Về chất thải nông nghiệp nguy hại (vùng ngoại thành)

Một phần của tài liệu Các giải pháp về quản lý chất thải rắn ở đô thị (Trang 25 - 26)

Chất thải rắn từ hoạt động nông nghiệp chủ yếu do thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu và việc quản lý, sử dụng phân bón hóa học và các loại bao bì. Ở nước ta, thuốc bảo vệ thực vật đã được sử dụng từ những năm 40 của thế kỷ trước để phòng trừ các loại dịch bệnh. Vào những năm cuối của thập kỷ 80, số lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng là 10.000 tấn/năm, thì khi bước sang những năm của thập kỷ, số lượng thuốc BVTV đã tăng lên gấp đôi (21.600 tấn vào năm 1990), thậm chí tăng lên gấp ba (33.000 tấn/năm vào năm 1995). Diện tích đất canh tác sử dụng thuốc BVTV cũng tăng theo thời gian từ 0,48% (năm 1960) đến nay là 100%. Đến những năm gần đây, việc sử dụng thuốc BVTV đã tăng lên đáng kể cả về khối lượng lẫn chủng loại, với hơn 1.000 loại hóa chất BVTV đang được lưu hành trên thị trường.

Chất thải rắn nông nghiệp mỗi năm phát sinh khoảng 8.600 tấn các loại thuốc trừ sâu, bao bì và thùng chứa thuốc trừ sâu và khoảng 37.000 tấn hóa chất tồn lưu bao gồm các loại hóa chất nông nghiệp bị thu giữ và thuốc trừ sâu quá hạn sử dụng. Chất thải nguy hại từ nông nghiệp chủ yếu phát sinh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Theo thống kê của Cục Chăn nuôi, trong năm 2008, toàn miền Bắc thải ra hơn 51 triệu tấn rác thải, chất thải rắn do vật nuôi thải ra môi trường bao gồm thức ăn gia súc, phân bón, phân lợn, gia súc... Đáng lo ngại là chất thải rắn có nguy cơ ô nhiễm cao như chất thải của các hợp tác xã nuôi bò sữa, dê, cừu... thì hầu như không được xử lý. Bên cạnh đó chất thải lỏng trong chăn nuôi cũng đang trong tình trạng, mạnh ai nấy thải ra môi trường. Theo tính toán của Cục

Bảo vệ thực vật thì cứ mỗi bao bì thuốc trừ sâu dùng trong sản xuất nông nghiệp sẽ có 1,8% lượng thuốc dính vào bao bì. Mà hầu hết các vỏ chai, bao bì đó được người nông dân vứt bừa bãi ra đồng ruộng, ao hồ. Đây là nguồn chất thải nguy hại ở các khu vực nông thôn, tình trạng này diễn ra lâu ngày sẽ gây hậu quả khó lường.

Đánh giá: Trên đây mới chỉ là những thống kê và ước tính sơ bộ về chất thải rắn nguy hại. Trên thực tế, chất thải được phát sinh từ rất nhiều nguồn đa dạng, trong đó đặc biệt phải kể đến các làng nghề, chưa được điều tra, thống kê một cách đầy đủ.

Có thể nói, do một thời gian dài trước đây chúng ta chưa thực sự quan tâm đến vấn đề xử lý chất thải, bảo vệ môi trường mà chỉ tập trung phát triển kinh tế và đáp ứng nhu cầu của cuộc sống, nguy cơ ô nhiễm môi trường do các chất thải gây ra đã và đang trở thành một vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ

Một phần của tài liệu Các giải pháp về quản lý chất thải rắn ở đô thị (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w