Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ hàn việt (Trang 39 - 44)

16. Lợi nhuận sau thuế

2.2.3Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn

Kinh doanh là một hoạt động kiếm lời, lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Để đạt tới lợi nhuận tối đa, các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao trình độ sản xuất - kinh doanh, trong đó quản lý và

40

sử dụng vốn là một bộ phận rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh.

2.2.3.1 Quy mô và cơ cấu nguồn vốn

Bảng 2. 6 Quy mô và cơ cấu nguồn vốn của Công ty

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 2014/2013 Tuyệt đối Tƣơng

đối(%) Tuyệt đối

Tƣơng đối(%) NGUỒN VỐN A.Nợ phải trả 9.805,94 15.699,13 15.889,99 5.893,19 60,10 190,86 1,22 I.Nợ ngắn hạn 9.805,94 15.699,13 15.889,99 5.893,19 60,10 190,86 1,22 B.Vốn chủ sở hữu 607,32 572,88 629,37 (34,44) (5,67) 56,49 9,86 I.Vốn chủ sở hữu 607,32 572,88 629,37 (33,44) (5,67) 56,49 9,86

1.Vốn đầu tư của chủ sở

hữu 500 500 500 0 0 0 0

2.Lợi nhuận sau thuế chưa

phân phối 107,32 72,88 129,37 (34,44) (32,09) 56,49 77,51

TỔNG NGUỒN VỐN 10.413,26 16.272,01 16.519,37 5.858,75 56,26 247,36 1,52

(Nguồn: Được tính toánt ừ BCTC)

Cùng với tài sản, tổng nguồn vốn hình thành nên tài sản của công ty cũng có vai trò vô cùng quan trọng, trước tiên ta đi vào phân tích về quy mô và cơ cấu của các thành phân chính trong tổng nguồn vốn.

Biểu đồ 2. 1 Cơ cấu nguồn vốn của công ty giai đoạn năm 2012 – 2014

41

Dựa vào biểu đồ 2.1, chúng ta có thể thấy được tình hình nguồn vốn của Công ty biến động không đều. Xét về quy mô tổng nguồn vốn, thì cùng với sự gia tăng của tài sản thì nguồn vốn của công ty cũng có sự gia tăng. Năm 2013, tổng nguồn vốn là 16.272,01 triệu đồng tăng 5.858,75 triệu đồng, tương ứng tăng 56,26% so với năm 2012. Năm 2014, tổng nguồn vốn là 16.519,37 triệu đồng tăng 247,36 triệu đồng, tương ứng tăng 1,52% so với năm 2013.

Do tình hình nguồn vốn của công ty trong 3 năm có sự biến động không đều dẫn tới tình hình nợ phải trả cũng thay đổi qua từng năm. Cụ thể: năm 2012 nợ phải trả của công ty chiếm 94,17% và năm 2013 nợ phải trả là 96,48% tăng 2,31% so với năm 2012. Nguyên nhân là vào năm 2013, lợi nhuận công ty từ hoạt động kinh doanh là thấp, do đó không đủ để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh của công ty. Trong khi đó, vốn đầu tư của chủ sở hữu là thấp, từ đó dẫn tới công ty tăng khoản vay nợ của mình. Chính điều đó đã dẫn tới tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn của công ty tăng lên, đồng thời cùng với đó là tỷ trọng nguồn vốn chủ sử hữu sẽ giảm đi. Nhưng sang năm 2014 nợ phải trả của công ty là 96,19%, giảm 0,29% so với năm 2013, việc kinh doanh thuận lợi đã đem lại nhiều lợi nhuận hơn cho công ty, do đó vốn chủ sở hữu trong công ty cũng có tỷ trọng cao hơn, đồng nghĩa đó là tỷ trọng nợ phải trả cũng giảm đi. Có thể thấy trong giai đoạn năm 2012 – 2014, nợ vay luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn của công ty. Điều này giúp công ty có thể tận dụng những thế mạnh từ đòn bẩy tài chính và được hưởng khoản tiết kiệm từ lá chắn thuế do sử dụng nợ vay (bởi chi phí lãi vay được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế). Tuy nhiên, cùng với đó sẽ tồn tại các nhược điểm như công ty phải chịu khoản lãi vay khá cao và gặp phải những rủi ro tài chính, giảm khả năng thanh toán. Vì vậy, việc cân nhắc cơ cấu nguồn vốn hợp lý là vô cùng quan trọng đối với công ty.

Nợ phải trả: Vì công ty không phát sinh nợ dài hạn nên sự biến động nợ phải trả của công ty chính là sự biến động về các khoản nợ ngắn hạn. Trong giai đoạn năm 2012 – 2014, nợ ngắn hạn có xu hướng gia tăng. Năm 2013, nợ ngắn hạn là 15.699,13 triệu đồng tăng 5.893,19 triệu đồng, tương ứng tăng 60,1% so với năm 2012. Năm 2014, nợ ngắn hạn là 15.889,99 triệu đồng tăng 190,86 triệu đồng, tương ứng tăng 1,22% so với năm 2013. Sự gia tăng nợ ngắn hạn chủ yếu là sự gia tăng của khoản phải trả người bán, năm 2013 phải trả người bán tăng 497,63 triệu đồng, tương ứng tăng 99,67% so với năm 2012. Năm 2014, khoản phải trả người bán tăng mạnh 2.148,44 triệu đồng so với năm 2013.

Vốn chủ sở hữu: Từ khi thành lập cho đến nay, công ty vẫn giữ nguyên mức vốn đầu tư của chủ sở hữu là 500 triệu. Ngoài ra, tổng nguồn vốn chủ sở hữu của công

42

ty còn được cấu thành từ khoản lợi nhuận chưa phân phối và nguồn vốn này thay đổi không đều qua các năm. Năm 2013, vốn chủ sở hữu giảm 5,67% so với năm 2012. Nguyên nhân chính dẫn tới việc suy giảm này là do khoản lợi nhuận chưa phân phối giảm mạnh so với năm 2012. Tới năm 2014, nguồn vốn chủ sở hữu của công ty có sự gia tăng nhẹ lên 629,37 triệu đồng, tăng 56,49 triệu đồng so với năm 2013. Nguyên nhân tăng là sự gia tăng của lợi nhuận phân phối.

2.2.3.2 Phân tích hiệu quả sử dụng nợ vay

Bảng 2. 7 Hiệu quả sử dụng lãi vay Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch 2013 – 2012 Chênh lệch 2014 – 2013

1.Lợi nhuận kế toán

trước thuế Tr.đ 58,03 77,22 70,61 19,19 (6,61)

2.Chi phí lãi vay Tr.đ 143,56 828,21 1.801,85 684,65 973,64

3.EBIT Tr.đ 201,59 905,43 1.872,46 626,62 967,03

4.Khả năng thanh toán

lãi vay Lần 1,4 1,09 1,04 (0,31) (0,05) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Tính toán từ BCTC của công ty)

Khả năng thanh toán lãi vay dùng để đo lường mức độ lợi nhuận có được do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi cho chủ nợ. Nói cách khác, hệ số thanh toán lãi vay cho chúng ta biết được số vốn đi vay đã sử dụng tốt tới mức độ nào và đem lại một khoản lợi nhuận là bao nhiêu, có đủ bù đắp lãi vay phải trả hay không.

Chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay của công ty trong giai đoạn này có xu hướng giảm xuống. Cụ thể: năm 2013 hiệu quả sử dụng lãi vay là 1,09 lần, giảm 0,31 lần khả năng thanh toán lãi vay trong năm 2012, sang đến năm 2014, khả năng thanh toán lãi vay giảm 0,05 lần so với khả năng thanh toán lãi vay trong năm 2013. Nguyên nhân giảm là do chi phí lãi vay gia tăng mạnh mẽ qua các năm, sức gia tăng lớn sức gia tăng của lợi nhuận kế toán trước thuế. Có thể nhận thấy khả năng thanh toán lãi vay trong giai đoạn này là không cao, điều đó cho thấy khả năng sinh lời của vốn vay là rất thấp.

43

2.2.3.3 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu

Bảng 2. 8 Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch 2013 – 2012 Chênh lệch 2014 – 2013

1.Lợi nhuận sau thuế Tr.đ 43,52 57,91 56,49 14,39 (1,42)

2.Vốn chủ sở hữu Tr.đ 607,32 572,88 629,37 (34,44) 56,49

3.Tỷ suất sinh lời trên VCSH % 7,17 10,11 8,98 2,94 (1,13)

(Nguồn: Được tính toán từ BCTC)

Tỷ suất sinh lời trên VCSH: Chỉ tiêu này cho biết, cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao, càng biểu hiện xu hướng tích cực. Chỉ tiêu này cao thường giúp cho các nhà quản trị có thể đi huy động vốn mới trên thị trường tài chính để tài trợ cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Ngược lại nếu chỉ tiêu này nhỏ và VCSH dưới mức vốn điều lệ thì hiệu quả kinh doanh thấp, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút vốn.

Tỷ suất sinh lời trên VCSH phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Năm 2012, tỷ suất sinh lời trên VCSH là 7,17%, con số này cho biết cứ 100 đồng VCSH đầu tư thì tạo ra được 7,17 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2013, tỷ suất sinh lời trên VCSH tăng 2,94% so với năm 2012, điều này cho thấy trong năm 2013 tình hình kinh doanh của công ty đạt hiệu quả tốt hơn. Đến năm 2014, tỷ suất sinh lời trên VCSH của công ty giảm 1,13% so với năm 2013. Tuy nhiên, trong 100 đồng VCSH đầu tư thì công ty thu về được 8,98 đồng lợi nhuận sau thuế. Nhìn chung tỷ suất sinh lời trên VCSH của công ty trong 3 năm qua đều ở mức thấp, điều này dẫn tới khả năng sinh lời là chưa cao.

Để có thể thấy rõ hơn các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu ta có thể biến đổi chỉ tiêu ROE theo mô hình tài chính Dupont sau:

Tỷ suất sinh Tỷ suất sinh lời Số vòng quay Hệ số tài sản so lời của VCSH = của doanh thu × của tài sản × với VCSH

(ROE) (ROS) (SOA) (AOE)

Nhìn vào quan hệ trên ta thấy khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu chịu sự tác động của 3 yếu tố: hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu (đòn bẩy tài chính), số vòng quay của tài sản và tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần. Từ đó đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của từng nhân tố góp phần đẩy nhanh tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE).

44

Bảng 2. 9 Các nhân tố ảnh hƣởng lên ROE Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch 2013 – 2012 Chênh lệch 2014 – 2013 1.ROS % 0,37 0,34 0,27 (0,03) (0,07) 2.SOA Vòng 1,14 1,06 1,27 (0,08) 0,21 3.AOE Lần 17,15 28,4 26,25 11,25 (2,15) 4.ROE % 7,17 10,11 8,98 2,94 (1,13)

(Nguồn: Được tính toán từ số liệu của Báo cáo tài chính) Giai đoạn năm 2012 – 2013: ROS năm 2013 giảm 0,03% so với năm 2012, điều này cho thấy trong năm 2013 việc quản lý chi phí của công ty là không tốt, đặc biệt là giá vốn hàng bán, chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp. Cùng với sự giảm sút của ROS thì số vòng quay của tài sản năm 2013 cũng giảm 0,08 vòng so với năm 2012, điều này cho thấy tài sản vận động chậm, dẫn tới ROE giảm. Đòn bẩy tài chính năm 2013 tăng 11,25 lần so với năm 2012. Dưới tác động của 3 chỉ tiêu ROS, SOA và đòn bẩy tài chính đã làm cho ROE tăng 2,94%.

Giai đoạn năm 2013 – 2014: Chỉ tiêu ROE năm 2014 giảm so với năm 2013 là

1,13%, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu đã giảm sút. ROE giảm là do tác động của 3 nhân tố sau:

Tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần năm 2014 giảm so với năm 2013 là 0,07%, chứng tỏ công ty đã không kiểm soát được chi phí tốt, đặc biệt là chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp có sự gia tăng mạnh mẽ, dẫn tới ROE giảm.

Số vòng quay của tài sản năm 2014 tăng so với năm 2013 là 0,21 vòng, chứng tỏ sự vận động của tài sản có sự gia tăng.

Đòn bẩy tài chính năm 2014 giảm 2,15 lần so với năm 2013, điều đó cho thấy công ty đã có sự thay đổi về cơ cấu vốn chủ sở hữu.

Dưới tác động tổng hợp của 3 yếu tố trên đã khiến ROE có sự sụt giảm.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ hàn việt (Trang 39 - 44)