3.1. Thiệt hại
Các trận lũ thường đến một cách bất ngờ, đặc biệt là lũ quét
nên con người khó có thể ứng phó kịp vì thế sẽ gây ra những hậu quả hết sức nặng nề cả về vật chất lẫn tinh thần cho con người.
• Thiêt hại lớn nhất là thiệt hại về tính mạng con người
Ví dụ: rạng sáng ngày 31/8/2012 mưa lớn kéo dài đã sinh ra lũ quét trên suối nậm lúc ( bắc hà – lào cai) làm 11 người chết, 9 người bị thương.
•Gây thiệt hại về kinh tế
Lũ phá hoại mùa màng, rửa trôi nhà cửa , trường học và các công trình giao thông, thủy lợi , gây ra sạt lở
đất,đá…
Hình 11.Nước lũ ở Ninh thuận đã làm người dân phải vật lộn với những cánh đồng hoa màu tả tơi
khi sắp mùa thu hoạch
Hình 12.Nhà cửa đổ tan hoang sau trận lũ ngày 16/11/2010 ở huyện
Bình Sơn – Quảng Ngãi
Phan Văn Hùng, Đỗ Văn Hưỡng, Nguyễn Tuấn Giang,Lê Công Tuấn Minh,Phạm Trung Đức 34
•Gây thiệt hại về văn hóa- xã hội
Sau những trận lũ: nhiều di tích lịch sử, thắng cảnh bị xuống cấp hoặc hư hại, thậm chí có vùng phải di dời đến nơi ở mới. Có thể làm phai nhạt bản sắc văn hóa,tập quán thói quen sản xuất của cộng đồng
Hình 13.Tháng 9/2012 mưa lớn kéo dài đã gây ra lũ ở Mường Phăng – Điện Biên làm một số công trình trong khu di tích Điện Biên bị hư hỏng
Hình 14.Bản làng định cư mới của người xê đăng xã Đăk Sao – Kon Tum rời xa khu vực dễ xảy ra lũ quét năm 2010. Cuộc sống lại bắt đầu lại từ đầu với người dân trong bản.
35
Môi trường sau lũ sẽ bị ảnh hưởng xuống cấp:các nguồn nước
uống và sinh hoạt bị ô nhiễm, đất đai bị rửa trôi vùi lấp ruộng nương, thảm phủ mặt đệm bị phá hoại, cân bằng sinh thái nhiều khu vực có thể bị phá vỡ
Gây dịch bệnh cho con người, ảnh hưởng tới các loài sinh vật.
Hình15 .Sau trận lũ năm 2012 ở Thọ Xuân -Thanh Hóa nguy cơ lây
nhiễm dịch bệnh rất cao do ô nhiếm môi trường trầm trọng
Hình 16.Các dịch bệnh như : tiêu chảy cấp, đau mắt, bệnh ngoài da… hoành hành sau những trận
lũ. 36