng kiến thức khác: ngoài việc bồi dưỡng những kỹ năng của người CBQL, những kiến thức chuyên môn cần thiết phải có, chúng tôi còn chú ý đền bồi dưỡng những kiến thức về truyền thống quê hương Bình Long anh hùng, bồi dưỡng về phong tục tập quán của địa phương, về bản sắc văn hóa dân tộc, những kiến thức cơ bản về an ninh quốc phòng, về tôn giáo…Tất cả những kiến thức này trang bị cho người CBQL những điều kiện cần và đủ để hoàn thành nhiệm vụ.

Cách thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng:

- Phương thức chính quy: đây là phương thức đào tạo tập trung, cơ bản có hệ thống. Phương thức này chủ yếu áp dụng cho các đối tượng CBQL còn trẻ, GV nằm trong nguồn quy hoạch. Thực hiện phương thức này thường phải chờ vào kế hoạch của trung ương hoặc của tỉnh có mở các lớp đào tạo theo chu kỳ hoặc theo năm. Phòng giáo dục được các cơ quan cấp trên phân bổ chỉ tiêu. Phương thức này được đào tạo số lượng ít.

- Các phương thức đào tạo khác: đào tạo tại chức, chuyên tu. Đây là các phương thức phù hợp với CBQL, phù hợp với đối tượng vừa làm vừa học. Đối với phương thức này, phòng giáo dục có thể liên kết với các trường đại học, Học (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

viện hành chính, các cơ sở, trung tâm tin học ngoại ngữ để mở các lớp đào tạo bồi dưỡng và CBQL có thể chủ động sắp xếp thời gian của mình để tham gia các khóa học. Phương thức này có lợi thế là đào tạo được số lượng CBQL theo nhu cầu. Phòng giáo dục Bình Long trong nhiều năm qua đã thực hiện phương thức này khá thành công, đem lại kết quả tốt. Cụ thể như lớp đào tạo đại học tại chức tiểu học niên khóa 2005-2009 cho 147 CBQL và GV.

- Các hình thức bồi dưỡng:

+ Bồi dưỡng thường xuyên: Công tác bồi dưỡng trở thành một nhiệm vụ đối với mỗi CBQL và mỗi GV. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, do vậy mỗi CBQL có nhiệm vụ tham gia vào các lớp bồi dưỡng thường xuyên trong quá trình công tác. Xác định đào tạo, bồi dưỡng là khâu then chốt để nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng QL trên địa bàn thị xã nên chúng tôi đã tập trung nhiều thời gian và công sức cho nội dung này. Vận dụng phương pháp nào để đào tạo, bồi dưỡng có kết quả tốt nhất, vừa tốn ít thời gian nhưng CBQL và GV vẫn tiếp thu được những kiến thức mới phục vụ cho công tác QL, dạy học. Tại phòng giáo dục Bình Long chúng tôi đã áp dụng các phương pháp bồi dưỡng thường xuyên cơ bản: bồi dưỡng thường xuyên trong công việc (là phương pháp bồi dưỡng trực tiếp tại nơi làm việc, người hướng dẫn sẽ hướng dẫn trực tiếp những kiến thức và kỹ năng thông qua thực tiễn công việc). Ngoài ra còn chú trọng các phương pháp bồi dưỡng ngoài công việc như: tổ chức các lớp học tại các đơn vị, tổ chức các chuyên đề cấp phòng hoặc thông qua các hội nghị hội thảo. Có thể nói hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ở phòng giáo dục Bình Long trong thời gian qua đã thật sự có hiệu quả. Nó trở thành nhu cầu và sự tự nguyện của mỗi CBQL và mỗi GV, nhân viên. Nhất là đối với CBQL, nhiều người đã và đang được nâng cao năng lực quản lý tư các lớp bồi dưỡng này.

Việc bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn, về kỹ năng QL… cho CBQL, phòng giáo dục thường mở các lớp bồi dưỡng vào đầu năm học mới hoặc

sau khi triển khai một kế hoạch lớn của ngành, chúng tôi tiến hành về các đơn vị để hướng dẫn cụ thể ngay trong công việc.

+ Bồi dưỡng tập trung: Đầu mỗi năm học hoặc sau khi kết thúc một học kỳ, chúng tôi thường tiến hành bồi dưỡng tập trung cho CBQL các bậc học trong đó có CBQL tiểu học. Ở các lớp bồi dưỡng tập trung này, ngoài việc bồi bổ những kỹ năng giúp cho CBQL hoàn thiện năng lực QL, chúng tôi còn lồng ghép bồi dưỡng những chương trình giáo dục mới theo yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy. Giúp CBQL luôn được cập nhật những thông tin mới nhất, tiếp cận những phương pháp mới nhất về giáo dục cũng như dạy học.

+ Tự đào tạo, tự bồi dưỡng: Đây là hình thức tự học của mỗi CBQL. Chúng tôi luôn định hướng cho mỗi CBQL rằng tri thức của nhân loại là vô cùng, nó là chìa khóa vạn năng để giúp mỗi người chúng ta mở được các cánh cửa trong đó có cánh cửa QL giáo dục. Vì vậy mỗi người phải luôn tự học. Mỗi CBQL tự minh biết mình thiếu cái gì, yếu cái gì để từ đó biết mình cần gì và phải học cái gì.Tự học, tự đào tạo bồi dưỡng là việc thông qua các hoạt động thực tiễn về QL nhà trường, người CBQL qua quá trình đối chiếu với những lý thuyết về QL đã được học để rồi tự rút ra những bài học kinh nghiệm, khắc phục những mặt còn hạn chế. Hiện nay 7 CBQL và số giáo viên trong nguồn quy hoạch đang tự học đại học chuyên ngành để nâng cao trình độ.

Để công tác tự học, tự bồi dưỡng của CBQL diễn ra thường xuyên và tạo động lực cho mỗi người, phòng giáo dục hàng năm đều nhắc lại và hoàn thiện những tiêu chuẩn về CBQL, nêu rõ những quy định những chuẩn bắt buộc mà trong một khoảng thời gian nhất định người CBQL phải đạt được.

Để tạo điều kiện cho các hiệu trưởng bồi dưỡng kinh nghiệm QL, hàng năm phòng giáo dục đều tổ chức các chuyến tham quan học hỏi kinh nghiệm xây dựng trường đạt chuẩn quôc gia, kinh nghiệm đổi mới phương pháp QL, giảng dạy ở các tỉnh, thành phố: Vĩnh Long, Huế, Đà Lạt, Phú Quốc…

Để công tác đào tạo, bồi dưỡng đạt kết quả tốt thì trước tiên phải đánh giá đúng thực trạng của đội ngũ CBQL các trường tiểu học về số lượng chất lượng, cơ cấu. Trên cơ sở nắm được thực trạng đó sẽ biết đội ngũ CBQL của mình thiếu gì, cần gì, từ đó mà lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng

Trên cơ sở nắm được thực trạng về đội ngũ mà có dự báo quy mô, nhu cầu CBQL các trường tiểu học để từ đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng.

Việc cử CBQL đi đào tạo ở tuyến trên hay đào tạo, bồi dưỡng ngay tại địa phương đều đòi hỏi phải có nguồn kinh phí để thực hiện. Do vậy mà phòng GD & ĐT phải xây dựng được kế hoạch dài hạn cho kinh phí đào tạo bồi dưỡng trong 5 năm và ngắn hạn là hàng năm, dự trù được khoản kinh phí cần cho công tác đào tạo bồi dưỡng để trình UBND thị xã và trình Thị ủy, để cấp trên nắm bắt và có hướng hỗ trợ cho ngành giáo dục.

Đối với công tác đào tạo phải phân biệt được 2 loại đối tượng:

- Với CBQL đương chức: có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên, định kỳ theo hình thức tập trung ngắn ngày, tại chức hoặc thông qua các chuyên đề về kỹ năng QL. Tiến hành bồi dưỡng đầu năm học về nhiệm vụ, kế hoạch năm học; bồi dưỡng giữa kỳ hay đột xuất do các nhiệm vụ QL đặt ra hoặc trong quá trình làm việc thấy có những vướng mắc mà đa số CBQL thường mắc phải thì phòng GD

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học thị xã bình long, tỉnh bình phước (Trang 82)