Nội dung nghiên cứu của đề tà

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ trong quản lý tổng hợp bệnh hại chủ yếu trên cây hồ tiêu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho người dân nghèo tỉnh quảng trị (Trang 73 - 74)

VI. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1 Kết luận

1.1. Nội dung nghiên cứu của đề tà

- Đã xác định đƣợc 7 loại bệnh hại, trong đó bệnh vàng lá chết chậm do tuyến trùng Meloidogyne incognita là tác nhân chính kết hợp một số nấm rễ khác và bệnh chết nhanh do nấm Phytophthora sp.là các đối tƣợng gây hại phổ biến, nguy hiểm và ảnh hƣởng nghiêm trọng đến năng suất cây hồ tiêu.

- Chế phẩm SH1 có khả năng hạn chế đƣợc mật độ tuyến trùng và số mầm bệnh nấm Fusarium sp., hiệu quả phòng trừ tuyến trùng trong đất đạt 81,0%, tuyến trùng trong rễ đạt hiệu quả 76,8% sau 3 tháng xử lý. Hiệu quả giảm số mầm bệnh nấm

Fusarium sp. trong đất là 60,8% và tỷ lệ rễ nhiễm là 55,3%.

- Thuốc Nokap 25 EC và thuốc Oncol 20 ND có hiệu quả phòng trừ tuyến trùng trong đất và rễ hồ tiêu cao nhất là 78,1 – 80,6%. Thuốc VibenC 50BTN 0,2% có hiệu quả phòng trừ nấm Fusarium sp. đạt cao nhất từ 60,7 - 72,3%.

- Chế phẩm sinh học (Trichoderma và SH1) có tác dụng hạn chế bệnh chết nhanh, hiệu quả phòng trừ đạt: 50,1 – 66,8%. Thuốc Agrifos 400 với nồng độ 1% có tác dụng tốt ngăn chặn sự gây hại của bệnh, sau đó là thuốc Aliette 80 WP nồng độ 0,2% và Ridomil gold 68 nồng độ 0,3%.

- Áp dụng đồng bộ các biện pháp tổng hợp trong mô hình nâng cao hiệu qu ả phòng trừ. Hiệu quả phòng trừ bệnh chết nhanh đạt cao nhất là 80,0% sau 12 tháng xử lý. Hiệu quả giảm mật độ tuyến trùng trong đất đạt cao nhất là 84,2% sau 6 tháng xử

73

lý, mật độ tuyến trùng rễ đạt cao nhất là 81,3% sau 9 tháng xử lý. Hiệu quả giảm số mầm bệnh nấm Fusarium sp. trong đất đạt cao nhất là 86,7% sau 9 tháng xử lý, hiệu quả giảm tỷ lệ rễ nhiễm nấm này đạt cao nhất là 81,1% sau 9 tháng xử lý. Hiệu quả phòng trừ bệnh vàng lá chết chậm đạt cao nhất là 84,3% sau 12 tháng xử lý.

- Năng suất trong mô hình cao hơn ruộng đại trà 3,2 tạ/ha, tăng 28,5%, do vậy lãi trong mô hình so 1ha ở ngoài ruộng sản xuất nông dân đạt 59,6 triệu đồng. Giảm chi phí thuốc bảo vệ thực vật 24,1 triệu đồng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ trong quản lý tổng hợp bệnh hại chủ yếu trên cây hồ tiêu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho người dân nghèo tỉnh quảng trị (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)