Các nhiệm vụ cụ thể

Một phần của tài liệu Các giải pháp về quản lý chất thải rắn ở đô thị (Trang 40 - 49)

a) Bộ Xây dựng

- Trình Thủ tướng Chính phủ Đề án quy hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn cho các đô thị và khu công nghiệp vào quý IV năm 2005.

- Tổ chức lập quy hoạch quản lý chất thải rắn, chất thải rắn nguy hại cho các vùng liên tỉnh, vùng đặc thù.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ rà soát, bổ sung và xây dựng mới các tiêu chuẩn, quy phạm về các công trình xử lý chất thải rắn.

- Xây dựng chương trình đầu tư thí điểm áp dụng các công nghệ xử lý rác hạn chế chôn lấp, ưu tiên áp dụng các công nghệ được nghiên cứu trong nước (đáp ứng yêu cầu xử lý chất thải rắn), khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia nghiên cứu và phát triển việc tái chế, sử dụng lại rác thải.

- Hoàn thành việc rà soát nội dung, đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược quản lý chất thải rắn, đề xuất các vấn đề cần chỉnh sửa, bổ sung trình Thủ tướng Chính phủ vào quý II năm 2006.

- Trình Thủ tướng Chính phủ Chương trình mục tiêu nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp tham gia quản lý, hoạt động trong lĩnh vực xử lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp.

- Chỉ đạo việc nghiên cứu, triển khai thực hiện một số dự án đầu tư xây dựng khu xử lý chất thải rắn có tính chất vùng liên tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương lập kế hoạch, chương trình, danh mục dự án đầu tư theo nhóm tỉnh để bố trí vốn ngân sách, vốn ODA và huy động các nguồn vốn khác theo đúng thứ tự ưu tiên.

- Xây dựng mô hình tổ chức và các cơ chế, chính sách phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng dịch vụ, đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội đồng Khoa học kỹ thuật chuyên ngành đánh giá, cấp chứng nhận cho các công nghệ thuộc lĩnh vực chất thải rắn nếu các công nghệ này áp dụng được vào thực tiễn.

b) Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Hoàn thành việc rà soát nội dung, đánh giá kết quả thực hiện Quy chế quản lý chất thải nguy hại, đề xuất các vấn đề cần chỉnh sửa, bổ sung trình Thủ tướng Chính phủ vào quý II năm 2006.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ rà soát, xây dựng đồng bộ hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn áp dụng các tiêu chuẩn môi trường trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn.

- Chủ trì xây dựng quy chế phối hợp giữa các tổ chức thanh tra môi trường và thanh tra xây dựng các cấp nhằm tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, phát huy hiệu quả phòng chống, khắc phục ô nhiễm môi trường do rác thải, đặc biệt là chất thải công nghiệp.

c) Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Cân đối, bố trí đủ nguồn vốn để thực hiện công tác quy hoạch, các chương trình, dự án về chất thải rắn và việc xử lý triệt để các bãi rác gây ô nhiễm nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương bố trí vốn cho công tác quản lý chất thải rắn các tỉnh theo đúng chương trình, kế hoạch đã được duyệt để tránh trùng lặp và đúng thứ tự ưu tiên.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng hướng dẫn cơ chế đấu thầu, đặt hàng các sản phẩm, dịch vụ công ích hạ tầng kỹ thuật đô thị, xây dựng mẫu Hợp đồng cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đơn vị cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích hạ tầng kỹ thuật đô thị.

d) Bộ Tài chính

- Trong quý II, năm 2006, chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường soạn thảo, trình Chính phủ ban hành Nghị định về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn.

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương rà soát, nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, hoàn thiện các cơ chế, chính sách về tài chính, giá dịch vụ thu gom và xử lý chất thải rắn, ... nhằm khuyến khích các hoạt động nghiên cứu, áp dụng công nghệ mới nhằm giảm thiểu chất thải, xử lý, tái chế và tái sử dụng chất thải, cơ khí chế tạo thiết bị vận tải, công nghệ xử lý chuyên dùng trong lĩnh vực chất thải rắn.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng các cơ chế chính sách ưhỗ trợ và khuyến khích cho các dự án đầu tư trong lĩnh vực xử lý, tái chế, tái sử dụng chất thải.

đ) Bộ Khoa học và Công nghệ

Rà soát, ban hành đồng bộ hệ thống tiêu chuẩn về lĩnh vực chất thải rắn.

e) Bộ Công thương

- Tổ chức thống kê và đánh giá các loại chất thải của ngành công nghiệp, phối hợp với Bộ Xây dựng thực hiện quy hoạch quản lý chất thải rắn công nghiệp, đặc biệt là chất thải công nghiệp nguy hại.

- Trình Thủ tướng Chính phủ trong quý IV năm 2005 Đề án hạn chế và giảm dần việc sử dụng hóa chất độc hại, các bao bì làm từ các loại vật liệu khó phân hủy trong công nghiệp, thay thế bằng các nguyên, vật liệu thân thiện môi trường.

g) Bộ Y tế

- Quý III năm 2006, hoàn thành việc rà soát nội dung, đánh giá kết quả tình hình thực hiện Quy chế quản lý chất thải rắn y tế, đề xuất các vấn đề cần chỉnh sửa, bổ sung.

- Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện quy hoạch tổng thể về quản lý chất thải rắn y tế sau khi được Thủ tướng Chính phủ ban hành.

h) Bộ Văn hóa - Thông tin

Chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật, các vấn đề bức xúc về quản lý vệ sinh môi trường thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như tăng thời lượng phát sóng, các tin, bài trong chương trình phát thanh, truyền hình về môi trường và trên báo chí, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của người dân về vấn đề quản lý chất thải.

i) Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Từ nay đến năm 2006, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải hoàn thành việc rà soát, điều chỉnh hoặc lập mới quy hoạch quản lý và xử lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp, có xem xét đến các yếu tố vùng tỉnh, vùng liên tỉnh.

- Trong quý III năm 2005, hoàn thành việc xây dựng kế hoạch xử lý chất thải y tế tập trung cho các cơ sở y tế trong đô thị và vùng lân cận để phát huy hết công suất lò đốt đã được đầu tư xây dựng.

- Xây dựng và ban hành đơn giá dịch vụ tại các địa phương trên cơ sở định mức dự toán do Bộ Xây dựng ban hành, đồng thời tổ chức thực hiện cơ chế đấu thầu hoặc đặt hàng đối với việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn.

- Chỉ đạo, giám sát chặt chẽ việc kê khai định kỳ khối lượng, thành phần chất thải rắn của các cơ sở công nghiệp trên địa bàn. Trong năm 2005, triển khai ngay các biện pháp hữu hiệu buộc các cơ sở công nghiệp phải xử lý triệt để lượng chất thải rắn phát sinh bằng các giải pháp thích hợp. Đối với chất thải rắn công nghiệp nguy hại, phải ký hợp đồng xử lý với các đơn vị có đủ điều kiện và được phép xử lý.

- Chỉ đạo thực hiện công tác phân loại chất thải rắn tại hộ gia đình đối với những đô thị đã xây dựng các công trình tái chế chất thải rắn.

- Tổ chức củng cố, kiện toàn và sắp xếp đổi mới các doanh nghiệp nhà nước thuộc quyền quản lý, nâng cao năng lực toàn diện thực hiện tốt việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ công ích trên địa bàn.

- Xây dựng các chính sách ưu đãi cụ thể nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế khác tham gia đầu tư trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn tại địa phương.

- Tổ chức tuyên truyền, vận động, thông tin, quảng bá trong các chương trình phát thanh của phường, xã và trong các buổi sinh hoạt của hội phụ nữ, đoàn thanh niên, tổ dân phố để nâng cao ý thức cộng đồng một cách thường xuyên, đồng thời kết hợp việc tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát các đơn vị tham gia quản lý chất thải rắn trên địa bàn và ý thức chấp hành của người dân, có biện pháp xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.

PHẦN III. KẾT LUẬN

Qua việc nghiên cứu đề tài chúng ta đã thấy rõ được tình trạng ô nhiễm chất thải rắn ở các khu đô thị cũng như thực trạng quản lý của nhà nước ta về vấn đề này hiện nay còn rất nhiều khó khăn và hạn chế. Từ đó việc đưa ra những biện pháp quản lý cụ thể, thống nhất nhằm hạn chế phần nào những hậu quả do quá trình đô thị hóa mang lại là một vấn đề thiết yếu hiện nay. Vì vậy, công tác quản lý cũng cần phải được chú trọng và phải đưa ra những biện pháp mang tính khả thi. Nước ta đang trong quá trình đô thị hóa mạnh kéo theo sự phát triển của rất nhiều vấn đề và chất thải rắn, một vấn đề đô thị cần quan tâm và giải quyết. Đúng như lời của ông thị trưởng thành phố Tokyo, Nhật Bản nói: “Nếu không muốn bị rác chôn vùi thì chúng ta phải tiêu diệt rác. Đây là một cuộc chiến tranh ác liệt. Chúng ta cần áp dụng các biện pháp khẩn cấp. Nếu để chậm sẽ phải gánh chịu những hậu quả không thể cứu vãn được”./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn

- Nghị định số 174/2007/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn

- Chỉ thị số 23/2005/CT – TTg về đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn tại các Đô thị và Khu Công nghiệp.

- Thông tư liên bộ số 1590/1997/TTLB-KHCNMT-XD của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Bộ Xây dựng về quản lý chất thải rắn đô thị.

- Quy chế quản lý chất thải nguy hại được ban hành kèm theo Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/7/1999 của Thủ Tướng Chính phủ.

- Quy chế quản lý chất thải Y tế ban hành kèm theo Quyết định số 2575/1999/QĐ-YT ngày 27/8/1999 của Bộ Y tế.

- Giáo trình QLNN về Đô thị của Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật năm 2007 do PGS.TS. Tô Đăng Hải.

- Quản lý môi trường do nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội do PGS.TS. Nguyễn Đức Khiển.

- Môi trường và những vấn đề cần quan tâm được xuất bản bởi Công ty Văn Hóa Bảo Thắng của nhiều tác giả.

- Webside: http://www.vietbao.com.vn http://vietnamnet

http://dantri.com

MỤC LỤC

PHẦN I: LỜI NÓI ĐẦU………..…….1

PHẦN II: NỘI DUNG Chương I: Lý luận chung về quản lý chất thải rắn ở đô thị………...3

1. Khái niệm chất thải rắn………...3

2. Nguồn tạo thành chất thải rắn………...3

3. Đặc trưng của chất thải rắn………....4

4. Quản lý chất lượng môi trường và quản lý chất thải rắn…………4

Chương II: Thực trạng ô nhiễm môi trường chất thải rắn ở đô thị hiện nay. 1. Thực trạng chung về chất thải rắn ở đô thị……….6

a. Chất thải rắn sinh hoạt………..………….13

b. Về chất thải công nghiệp………..………….19

c. Về chất thải rắn y tế……….……..21

d. Về chất thải nông nghiệp nguy hại (vùng ngoại thành)………….25

2. Nội dung quản lý và những vấn đề trong quản lý chất thải rắn hiện nay……….…….……….26

a. Nội dung quản lý……….…………..……….26

b. Những vấn đề trong quản lý chất thải rắn hiện nay………..28

Chương III. Các giải pháp về quản lý chất thải rắn ở đô thị………35

1. Các giải pháp quản lý cụ thể về chất thải rắn ở đô thị…………..35

2. Các nhiệm vụ cụ thể……….40

Một phần của tài liệu Các giải pháp về quản lý chất thải rắn ở đô thị (Trang 40 - 49)