Tủ gốc để giữ ẩm cho gốc cây hồ tiêu vào đầu mùa khô giúp cho bộ rễ của cây phát triển tốt, bổ sung thêm chất hữu cơ cho cây, tăng độ xốp của đất và tạo điều kiện cho đất thoát nƣớc dễ dàng hơn trong mùa mƣa. Nghiên cứu ảnh hƣởng của vật liệu tủ gốc trong mùa khô đến mức độ gây hại của bệnh chết nhanh trong năm, kết quả thí nghiệm đƣợc ghi nhận ở bảng 21.
51
Bảng 21. Ảnh hƣởng của vật liệu tủ gốc đến bệnh chết nhanh (Quảng trị, 2010) TT Công thức thí nghiệm Tỷ lệ bệnh (%) Trƣớc tủ gốc Sau 5 tháng Sau 7 tháng 1 Phủ rơm 3,2 5,7 a 7,8 a 2 Phủ vỏ cà phê ủ hoai 3,5 6,4 a 8,4 a
3 Phủ vỏ trấu + 1/3 phân chuồng hoai 3,6 6,6 a 8,7 a
4 Không tủ gốc 2,9 12,8 b 16,8 b
CV (%) 24,5 24,0
Ghi chú: các chữ khác nhau trong cùng một cột chỉ sự sai khác có ý nghĩa với P ≤ 0,05
Bổ sung chất hữu cơ với phủ gốc bằng vỏ trấu + 1/3 phân chuồng hoai, rơm, vỏ cà phê đã ủ hoai có thể hạn chế đƣợc bệnh chết nhanh cây hồ tiêu, sau 7 tháng ở các công thức tủ gốc tỷ lệ bệnh đạt từ 7,8 đến 8,7%. Công thức không tủ gốc cho tỷ lệ bệnh cao hơn (16,8%). Bên cạnh việc hạn chế bệnh, ở các công thức tủ gốc giúp cho cây sinh trƣởng tốt hơn, rễ tơ ra nhiều hơn, đặc biệt tủ gốc theo công thức: vỏ trấu + 1/3 phân chuồng hoai.
Việc tủ gốc giúp kích thích sự phát triển của rễ cây, làm tăng khả năng hấp thu chất dinh dƣỡng, giảm hiện tƣợng bay hơi của đất, tăng khả năng giữ đất và nƣớc trong mùa khô, giảm việc nƣớc chảy trên bề mặt, tạo điều kiện thoát nƣớc tốt, ổn định nhiệt độ của đất và cung cấp một lƣợng chất dinh dƣỡng lớn cho các vi khuẩn trong đất. Các chất hữu cơ phân huỷ giải phóng ra amoniac và các axit hữu cơ dễ bay hơi có thể diệt bệnh Phytophthora, chất hữu cơ còn lại kích thích các vi sinh vật đối kháng với nấm bệnh trong đất phát triển (Lazarovits và cộng sự, 2001).