Qua 5 năm thực hiện "Chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020" ban hành kèm theo Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg ngày 10 tháng 7 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ, công tác quản lý chất thải rắn đô thị và khu công nghiệp đã từng bước đi vào nề nếp, tình hình môi trường đô thị đang dần được cải thiện. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn trong cả nước ngày càng tăng; các bãi chôn lấp hợp vệ sinh đã và đang tiếp tục được xây dựng bằng nhiều nguồn vốn khác nhau; chất thải y tế và công nghiệp độc hại ở một số đô thị cũng đã được thu gom và xử lý; một số công nghệ mới nhằm tận thu chất thải rắn được nghiên cứu và ứng dụng; một số khu công nghiệp, khu chế xuất đã có những dự án hoặc kế hoạch xử lý chất thải rắn. Nhờ vậy, diện mạo các đô thị đã có chuyển biến tích cực, tạo tiền đề tốt cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội nước ta,các ngành sản xuất kinh doanh, dịch vụ ở các đô thị và khu công nghiệp được mở rộng và phát triển nhanh chóng, một măt đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước, mặt khác tạo ra một lượng chất thải rắn bao gồm chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt, chất thải bệnh viện.
Bộ Xây dựng đã xây dựng Chương trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt áp dụng công nghệ hạn chế chôn lấp giai đoạn 2009 - 2020, với quan điểm kết hợp đầu tư của Nhà nước và khuyến khích, huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư trong lĩnh vực xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị, đảm bảo đáp ứng mục tiêu đến năm 2020 các địa phương đều được đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt áp dụng công nghệ xử lý hạn chế chôn lấp, đặc biệt đối với các khu xử lý chất thải rắn có tính chất vùng bằng các nguồn vốn khác nhau nhằm giải quyết triệt để vấn đề bức xúc về ô nhiễm môi trường do chất thải rắn sinh hoạt đô thị trong toàn quốc.
Việc thải bỏ một cách bừa bãi các chất thải không hợp vệ sinh ở các đô thị và các khu công nghiệp là nguồn gốc chính gây ô nhiễm môi trường.làm nảy sinh các bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống con người.
Một số đô thị đã xây dựng được các dự án quản lý chất thải rắn và cải thiện điều kiện môi trường. Nguồn vốn thực hiện dự án quản lý chất thải rắn có thể từ nguồn ngân sách nhà nước,vốn tín dụng của các tổ chức trong nước và quốc tế.
Chính quyền địa phương, cơ quan quản lý chuyên ngành và các tổ chức xã hội đã phối hợp trong công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc quản lý chất thải rắn ngay từ nguồn thải.
Bước đầu đã có một số mô hình doanh nghiệp công ích ngoài quốc doanh làm dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn hoạt động có hiệu quả ở một vài địa phương.
Công tác quản lý chất thải rắn và vệ sinh môi trường đô thị trong những năm gần đây đã đạt một số thành tựu nhưng đang bộc lộ những tồn tại yếu kém cần khăc phục.
Cho tới nay, các tiêu chuẩn môi trường trong quản lý chất thải nói chung và xử lý chất thải nói riêng đã được ban hành. Bộ Y tế đã có công văn số 4572- ĐTr ngày 8/6/1996 hướng dẫn xử lý chất thải rắn trong bệnh viện.
Hiện này trên phạm vi toàn quốc, lượng chất thải sinh hoạt hành ngày ước tính khoảng 19.315 tấn trong đó chất thải công nghiệp 10,162 tấn, chất thải bệnh viện 212 tấn; chất thải sinh hoạt 8,665 tấn. Như vậy, ước tính trong 20 năm qua tổng lượng chất thải có thể lên tới 130 triệu tấn. Với tỷ lệ thu gom như hiện này là 50% thì lượng chất thỉ còn tồn động là 70 triệu tấn.
Chất thải rắn trở thành nguồn gây ô nhiễm trong không khí, ô nhiễm mặt nước nước ngầm ở hầu hết các đô thị Việt Nam.
Tóm lại, nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải gây ra đang trở thành vấn đề cấp bách đối với hầu hết các đô thị trong cả nước, trong khi đó công tác quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu vực công nghiệp còn rất yếu kém, thể hiện ở các mặt sau đây:
Hiện này, tỉ lệ thu gom chất thải trong cả nước mới đạt khoảng 50% tổng lượng chất thải.
Đa số các tỉnh và thành phố chưa có quy hoạch xử lý chất thải; các bãi chông chất thải chưa theo đúng quy cách bảo đảm vệ sinh môi trường.
Tuy nhiên, công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp ở nước ta vẫn còn nhiều bất cập và yếu kém. Lượng chất thải rắn thu gom chỉ mới đạt khoảng 70% và chủ yếu tập trung ở nội thị; tại nhiều đô thị, khu công nghiệp chất thải nguy hại không được phân loại riêng, còn chôn lấp chung với chất thải sinh hoạt; phần lớn các đô thị, khu công nghiệp chưa có bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh và vận hành đúng quy trình nên ảnh hưởng tới đời sống của nhân dân. Việc lựa chọn địa điểm chôn lấp hoặc khu xử lý chất thải rắn tại các đô thị gặp nhiều khó khăn do không được sự ủng hộ của người dân địa phương; công nghệ xử lý chất thải rắn chưa được chú trọng nghiên cứu và chưa hoàn thiện; các công trình xử lý chất thải rắn hiện còn manh mún, phân tán, khép kín theo địa giới hành chính nên việc đầu tư, quản lý kém hiệu quả, lãng phí đất đai; công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn ở các cấp còn thiếu và yếu.
* Thu gom và vận chuyển chất thải rắn không đáp ứng yêu cầu.
Hầu hết đô thị nước ta hiện nay còn rất yếu kém về việc thu gom và vận chuyển chất thải rắn. Ở các thành phố tỷ lệ thu gom chất thải gần đây dao động từ 50% đến 75%. Ở các thị xã tỷ lệ này chỉ đạt từ 25% đến 45%, thậm chí có một số thị xã và thị trấn chưa có tổ chức thu gom chất thải rắn. Do tỷ lệ thu gom chất thải rắn thấp cùng với ý thức giữ gìn vệ sinh của người dân còn kém
nên đã xảy ra tình trạng vứt rác ra đường, vứt rác vào ao hồ, cống rãnh, song ngòi trong thành phố, làm mất vệ sinh, cảnh quan, làm tắc nghẽn dòng thoát nước và gây ô nhiễm môi trường, môi trường đất và môi trường không khí. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, như thiếu lực lượng lao động thu gom rác, phương tiện, công cụ thu gom, vận chuyển rác vừa thiếu, vừa lạc hậu, vừa bảo dưỡng kém, hay bị hư hỏng. Quy hoạch đô thị không có diện tích tập trung, trung chuyển rác, nhiều ngõ ngách đường phố quá hẹp, xe thu gom rác không đi vào được.
Chất thải rắn thường rơi vãi rải rác trên mặt đường, trong quá trình người bới rác thu hồi chất thải. các thùng rắc đặt trên đường công cộng đôi khi cũng phị phá. Công nhân của URENCO (Công ty Môi trường Đô thị) luôn phải chịu vất vả để thu gom chất thải trên mặt đất.
Các chất thải bị đổ ngay trong phố, làm chậm trễn công việc của URENCO. Hơn nữa, các chất thải này hấp dẫn côn rùng, ruồi, muỗi, chuột là những loại truyền bệnh. Thêm vào đó, khi chuyển chất thải vào các xe tải thường sinh bụi và tỏa ra mùi khó chịu ra xung quanh.
* Chưa phân loại chất thải rắn.
Chất thải rắn đô thị và công nghiệp nước ta chưa được phân loiaj, trước hết là chưa phân loại chất thải rắn độc hại và chất thải rắn thông thường. Mọi thứ chất thải đều đổ thải lẫn lộn, gây ra hậu quả nghiêm trọng và lâu dài đối với môi trường và sức khỏe con người, đặc biệt là sức khỏe của người thu gom rác.
* Xử lý, đổ chất thải rắn không đúng kỹ thuật, không hợp vệ sinh.
Hiện nay ở nước ta trong quy hoạch phát triển đô thị và khu công nghiệp chưa quan tâm thích đáng đến việc đổ chất thải rắn. Công nghệ xử lý chất thải rắn đơn giản và lạc hậu, chủ yếu là bằng chôn lấp. Vị trí bãi chôn rác không được lựa chọn cẩn thận trọng quy hoạch, nhiều nơi chỉ đơn thuần sử dụng điều kiện địa hình đất trũng hay ao hồ có sẵn để làm nơi chôn rác. Các bãi chôn rác
đều không được xây dựng đúng kỹ thuật, không thu gom và xử lý, quy trình đổ rác không đúng kỹ thuật, do đó đã dẫn đến tình trạng rò gỉ, thẩm thấu nước rất rất bẩn ra môi trường xung quanh, gây ô nhiễm môi trường nguồn nước ngầm. Quá trình sử dụng và vận hành chôn lấp chất thải rắn tại bãi chôn lấp không hợp vệ sinh đã tạo nên những “đồi rác”. Thông qua các tác động của tự nhiên như nắng, mưa, gió… quá trình phần hủy các chất thải đã gây ra sự ô nhiếm môi trường. Mùi xũ uế đã gây sự khó chịu cho cư dân sinh sống quanh bãi, đồng thời hấp dẫn côn trùng gây bệnh. Bãi rác bốc mùi hôi thối, các khí mêtan, H2S… bốc lên gây ô nhiễm không khí xung quanh, nói chung là mất vệ sinh, do đó đã xảy ra tình trạng người dân ngăn chặn việc đổ rác thải vào bãi.
Nguyên nhân chủ yếu của những yếu kém trên trước hết là do nhận thức tầm quan trọng của công tác vệ sinh môi trường của một số cơ quan quản lý các cấp, các doanh nghiệp và một bộ phận nhân dân còn nhiều hạn chế, chưa quan tâm đúng mức, thiếu biện pháp thiết thực để khuyến khích phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ thu gom và xử lý chất thải rắn; chưa xây dựng được quy hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn thống nhất trên quy mô toàn quốc và các chương trình, kế hoạch ưu tiên đầu tư; hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật chưa đầy đủ, thiếu cơ chế, chính sách để khuyến khích phát triển công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn, cơ chế phân công, phân cấp, phối hợp trong quản lý nhà nước về chất thải rắn chưa rõ ràng và chưa đề cao trách nhiệm cụ thể của từng Bộ, ngành, các cấp chính quyền địa phương; đầu tư cho công tác quản lý chất thải rắn chưa được chú trọng; công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân vi phạm không nghiêm.
Công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp nước ta cũng đang đứng trước những thách thức to lớn là quy mô dân số đô thị ở nước ta ngày càng tăng, mức sống được nâng cao, công nghiệp hóa phát triển mạnh sẽ làm phát sinh càng nhiều chất thải rắn, tính chất độc hại của chất thải rắn, tỷ lệ các chất vô cơ khó phân hủy cũng tăng theo, từ đó làm ô nhiễm môi trường
nước, không khí... nhu cầu chi phí cho công tác quản lý chất thải rắn sẽ ngày càng lớn, trong khi đầu tư cho công tác quản lý chất thải rắn còn thấp.
Nhằm đẩy mạnh hiệu quả quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn, cải thiện chất lượng môi trường sống đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội, tạo cơ sở vững chắc cho việc thực hiện thành công Chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải coi việc tăng cường chỉ đạo đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp là một trong các nhiệm vụ trọng tâm, từ nay đến 2010 phấn đấu đạt được các mục tiêu:
Hoàn thành quy hoạch quản lý chất thải rắn cho các đô thị và khu công nghiệp theo hướng vùng tỉnh, vùng liên tỉnh hay vùng đặc thù, trong đó ưu tiên quy hoạch các bãi chôn lấp chất thải rắn; xây dựng các công trình tái chế chất thải rắn.
Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy phạm về chất thải rắn. Xây dựng xong các cơ chế, chính sách về công tác quản lý chất thải rắn.
Khuyến khích 100% đô thị thực hiện xã hội hóa công tác quản lý, xử lý chất thải rắn thông qua cơ chế đặt hàng hay đấu thầu dịch vụ trên cơ sở bảo đảm an toàn và an ninh môi trường.
Thực hiện phân loại chất thải rắn tại hộ gia đình cho 100% các đô thị được đầu tư xây dựng công trình tái chế chất thải rắn.
Thu gom, vận chuyển và xử lý 90% tổng lượng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị và khu công nghiệp, trong đó ưu tiên cho việc tái sử dụng, tái chế chất thải, hạn chế tối đa khối lượng rác chôn lấp, đặc biệt là với các đô thị thiếu quỹ đất làm bãi chôn lấp rác.
Xử lý 100% chất thải rắn y tế nguy hại và trên 60% chất thải nguy hại công nghiệp bằng những công nghệ phù hợp.
Xử lý triệt để các bãi rác gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
CHƯƠNG III. CÁC GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở ĐÔ THỊ