Quản lý theo ngành dọc

Một phần của tài liệu Kinh tế ven biển hà tĩnh trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến năm 2014 (Trang 104 - 105)

* Phát triển khu công nghiệp nặng tập trung

Vùng ven biển tỉnh Hà Tĩnh là nơi có sự phát triển khu công nghiệp tập trung mà điển hình là khu kinh tế Vũng Áng. Đây là khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực trong đó trọng tâm là phát triển công nghiệp luyện kim và sản xuất các sản phẩm từ thép, gắn với lợi thế về tài nguyên, nguồn nguyên liệu; công nghiệp điện, đóng tàu, lọc dầu và các ngành công nghiệp gắn với việc khai thác cảng biển; các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động; các ngành công nghiệp phục vụ xuất khẩu. Quá trình xây dựng cũng như hoạt động của khu kinh tế có thể gây ra các tác động bất lợi tới môi trường đất, nước ngọt và môi trường biển, thay đổi cảnh quan và cân bằng sinh thái. Về mặt xã hội, nhân văn, việc phát triển các khu công nghiệp đã phải di dời, tái định cư nhiều hộ gia đình.

* Khai thác khoáng sản

Khai thác khoáng sản ven biển tỉnh Hà Tĩnh tập trung vào 2 đối tượng chính là sắt và cát ilmenit. Về khai thác sắt, Hà Tĩnh có mỏ sắt Thạch Khê, được khởi công năm 2008, từ 2015 sẽ khai thác 8 triệu tấn/năm, thu hút lao động cả trực tiếp và gián tiếp 3÷5 vạn người, thời hạn khai thác mỏ trên 25 năm. Hoạt động khai thác cát ilmenit diễn ra tại nhiều địa điểm dọc theo dải ven biển của tỉnh. Hoạt động khai thác khoáng sản quy mô lớn có khả năng làm thay đổi điều kiện địa chất thủy văn, phá vỡ cảnh quan, ổn định bờ biển, thay đổi và ô nhiễm nước ngầm, dòng chảy và ô nhiễm môi trường nước và chất thải rắn.

* Hoạt động nuôi trồng thủy sản trên cát

Hoạt động nuôi trồng thủy sản trên cát đã tạo nhiều việc làm góp phần chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp và nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo. Theo Quy hoạch nuôi tôm trên cát tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2012-2020, định hướng đến năm 2030, diện tích quy hoạch nuôi tôm trên cát các huyện ven biển của tỉnh đến năm 2015 là 700 ha, đến năm 2020 là 900 ha. Tuy nhiên hoạt động nuôi trồng thủy sản trên cát cũng gây nhiều tác động bất lợi như xáo trộn và phá vỡ cảnh quan và các hệ sinh thái tự nhiên, gây nhiễm mặn đất, xâm nhập mặn và ô nhiễm môi trường nước.

* Hoạt động phát triển du lịch

Hoạt động của du lịch và dịch vụ du lịch là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước, đất, nhất là tại các bãi tắm, các khu dịch vụ, ngoài ảnh hưởng trực tiếp đó thì rác thải từ các hoạt động này, tuy chỉ ở phạm vi cục bộ, nhưng cũng gây nên ảnh hưởng gián tiếp đến môi trường trong vùng.

Một phần của tài liệu Kinh tế ven biển hà tĩnh trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến năm 2014 (Trang 104 - 105)