d. Hiệu quả của một số chế phẩm sinh học đối với bệnh chết nhanh
1.3.2.3. Hiệu quả giảm mức độ gây hại bệnh vàng lá chết chậm
Bệnh vàng lá chết chậm nguyên nhân gây bệnh là do bộ phận rễ bị gây hại. Tuy nhiên, để đánh giá mức độ gây hại bên cạnh việc theo dõi các tác nhân gây bệnh, thì tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh vàng lá cũng dùng để chỉ ra mức độ bị bệnh của cây trên mặt đất. Chúng tôi cũng tiến hành hành điều tra sau 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và 12 tháng, kết quả thu đƣợc ở bảng 28.
Bảng 28. Hiệu quả giảm mức độ gây hại bệnh vàng lá chết chậm của mô hình tại Quảng Trị
TT Thời gian theo dõi
Trong mô hình Ngoài mô hình HQP T (%) TLB(%) CSB(%) TLB(%) CSB(%) 1 Trƣớc xử lý 32,8 15,2 31,6 16,3 2 Sau xử lý 3 tháng 8,4 2,9 21,2 8,8 64,7 3 Sau xử lý 6 tháng 9,2 3,2 26,8 12,0 71,4 4 Sau xử lý 9 tháng 10,4 3,7 33,6 17,3 77,1 5 Sau xử lý 12 tháng 12,4 4,3 42,4 29,3 84,3
61
Bệnh vàng lá chết chậm không nguy hiểm bằng bệnh chết nhanh, nhƣng nó lại là bệnh gây hại rất phổ biến ở tất cả các vùng trồng hồ tiêu của tỉnh Quảng Trị. Qua các kết quả điều tra cho thấy số vƣờn nhiễm bệnh này lên đến 70 – 75%, trong đó có đến 30 – 35% số vƣờn bị nặng ảnh hƣởng lớn đến năng suất hồ tiêu. Hiệu quả phòng tr ừ đối với bệnh vàng lá chết chậm trong mô hình thể hiện rất rõ. Trƣớc khi tiến hành mô hình tỷ lệ bệnh đạt 32,8% và chỉ số bệnh là 15,2%, sau 12 tháng theo dõi mức độ gây hại của bệnh giảm rõ, tỷ lệ bệnh lúc này chỉ còn 12,4% và chỉ số bệnh là 4,3%, đạt hiệu quả phòng trừ là 84,3%.
Bệnh vàng lá chết chậm thƣờng biểu hiện mạnh vào giai đoạn tháng 3 đến tháng 8 hàng năm tại Quảng Trị. Sau khi thu hoạch xong vào tháng 8, vƣờn đƣợc dọn sạch và chăm sóc bón phân, thêm vào đúng giai đoạn mƣa, mƣa nhiều nên mật độ tuyến trùng giảm đi rõ rệt, lúc này cây hồ tiêu bắt đầu ra rất nhiều hệ rễ tơ mới, giai đoạn này tất cả các vƣờn ngoài mô hình cũng đều hồi xanh trở lại. Sau giai đoạn mƣa ở Quảng Trị, đất đủ ẩm, nhiệt độ tăng lên, tuyến trùng trong đất phát triển gia tăng nhanh về số lƣợng, bắt đầu tấn công vào hệ rễ mới ra, triệu chứng vàng lá bắt đầu xuất hiện trên vƣờn. Khi mật số tác nhân gây bệnh ngày càng gia tăng, không có biện pháp hạn chế nguồn bệnh, bệnh biểu hiện mạnh vào cuối vụ, sau 12 tháng tỷ lệ bệnh ngoài mô hình lên tới 42,4 % và chỉ số bệnh 29,3%.
Diễn biến của bệnh vàng lá đƣợc lặp lại qua một vài vụ, khi mật số tác nhân gây bệnh phát triển mạnh, cây càng ngày càng còi cọc, lâu dần dẫn đến rụng đốt, chết cây. Để có đƣợc sản xuất bền vững, ngƣời nông dân cần quan tâm đến phòng trừ đối tƣợng bệnh này trên đồng ruộng.