Suy giảm chất lượng môi trường

Một phần của tài liệu Kinh tế ven biển hà tĩnh trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến năm 2014 (Trang 101 - 102)

Với 137 km đường bờ biển, nằm trong vịnh Bắc Bộ, đới bờ Hà Tĩnh là vùng nhạy cảm về môi trường, đây là vùng chuyển tiếp từ lục địa ra biển, là nơi tập trung nguồn nước từ thượng nguồn đổ về ra biển qua các cửa sông chính: cửa Nhượng, cửa Sót, cửa Khẩu. Đồng thời môi trường biển cũng vừa hòa tan các hợp chất từ lục địa đưa xuống, vừa chịu tác động của các quá trình động lực biển, trong đó có những thiên tai như bão, dông, lốc, muối biển, nhiễm mặn nước biển v.v. Trong khi đó, bản thân vùng này cũng có nhiều hoạt động phát triển đặc thù mà các vùng khác không có như khai thác cát, nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch - nghỉ dưỡng biển, giao thông trên biển, v.v.

Đặc điểm của vùng này là vùng nhạy cảm trong phát triển kinh tế, nhất là phát triển kinh tế biển: thủy sản (đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản), sản xuất muối (diêm nghiệp) và lâm nghiệp và du lịch, vùng này cũng chịu tác động mạnh mẽ của hoạt động công nghiệp khai thác khoáng sản (titan, sắt), phát triển khu công nghiệp tập trung, hải cảng,... Đây cũng là vùng tập trung nhiều cửa sông lớn, nhỏ thuận lợi cho khai thác kinh tế (gần 20 cửa sông trong đó có 4 cửa sông lớn tạo nên vùng nuôi trồng thủy sản khá rộng, các bến tàu, bến thuyền), cũng là nơi thoát thải các chất ô nhiễm do các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội tạo ra từ các vùng sâu trong lục địa.

Tình trạng bồi lắng các cửa sông do các nguyên nhân xây dựng các công trình hồ chứa thượng nguồn, nạo vét sông, cảng và hiện tượng thải bùn, cát của các công trình.

Do đó, đòi hỏi các cơ quan chức năng cũng như ban ngành liên quan cần chú trọng phòng ngừa và ngăn chặn ô nhiễm biển kết hợp với xử lý ô nhiễm, cải thiện môi trường và bảo tồn thiên nhiên; tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học, chú trọng sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên và kết hợp phát huy nội lực với tăng cường hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Tăng cường thực thi Luật Bảo vệ môi trường (2004) liên quan tới quy định các hành vi huỷ hoại môi trường bị nghiêm cấm trong các điều 14-16, 20-29,... áp dụng cho vùng biển.

Một phần của tài liệu Kinh tế ven biển hà tĩnh trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến năm 2014 (Trang 101 - 102)