Thanh tra giáo dục 

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học thị xã bình long, tỉnh bình phước (Trang 69)

lượng giáo dục theo quy định; sử dụng các kết quả kiểm tra, thanh tra, kiểm định chất lượng giáo dục để từ đó đề ra các giải pháp phát triển nhà trường.

- Thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường:

Thực hiện thông tư 09/2009/TT- BGDĐT ngày 7/5/2009 của Bộ GD & ĐT về công khai đối với các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.

Xây dựng quy chế dân chủ trong nhà trường theo quy định; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong trường tạo điều kiện cho các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

d) Năng lực tổ chức phối hợp với gia đình HS, cộng đồng xã hội

- Tổ chức phối hợp với gia đình HS: Tổ chức tuyên truyền cho cha mẹ HS và cộng đồng về truyền thống, văn hóa nhà trường, mục tiêu của giáo dục tiểu học; tổ chức phối hợp với gia đình và Ban đại diện cha mẹ HS thực hiện giáo dục toàn diện đối với HS

- Phối hợp giữa nhà trường và địa phương

Tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương để phát triển giáo dục TH trên địa bàn; tổ chức huy động các nguồn lực của cộng đồng, các tổ chức kinh tế- chính trị xã hội và các cá nhân trong cộng đồng góp phần xây dựng nhà trường, thực hiện công khai các nguồn lực và kết quả giáo dục theo quy định;

Tổ chức cho cán bộ, GV, nhân viên và HS tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện giải pháp

Phòng GD & ĐT phải xây dựng được các tiêu chuẩn cụ thể ở từng nội dung như: Phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, năng lực QL trường học, năng lực tổ chức phối hợp với gia đình HS, cộng đồng xã hội. Bỡi vì chi khi xây dựng được tiêu chuẩn thì mỗi CBQL sẽ tự soi vào đó để biết mình đã có gì đang thiếu gì và phải bồi bổ những gì .

Khi bổ nhiệm hay bổ nhiệm lại CBQL phải tuân thủ nghiêm túc theo đúng tiêu chuẩn trên, không có trường hợp nào ngoại lệ. Bỡi vì nếu chỉ có một trường hợp ngoại lệ khi bổ nhiệm mà không căn cứ vào tiêu chuẩn qui định thì nó sẽ phá hỏng toàn bộ qui trình xây dựng tiêu chuẩn.

3.2.2. Hoàn thiện quy hoạch đội ngũ CBQL trường TH

Mục tiêu của việc hoàn thiện quy hoạch đội ngũ CBQL trường tiểu học ở thị xã Bình Long vừa dự báo nhu cầu về đội ngũ CBQL vừa nhằm phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học đảm bảo đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung trên địa bàn thị xã Bình Long

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp

Quy hoạch cán bộ là quá trình thực hiện đồng bộ các chủ trương biện pháp để tạo nguồn và xây dựng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ đứng đầu trên cơ sở dự báo nhu cầu cán bộ. Phát triển đội ngũ CBQL là đảm bảo đủ số lượng và tạo ra một cơ cấu đội ngũ hợp lý nhất để phát huy tối đa tiềm năng của CBQL, tạo điều kiện cho mỗi CBQL học tập bồi dưỡng, đóng góp công sức của minh cho sự nghiệp giáo dục của thị xã. Phát huy sức mạnh của từng cá nhân cũng như sức mạnh tổng hợp của đội ngũ để thực hiện được nhiệm vụ giáo dục.

Nội dung hoàn thiện quy hoạch đôi ngũ CBQL trường tiểu học bao gồm:

- Dự báo nhu cầu CBQL ở các trường TH trên địa bàn thị xã và xác định nguồn bổ sung. Điều tra khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ CBQL các trường TH để xác định nguồn bổ sung, thay thế CBQL nghỉ hưu, CBQL không đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm lại hoặc CBQL bị bãi miễn cách chức.

- Hoàn thiện tiêu chí cho GV nằm trong diện quy hoạch CBQL

- Tuyển chọn, sắp xếp đội ngũ trong quy hoạch và chuẩn y danh sách

- Tổng kết, kiểm tra, điều chỉnh và đưa ra khuyến nghị (nếu có) đối với các cơ quan QL nhà nước có liên quan nhằm nâng cao chất lượng quy hoạch.

Cách thức thực hiện:

- Phòng giáo dục và đào tạo phối hợp với Phòng nôi vụ tham mưu UBND thị xã hoàn thiện quy hoạch CBQL trường tiểu học gồm các bước sau:

Bước 1: Thông qua khảo sát, đánh giá CBQL của các trường tiểu học tiến hành phân tích số lượng, cơ cấu, chất lượng đôi ngũ cán bộ hiện có. Phân loại cán bộ theo yêu cầu quy hoạch

Bước 2: Dự báo nhu cầu CBQL giai đoạn 2015-2020. Căn cứ dự báo về dân số, quy mô phát triển HS, số trường lớp của các trường tiểu học trong thị xã trong 5 năm tới và những năm tiếp theo để dự báo về các chức danh hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, yêu cầu về phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học, trình độ QL…

Bước 3: Xác định nguồn bổ sung cán bộ QL tại chỗ hay ở các trường khác trong thị xã.

Bước 4: lập danh sách cán bộ dự nguồn: Phòng giáo dục chỉ đạo các trường tiểu học giới thiệu cán bộ dự nguồn các chức danh hiệu trưởng và phó hiệu trưởng ở từng đơn vị trường. Mỗi chức danh có thể quy hoạch từ 3 đến 5 người đối với trường loại 1, và 3 người đối với trường loại 2 và 3. (Ban gíam hiệu và cấp ủy các trường sẽ giới thiệu nguồn sau đó sẽ cho lấy phiếu tín nhiệm trong cán bộ, GV của trường). Sau khi các trường hoàn thành việc lấy phiếu tín nhiệm với từng chức danh sẽ gởi danh sach nguồn của trường về phòng giáo dục, phòng giáo dục phối hợp với phòng nội vụ lập danh sách quy hoạch đề nghị UBND thị xã phê duyệt.

Bước 5: Phòng giáo dục phối hợp với phòng nội vụ tạo điều kiện cho cán bộ trong quy hoạch được đào tạo, bồi dưỡng hoặc thực hiện điều chỉnh, luân chuyển để cán bộ được rèn luyện qua thực tiễn, tích lũy kinh nghiệm ở các vị trí khác nhau.

Bước 6: Đưa cán bộ dự nguồn vào các vị trí theo yêu cầu của quy hoạch. Sau khi xây dựng quy hoạch, phòng giáo dục sẽ kiểm tra, đánh giá quy hoạch và báo cáo UBND về những trường hợp phải đưa ra khỏi nguồn cũng như bổ sung quy hoạch hàng năm theo đúng quy định.

Thực hiện theo 6 bước như trên đến nay phòng giáo dục đã phối hợp với phòng nội vụ đã tổng hợp danh sách nguồn quy hoạch A3 bậc TH của toàn thị xã giai đoạn 2015 – 2020 là 69 người ( trong đó nguồn cấp trưởng là 20 và cấp phó

là 49 ). Nguồn quy hoạch này đã được UBND thị xã phê duyệt tháng 10 năm 2014 và đã được thông báo trong toàn ngành.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện giải pháp

- Phải dự báo được nhu cầu CBQL các trường TH trên địa bàn thị xã Bình Long trên cơ sở dự báo sự phát triển về quy mô, chất lượng giáo dục giai đoạn 2015-2020.

- Quy hoạch CBQL phải đảm bảo tính liên tục, kế thừa, được bổ sung hàng năm, có hiệu lực pháp lý và có tính khả thi.

- Đánh giá đúng thực trạng đội ngũ CBQL TH hiện có của các trường TH trên địa bàn thị xã Bình Long.

- Xây dựng được tiêu chuẩn CBQL TH để định hướng cho CBQL, GV phấn đấu, hướng tới.

- Hàng năm, phòng GD & ĐT đánh giá CBQL theo thông tư 14/2011/TT- BGDĐT ngày 8/4/2011 về đánh giá Chuẩn hiệu trưởng trường TH

3.2.3. Đổi mới công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, miễn nhiệm CBQL trường TH ở thị xã Bình Long

3.2.3.1. Mục tiêu của giải pháp

Đổi mới công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động luân chuyển, miễn nhiệm CBQL trường TH ở thị xã Bình Long nhằm giúp cho ngành GD&ĐT có được đội ngũ CBQL tốt, sàng lọc đưa ra khỏi nguồn những CBQL không có đủ phẩm chất đạo đức, trình độ và năng lực QL, bổ sung và hoàn thiện đội ngũ CBQL.Tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm có ý nghĩa quyết định đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL giáo dục nói chung và CBQL trường TH nói riêng.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp

- Về tuyển chọn, bổ nhiệm CBQL:

Tuyển chọn CBQL trường TH là khâu quan trọng để thu hút, phát hiện người có tài, có đức, đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của công việc QL.

Tuyển chọn CBQL trường TH ở thị xã Bình Long phải dựa trên cơ sở quy hoạch CBQL, nhu cầu thực tế của các trường cần tuyển chọn.

Cách thức thực hiện: Tuyển chọn CBQL trường TH phải đảm bảo nguyên tắc dân chủ và công khai, quán triệt quan điểm trọng dụng người có tài, có đức; không câu nệ vào bằng cấp, cơ cấu, quá trình cống hiến hay thành phần xuất thân. Công khai hóa các tiêu chuẩn tuyển chọn nhằm làm cho mọi người đều được bình đẳng trong việc lựa chọn vào cương vị lãnh đạo.

Tuyển chọn CBQL nói chung và CBQL TH nói riêng phải chú ý đến quá trình đào tạo, học tập và những thành tích đã đạt được. Chú ý đến kỹ năng lãnh đạo cũng như các tiêu chuẩn của CBQL trường TH.

Quy trình tuyển chọn để bổ nhiệm gồm các bước sau:

Bước 1: Căn cứ vào thông tư 35/2006/TTLT-BGDĐT- BNV ngày 23/8/2006 của Bộ Giáo dục-Đào tạo và Bộ nội vụ hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.Trong hướng dẫn này có định mức biên chế CBQL đối với các hạng trường 1,2,3 phòng GD &ĐT hướng dẫn các trường căn cứ vào thông tư này để xem xét trường mình có cần tuyển chọn CBQL để bổ nhiệm không. Nếu thiếu theo định biên thì sẽ làm văn bản trình phòng GD &ĐT tuyển chọn và tiến hành các bước tiếp theo.

Bước 2: Căn cứ vào thông tư 35/2006/TTLT-BGDĐT- BNV ngày 23/8/2006 của Bộ Giáo dục-Đào tạo và Bộ nội vụ và căn cứ vào số CBQL thực tế của trường, phòng GD &ĐT sẽ tham mưu UBND thông qua phòng nội vụ thuận chủ trương cho trường có thêm chức danh CBQL đang thiếu. Sau đó, phòng GD &ĐT sẽ hướng dẫn nhà trường thực hiện các bước lựa chọn trong danh sách dự nguồn của trường đã được UBND thị xã phê duyệt. Danh sách này sẽ được cấp ủy của trường chốt lại, sau đó thông qua liên tịch nhà trường và tiếp tục thông qua hội đồng sư phạm nhà trường.

Bước 3: sau khi đã có danh sách nguồn chốt lại, ban giám hiệu nhà trường báo cáo về phòng GD &ĐT, phòng GD &ĐT sẽ báo cáo UBND thị xã thông qua

phòng nội vụ và xin ý kiến UBND thị xã thời gian và thành phần về giám sát quá trình lấy phiếu tín nhiệm tại trường.

Bước 4: Vì hiện nay đã phân cấp QL giáo dục về cơ sở, cho nên tất cả các khâu, từ chuẩn bị phiếu (theo mẫu quy định) cho đến khâu chuẩn bị các thủ tục cần thiết cho bỏ phiếu thì nhà trường đều chuẩn bị và thực hiện. Phòng GD &ĐT và phòng nội vụ chỉ thực hiện chức năng kiểm tra và giám sát (kiểm tra đối tượng có đúng trong nguồn đã quy hoạch và giám sát việc bỏ phiếu có dân chủ khách quan, vô tư hay không)

Bước 5: Sau khi hội đồng sư phạm bỏ phiếu xong sẽ tiến hành niêm phong và chuyển cho phòng GD &ĐT. Phòng GD &ĐT kết hợp với phòng nội vụ kiểm phiếu.

Bước 6: Từ kết quả kiểm phiếu, phòng GD &ĐT tiến hành hiệp thương với lãnh đạo các xã phường (địa phương có nhân sự được lựa chọn)

Bước 7: Từ kết quả kiểm phiếu và kết quả hiệp thương với các xã phường, PGD &ĐT thống nhất với phòng nội vụ trình UBND thị xã bổ nhiệm nhân sự đã được tuyển chọn

- Công tác bổ nhiệm lại CBQL các trường TH :

CBQL các trường TH khi hết thời hạn giữ chức vụ phải được đánh giá, xem xét để bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại.

Điều kiện bổ nhiệm lại: Hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ đạt tiêu chuẩn CBQL quy định tại thời điểm xem xét, bổ nhiệm lại, có đủ sức khỏe để đáp ứng yêu cầu trong thời gian tiếp theo; CBQL ở các trường TH đã giữ chức vụ đủ 5 năm trở lên đều phải tiến hành bổ nhiệm lại. Đối với CBQL còn dưới 2 năm công tác thì nghỉ hưu, có thể xem xét quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo đến lúc nghỉ hưu.

Không bổ nhiệm lại đối với các trường hợp sau: Không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao trong thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, suy thoái về phẩm chất đạo đức, không còn đủ tư cách đạo đức làm CBQL; không đủ sức

khỏe để thực hiện chức trách, nhiệm vụ của chức danh bổ nhiệm lại; Khi lấy phiếu tín nhiệm bổ nhiệm lại tại hội đồng sư phạm nhà trường, nơi CBQL đó công tác, số phiếu tín nhiệm dưới 50%

Trình tự bổ nhiệm lại:

Bước 1: CBQL làm bản kiểm điểm nhiệm kỳ 5 năm, tự nhận xét, đánh giá việc thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao trong 5 năm giữ chức vụ QL. Nộp đầy đủ tất cả văn bằng chứng chỉ theo quy định vể bộ phận tổ chức cán bộ của phòng GD &ĐT.

Bước 2: phòng GD &ĐT chỉ đạo nhà trường tổ chức hội nghị toàn thể hội đồng sư phạm. Hội nghị này có sự tham dự của phòng GD &ĐT và phòng nội vụ. Tại hội nghị CBQL sẽ đọc bản kiểm điểm, tự đánh giá quá trình công tác của mình và lắng nghe ý kiến đóng góp của cán bộ, GV, nhân viên trong nhà trường đối với mình. Sau đó, cả hội đồng sư phạm sẽ tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm đối với CBQL. Phiếu tín nhiệm sẽ được niêm phong, lãnh đạo phòng GD &ĐT kết hợp với phòng nội vụ sẽ kiểm tra kết quả bỏ phiếu.

Bước 3: Từ kết quả kiểm phiếu, phòng GD &ĐT sẽ trình UBND thị xã thông qua phòng nội vụ bổ nhiệm lại CBQL (Nếu số phiếu tín nhiệm đạt trên 50%). Nếu không đạt yêu cầu, phòng GD &ĐT trình UBND thị xã thông qua phòng nội vụ để UBND thị xã quyết định các bước tiếp theo.

- Công tác luân chuyển CBQL trường TH:

Việc luân chuyển CBQL trường TH gắn chặt với công tác quy hoạch và đào tạo cán bộ, gắn với việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và miễn nhiệm CBQL trường TH. Luân chuyển CBQL được tiến hành thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Tại điều 20 và 21 của Điều lệ trường tiểu học đã quy định: Mỗi trường tiểu học có 1 hiệu trưởng và có từ 1 đến 2 hiệu phó tùy hạng trường. Bổ nhiệm theo nhiệm kỳ 5 năm và đối với trường công lập thì hiệu trưởng được QL một trường TH không quá hai nhiệm kỳ.

Đối tượng được luân chuyển: CBQL trường TH đã có thời gian giữ chức vụ đó ở một đơn vị từ 10 năm trở lên thì phải luân chuyển. CBQL có thời gian giữ chức vụ đó ở một đơn vị từ 5 năm trở lên nhưng năng lực hạn chế, hiệu quả công tác thấp, chưa đến mức phải miễn nhiệm thì cũng cần luân chuyển. CBQL có nhu cầu luân chuyển do hoàn cảnh gia đình mặc dù chưa đến thời gian phải luân chuyển cũng có thể xem xét luân chuyển để tạo cho CBQL hoàn thành nhiệm vụ

Quy trình điều động, luân chuyển CBQL:

Bước 1: Phòng GD &ĐT tham mưu cho UBND thị xã xây dựng kế hoạch biện pháp điều động, luân chuyển CBQL thuộc phạm vi QL của UBND thị xã.

Bước 2: Trước khi trình UBND thị xã kế hoạch dự kiến điều động nơi đi và nơi đến của từng CBQL, lãnh đạo phòng GD &ĐT tiến hành gặp gỡ, thông báo, giải thích cho CBQL nắm rõ về mục đích yêu cầu của việc điều động, luân

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học thị xã bình long, tỉnh bình phước (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w