Khi thêm thành phần bất định của hệ thống quá trình quá độ tắt lâu hơn và sai lệch quá độ cũng lớn hơn. Song vẫn đảm bảo được ổn định cũng như dự trữ ổn định của hệ thống. Các chỉ tiều đánh giá đạt được như sau:
Từ đặc tính mềm của đặc tính xấu nhất không bao điểm (-1;j0) đảm bảo hệ thống ổn định và dự trữ ổn định. Độ tắt dần đạt rất cao: max 0.941 1 max 2 max 1 = ∆ ∆ − ∆ = h h h ψ Độ sai lệch quá độ: .100% 23.8% 1 238 . 0 1 1 = = ∆ = h δ
Thời gian của bộ điều chỉnh tính toán được (tt = 400 giây) ít hơn thời gian điều chỉnh thực tế ở nhà máy (tnm = 900 giây)
Hình 3.15: 1, Đặc tính quá độ của hệ thống; 2, Đặc tính quá độ của hệ thống ở chế độ xấu nhất.
LÊ PHẤN DŨNG – KHÓA 2009 LỚP KỸ THUẬT NHIỆT - LẠNH 83/85
Ta nhận thấy rằng, với bộ điều khiển bền vững chất lượng cao thì kết quả tính toán cho nhà máy Uông Bí Mở Rộng 1 có độ ổn định cao, thời gian điều chỉnh ít, độ tắt dần lớn. Hệ thống ổn định ngay cả trong trường hợp biến thiên xấu nhất của đối tượng.
Kết luận
- Sơ đồ điều khiển tại nhà máy chưa đáp ứng được yêu cầu của hệ thống, cần cải thiện sơ sồ hệ thống điều khiển và chất lượng của bộ điều chỉnh hơi quá nhiệt.
- Chất lượng bộ điều khiển thích nghi bền vững thu được dựa trên nguyên lý thích nghi bền vững đáp ứng được yêu cầu hệ thống đặt ra.
LÊ PHẤN DŨNG – KHÓA 2009 LỚP KỸ THUẬT NHIỆT - LẠNH 84/85
KẾT LUẬN
1. Xây dựng thành công về mặt lý thuyết hệ thống điều khiển thích nghi bền vững cho bộ quá nhiệt tại Nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng 1. Hệ thống xây dựng được có cấu trúc đơn giản nhưng vẫn đảm bảo tính tối ưu và ổn định bền vững.
2. Đề xuất phương án hiệu quả nhận dạng đối tượng bất định trong điều kiện vận hành vận dụng được trong thực tế đem lại kết quả tin cậy.
3. Bộ điều khiển bền vững nhận được đảm bảo hệ thống vẫn ổn định trong toàn dải công suất làm việc của đối tượng có tính bất định lớn.
4. Phần mềm Cascad là công cụ hữu hiệu giải quyết bài toán nhận dạng đối tượng bất định, tổng hợp bộ điều chỉnh thích nghi bền vững cho kết quả nhanh chóng và chính xác.
5. Phương pháp nêu ra trong luân văn có thể áp dụng để cải thiện chất lượng điều khiển thực tế tại Nhà máy nhiệt điện Uông Bí. Đồng thời mở ra hướng giải quyết cho các Nhà máy nhiệt điện khác.
LÊ PHẤN DŨNG – KHÓA 2009 LỚP KỸ THUẬT NHIỆT - LẠNH 85/85
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TSKH.VS. Nguyễn Văn Mạnh. (1991), Các bài toán nhiệt tối ưu phi tuyến và phương pháp vượt khe, Năng lượng nhiệt số 2, Trang 43-50.
2. PGS.TSKH.VS. Nguyễn Văn Mạnh. (2000), Hướng dẫn sử dụng phần mềm Cascad, Hà Nội.
3. PGS.TSKH.VS. Nguyễn Văn Mạnh, (2010), Bài giảng Phương pháp tối ưu hóa trong quá trình nhiệt – lạnh, Hà Nội.
4. PGS.TSKH.VS. Nguyễn Văn Mạnh, (2010), Bài giảng Điều khiển bền vững quá trình nhiệt – lạnh, Hà Nội.
5. PGS.TSKH.VS. Nguyễn Văn Mạnh. (1999), Phương pháp tối ưu hóa hệ thống bất định, Luận án TSKH, Trường Năng lượng Matxcơva, Mockla.
6. PGS.TSKH.VS. Nguyễn Văn Mạnh. (2002), Tổng hợp bền vững tối ưu hệ
thống điều khiển đối tượng bất định, Thông báo khoa học, Hội nghị toàn quốc tự động hóa lần V-VICA, Hà Nội.
7. PGS.TSKH.VS. Nguyễn Văn Mạnh. “Assessing the stability margin of linear multibariable control systems in accordance with a “”soft” oscillation index”, Thermal Enginering, Vol 44, No10, P809-815.
8. Nguyễn Doãn Phước. (2007), Lý thuyết điều khiển nâng cao, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
9. Nguyễn Doãn Phước & Phan Xuân Minh. (2000), Điều khiển tối ưu và bền vững, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
10. Trương Ngọc Tuấn – Đàm Xuân Hiệp – Trương Huy Hoàng. (2006), Nguyên lý và thiết bị trong các nhà máy điện, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 11. Nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng 1, (2003), Tài liệu thiết kế và hướng dẫn
vận hành hệ thống hơi quá nhiệt Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí mở rộng 1, Uông Bí.