Theo dõi quá trình phát triển phôi và ấu trùng của ốc đĩa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật nuôi thành thục, cho đẻ và theo dõi quá trình phát triển phôi, ấu trùng của ốc đĩa (nerita balteata reeve, 1855) tại quảng ninh (Trang 26)

Sau khi ốc đẻ, thu bọc trứng bám trên giá thể chuyển vào bể ấp (cấp nước biển lọc sạch có các yếu tố môi trường như: độ mặn, pH, nhiệt độ tương đương với bể đẻ) rồi định kỳ 2 giờ/lần tiến hành lấy mẫu quan sát sự phát triển phôi và ấu trùng của ốc đĩa trên kính hiển vi quang học. Thay nước 50%/ngày/lần. Xác định hình dạng, kích thước và thời gian chuyển giai đoạn của phôi (phút).

Thí nghiệm ảnh hưởng của độ mặn đến quá trình phát triển phôi của ốc đĩa được bố trí ở 3 thang độ mặn khác nhau: 20, 25 và 30‰ trong các bô-can 10 lít. Cấp nước biển đã lọc sạch vào các bô-can và sục khí nhẹ 24/24 giờ. Thả giá thể có chứa bọc trứng của ốc vào ấp trong các bô-can với mật độ ấp ban đầu là 5 bọc trứng/lít.

Thí nghiệm ảnh hưởng của mật độ ấp đến quá trình phát triển phôi của ốc đĩa được bố trí ở 3 thang mật độ khác nhau: 5 bọc trứng/lít, 7 bọc trứng/lít và 9 bọc trứng/lít trong thể tích 10 lít với độ mặn thích hợp nhất (kết quả của thí nghiệm độ mặn).

Định kỳ 24 giờ, lấy mẫu quan sát sự phát triển phôi trên kính hiển vi quang học. Xác định tỷ lệ nở (%), tỷ lệ dị hình (%) và thời gian chuyển giai đoạn của phôi (phút). Thí nghiệm được lặp lại 3 lần và kết thúc khi có ít nhất 50% tổng số bọc trứng nở thành ấu trùng veliger. 2.2.4 Các công thức tính toán Số bọc trứng - Sức sinh sản thực tế (%) = x 100 Số ốc kích thích sinh sản Số trứng thụ tinh - Tỉ lệ thụ tinh (%) = x 100 Tổng số trứng Tổng số ấu trùng Veliger - Tỉ lệ nở (%) = x 100 Tổng số ấu Trochophora

Tổng số ốc bố mẹ khi kiểm tra

- Tỉ lệ sống giai đoạn ốc bố mẹ (%): = x 100

Tổng số ốc bố mẹ ban đầu

Số ấu trùng giai đoạn sau

- Tỉ lệ sống giai đoạn ấu trùng (%): = x 100

Số ấu trùng giai đoạn trước - Phương pháp đo các yếu tố môi trường :

+ Nhiệt độ trong bể được theo dõi hàng ngày vào lúc 6 giờ và 14 giờ, bằng nhiệt kế có độ chính xác 0,5oC.

+ Độ mặn đo bằng khúc xạ kế (Salimeter) có độ chính xác 1‰. + pH đo bằng test pH với độ chính xác 0,5 đơn vị.

- Đo kích thước ấu trùng bằng trắc vi thị kính (µm).

- Xác định mật độ của ấu trùng bằng phương pháp định lượng theo thể tích. - Chụp ảnh hình dạng của ấu trùng bằng máy ảnh kỹ thuật số trên kính hiển vi quang học.

2.3 Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu được thu thập, tính toán và trình bày dưới dạng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn (MEAN±SD) trên phần mềm Microsoft Office Excel, 2007 và SPSS 17,0. Sử dụng phép phân tích phương sai một yếu tố (one-way ANOVA) để kiểm định sự khác nhau của các giá trị trung bình của các nghiệm thức. Đánh giá sự sai khác của các giá trị trung bình sau phân tích phương sai (Post Hoc Test) bằng phương pháp kiểm định Least significant difference (LSD). Khác nhau giữa các giá trị được xác định ở mức ý nghĩa p < 0,05.

- Công thức tính giá trị trung bình :

- Công thức tính Độ lệch chuẩn: S =

Trong đó: : Giá trị trung bình của mẫu; Xi: giá trị của mẫu lần thứ I, n: số

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Kỹ thuật nuôi thành thục ốc đĩa bố mẹ

3.1.1 Điều kiện môi trường bể nuôi

Theo kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh học sinh sản của nhóm thực hiện đề tài trong năm 2012, ốc đĩa bố mẹ được lựa chọn có đủ các tiêu chí sau: ốc khỏe mạnh, vỏ trơn láng, vân sinh trường thưa rõ, khối lượng dao động trong khoảng 7 – 10g/con, kích thước chiều rộng vỏ > 20mm. Ốc được nuôi vỗ thành thục trong bể xi măng diện tích 16m2, do đặc điểm của ốc đĩa thường xuyên bò lên trên mép nước trong thời gian ban ngày nên bể nuôi vỗ ốc đĩa chỉ được cấp nước với độ sâu khoảng 60cm. Trong quá trình nuôi vỗ, diễn biến của điều kiện môi trường bể nuôi được duy trì trong khoảng thích hợp cho ốc như sau:

Bảng 3.1: Điều kiện môi trường bể nuôi vỗ ốc đĩa

Thông số Độ mặn (‰) Nhiệt độ (oC) pH Khoảng dao động 16 – 25 27 – 32 7,5 – 8,5

Trung bình 20,5 ± 3,0 29 ± 1,8 7,5 – 8,5

Bảng 3.1 cho thấy, các thông số môi trường dao động trong khoảng thích hợp với sinh trưởng và phát triển của ốc đĩa. Mặc dù độ mặn có sự dao động lớn vào thời điểm mùa mưa trong quá trình nuôi vỗ, tuy nhiên do ốc đĩa là loài thường bám trên các giá thể là cây rừng ngập mặn hoặc bãi đá ở vùng triều nên có khả năng thích rất tốt với biên độ dao động rộng của điều kiện môi trường. Kết quả biến động về điều kiện môi trường trong quá trình nuôi vỗ ốc đĩa phù hợp với kết quả điều tra về điều kiện môi trường tại bãi ốc phân bố ngoài tự nhiên trong báo cáo chuyên đề đặc điểm phân bố của ốc đĩa tại Quảng Ninh năm 2012 của nhóm thực hiện đề tài (Ngô Anh Tuấn và ctv, 2013).

3.1.2 Kỹ thuật chăm sóc và quản lý bể nuôi

Do ốc đĩa là loài ưa cạn nên trong quá trình nuôi vỗ, các giá thể là đá tảng, vỏ hầu và khay nhựa được sử dụng để làm vật bám cho ốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ốc đĩa thường bám vào vật bám hoặc thành bể ở ngay phía trên mép nước và thường tập trung thành từng cụm. Ốc thường nằm im trong khoảng thời gian ban ngày và chỉ di chuyển để bắt mồi hay kết cặp giao phối trong khoảng thời gian từ chập tối tới sáng sớm ngày hôm sau.

Hình 3.1: Bể nuôi vỗ ốc đĩa bố mẹ

Trong quá trình nuôi vỗ, 3 loại thức ăn là tảo bám loài Navicula sp., tảo khô dạng phiến và rong câu tươi được sử dụng kết hợp để làm thức ăn cho ốc. Tảo bám Navicula sp. được nuôi sinh khối trong thùng nhựa 220 lít và bể composite 2m3, vật bám sử dụng là các miếng nylon có kích thước 1,0 x 1,0 m. Rong câu tươi (Gracilaria sp) được mua về và nuôi giữ trong thùng nhựa để cho ốc ăn hàng ngày.

Hình 3.2: Rong câu tươi, tảo khô và tảo bám làm thức ăn cho ốc đĩa bố mẹ

Tảo bám được cho ốc ăn hàng ngày theo nhu cầu của ốc, các miếng tảo bám được cho thẳng vào bể nuôi vỗ ốc vào buổi sáng, ốc đĩa bò trực tiếp lên trên miếng vật bám để ăn tảo. Khi thấy mầu tảo trên miếng vật bám mờ đi, sẽ tiến hành thay miếng vật bám có cấy tảo mới. Trong khi đó, rong câu tươi và tảo khô dạng phiến được sử dụng để cho ốc ăn vào buổi chiều với khẩu phần khoảng 5% khối lượng thân.

Hình 3.3: Thức ăn tảo bám (Navicula sp.) trong quá trình nuôi thành thục ốc đĩa

Đối với 3 loại thức ăn sử dụng trong quá trình nuôi vỗ thì tảo bám là loại thức ăn mà ốc đĩa sử dụng nhiều nhất, sau đó đến thức ăn là rong câu tươi, còn tảo khô dạng phiến thì ít được ốc sử dụng. Điều này có thể được giải thích là do tảo bám là loại thức ăn chính của ốc đĩa ngoài tự nhiên, bên cạnh đó do tảo bám được nuôi cấy vào những miếng vật bám là túi nylon do đó rất thuận lợi cho ốc khi vừa sử dụng làm giá thể bám vừa có sẵn thức ăn trên đó. Đối với rong câu tươi và tảo khô dạng phiến, khi cho ăn phải thả hẳn vào trong bể do đó, cũng gây khó khăn cho ốc khi sử dụng, đặc biệt là tảo khô dạng phiến thường hay tan trong bể làm cho ốc khó có thể bắt mồi được.

Hình 3.4: Thức ăn rong câu tươi trong quá trình nuôi thành thục ốc đĩa

Trong quá trình nuôi thành thục, ốc đĩa có hiện tượng kết cặp giao phối. Hiện tượng này chỉ xảy ra vào buổi tối, khi đó ốc sẽ bám vào giá thể hoặc thành bể theo cặp chồng lên nhau. Hiện tượng kết cặp giao phối thường xẩy ra trước khi ốc sinh sản.

Hình 3.5: Ốc đĩa kết cặp giao phối trong quá trình nuôi vỗ

3.1.3 Kết quả nuôi thành thục ốc đĩa bố mẹ

Trong thời gian nghiên cứu, tổng số ốc đĩa bố mẹ đã thu mua gom được là 5.600 con. Kết quả nuôi vỗ thành thục được trình bảy trong bảng sau:

Bảng 3.2: Kết quả nuôi thành thục ốc đĩa bố mẹ STT Tháng Số ốc (con) Mật độ (con/m2) Tỷ lệ sống (%) Tỷ lệ thành thục (%) 1 5 500 42 75,5 65,2 2 6 800 67 78,2 68,8 3 7 1100 92 81,0 76,5 4 8 1000 83 85,7 77,0 5 9 1200 100 82,6 78,5 6 10 1000 83 81,5 80,2 Trung bình 78 80,8 ± 3,5 74,4 ± 6,0

Do sản lượng khai thác ốc đĩa thấp đặc biệt là ốc đĩa đạt kích cỡ bố mẹ, do đó phải tiến hành thu mua gom ốc theo nhiều đợt và diễn ra trong thời gian dài. Vì vậy, việc thu gom này ít nhiều ảnh hưởng tới tỷ lệ sống của ốc trong quá trình nuôi vỗ sau này. Tỷ lệ sống trung bình của ốc đĩa trong thời gian nuôi vỗ là khá cao, đạt trung bình

80,8 ± 3,5%, trong đó, tỷ lệ sống của ốc thấp nhất là vào tháng 5 (75,5%) và cao nhất là vào tháng 8 (85,7%). Trong quá trình nuôi vỗ, ốc bị chết chủ yếu trong khoảng thời gian 3 ngày đầu sau khi thu gom (chiếm khoảng 15 - 20%) và ốc bị chết thường là những con có kích thước lớn.

Ốc đĩa thành thục sinh dục là ốc có cơ quan sinh dục phát triển từ giai đoạn III trở đi. Tỷ lệ thành thục của ốc đĩa trong quá trình nuôi thành thục tăng dần trong thời gian nghiên cứu. Tỷ lệ thành thục của ốc thấp nhất là 65% trong tháng 5 và cao nhất là 80,2% trong tháng 10 (trung bình 74,4 ± 6,0%). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Đặng Khánh Hùng (2012), theo đó mùa vụ sinh sản của ốc đĩa kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10, trong đó mùa vụ sinh sản chính là từ tháng 8 đến tháng 10. Tuy nhiên, khi so sánh với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Xuân Thu (2000) trên đối tượng ốc hương (B.

areolata), thì mùa vụ sinh sản của ốc đĩa ngắn hơn nhiều, trong khi mùa vụ sinh sản của

ốc hương kéo dài từ tháng 3 đến tháng 10 với tỷ lệ thành thục là 60-90%.

Theo Dương Văn Hiệp (2010), mùa vụ sinh sản chính của ốc nhảy (S. canarium) tại Quảng Ninh kéo dài từ tháng 4 đến tháng 8, trong khi tại Khánh Hòa thì mùa vụ sinh sản chính của ốc nhảy tập trung vào hai đợt (tháng 2-4 và tháng 7-8) (Lê Thị Ngọc Hòa và cộng sự, 2009). Zaidi và cộng sự (2005) cho biết, mùa vụ sinh sản của ốc nhảy tại Malaysia kéo dài từ cuối tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Sự khác nhau về mùa vụ sinh sản của ốc nhảy ở Quảng Ninh và Khánh Hòa là do ở miền Bắc nhiệt độ trong các tháng mùa đông rất thấp, kéo dài từ cuối tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ thấp đã kìm hãm sự thành thục của ốc nhảy. Đến tháng 3 khi nhiệt độ tăng lên thì tuyến sinh dục bắt đầu phát triển và tháng 4 ốc bắt đầu sinh sản. Do Khánh Hòa không chịu ảnh hưởng gió mùa như miền Bắc, nhiệt độ ít có biến động lớn trong năm cho nên mùa vụ sinh sản của ốc xảy ra sớm hơn ở miền bắc (vào tháng 2) và thời gian sinh sản trong năm cũng dài hơn.

3.2 Kỹ thuật kích thích sinh sản ốc đĩa

Ốc sau khi kích thích sinh sản sẽ được cho vào bể đẻ có bổ sung giá thể làm vật bám cho ốc đẻ. Kết quả kích thích sinh sản ốc đĩa được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3.3: Kết quả kích thích sinh sản ốc đĩa Phương pháp kích thích Số bọc trứng Số phôi/bọc SSS thực tế (bọc trứng/ốc cái) Tỷ lệ thụ tinh (%) Tỷ lệ nở (%) Sốc nhiệt + thay nước 210 ± 7,1a 98,6 ± 4,1a 4,2 ± 0,14a 94,0 ± 3,6a 80 ± 2,5a

Sốc nhiệt + Tia cực tím 235 ± 5,5b 92,3 ± 2,5a 4,7 ± 0,11b 90,6 ± 2,1a 80 ± 0,5a

Sốc nhiệt + H2O2 239 ± 2,6b 93,7 ± 2,5a 4,8 ± 0,05b 93,6 ± 1,5a 81 ± 2,0a

Trung bình 228 ± 15,7 94,9 ± 3,3 4,6 ± 0,3 92,7 ± 1,9 80 ± 0,7

Bảng 3.3 cho thấy, đối với cả 3 phương pháp kích thích ốc đều sinh sản với số lượng bọc trứng trung bình là 228 ± 15,7 (bọc trứng/đợt); Tuy nhiên, có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về số lượng bọc trứng và sức sinh sản thực tế của ốc đĩa trong từng nghiệm thức thí nghiệm (p<0,05). Số lượng bọc trứng của ốc đĩa trong thí nghiệm kích thích sinh sản bằng sốc nhiệt kết hợp thay nước là thấp nhất (trung bình 210 ± 7,1 bọc trứng/đợt) so với phương pháp kích thích sinh sản bằng sốc nhiệt kết hợp chiếu tia cực tím (235 ± 5,5 bọc trứng/đợt) và sốc nhiệt kết hợp với ngâm trong dung dịch ôxy già (239 ± 2,6 bọc trứng/đợt).

Đối với phương pháp kích thích sinh sản bằng sốc nhiệt kết hợp ngâm trong dung dịch ôxy già thì số lượng bọc trứng thu được là lớn nhất (trung bình 239 ± 2,6 bọc trứng/đợt), tuy nhiên kết quả này không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê so với phương pháp kích thích bằng sốc nhiệt kết hợp với chiếu tia cực tím (trung bình 235 ± 5,5 bọc trứng/đợt). Tương tự, sức sinh sản thực tế của ốc đĩa đạt giá trị lớn nhất là 4,8 ± 0,05 bọc trứng/ốc cái/đợt khi kích thích sinh sản bằng phương pháp sốc nhiệt kết hợp ngâm trong dung dịch H2O2 và thấp nhất là 4,2 ± 0,14 bọc trứng/ốc cái/đợt khi kích thích sinh sản bằng phương pháp sốc nhiệt.

Hình 3.6: Vệ sinh ốc đĩa bố mẹ trước khi kích thích sinh sản

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, số lượng phôi của ốc đĩa đạt trung bình 94,9 ± 3,3 phôi/bọc trứng và có giá trị lớn nhất ở nghiệm thức kích thích bằng sốc nhiệt kết hợp thay nước (98,6 ± 4,1 phôi/bọc trứng) và thấp nhất khi sử dụng phương pháp kích thích sốc nhiệt kết hợp chiếu tia cực tím (92,3 ± 2,5 phôi/bọc trứng). Tuy nhiên, không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về các giá trị này trong cả 3 nghiệm thức thí nghiệm trên (p>0,05).

Hình 3.7: Hệ thống đèn tia cực tím dùng để kích thích sinh sản ốc đĩa

Do ốc đĩa là loài thụ tinh trong nên khi ốc đẻ trứng ra ngoài môi trường thì trứng đã được thụ tinh, do đó, tỷ lệ thụ tinh của trứng ốc đĩa là rất cao, trung bình là 92,7 ± 1,9% (Bảng 3.3). Mặc dù có sự khác nhau về tỷ lệ thụ tinh của trứng trong các nghiệm thức thí nghiệm, tuy nhiên sự sai khác này là rất nhỏ và không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tương tự, do phôi ốc đĩa phát triển và trải qua các giai đoạn phân cắt trong bọc trứng, tách biệt với môi trường bên ngoài nên tỷ lệ nở là rất cao (trung bình 80 ± 0,7 %). Tuy nhiên, việc xác định tỷ lệ nở của trứng ốc đĩa trong quá trình thực hiện nội dung nghiên này gặp nhiều khó khăn do thời gian phân cắt trứng, phát triển phôi của ốc đĩa rất dài và không cùng thời điểm mặc dù những bọc trứng đẻ trong cùng một đợt kích thích sinh sản.

Mặc dù cùng có hình thức sinh sản tương tự nhau (thụ tinh trong, đẻ trứng trong bọc) nhưng sức sinh sản thực tế của ốc đĩa khi so sánh với ốc hương là nhỏ hơn nhiều lần (sức sinh sản thực tế của ốc hương là 38 bọc trứng/ốc cái/lần đẻ) và số lượng trứng/bọc trứng của ốc hương (743 trứng/bọc) cũng lớn hơn nhiều lần so với ốc đĩa trong nghiên cứu này (Nguyễn Thị Xuân Thu và cộng sự, 2000). Điều này có thể được giải thích là do có sự khác nhau về kích thước và khối lượng của đàn bố mẹ giữa 2 loài ốc này.

Quan sát hình dạng và vị trí của bọc trứng ốc đĩa sau khi ốc đẻ cho thấy, ốc đĩa là loài động vật chân bụng có tập tính sinh sản có nhiều điểm khác biệt so với các loài động vật chân bụng khác đã được nghiên cứu như ốc hương, ốc nhảy. Ốc đĩa chỉ đẻ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật nuôi thành thục, cho đẻ và theo dõi quá trình phát triển phôi, ấu trùng của ốc đĩa (nerita balteata reeve, 1855) tại quảng ninh (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)