16. Lợi nhuận sau thuế
2.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản
2.2.2.1 Quy mô và cơ cấu tài sản
Việc xem xét tình hình biến động của từng bộ phận tài sản giữa các kỳ với nhau, cho phép các nhà quản lý đánh giá được khái quát tình hình đầu tư tài sản đã phù hợp với đặc điểm kinh doanh chưa, nhưng lại không cho biết các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng đến sự biến động về cơ cấu tài sản và mức độ ảnh hưởng đến sự biến động về cơ cấu tài sản, các nhà phân tích còn kết hợp cả việc phân tích ngang, tức
32
là so sánh sự biến động giữa các thời điểm thông qua số tuyệt đối và số tương đối theo các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán.
Ta đi phân tích quy mô và cơ cấu tài sản thông qua bảng 2.2 sau:
Bảng 2. 2 Quy mô và cơ cấu tài sản của Công ty
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 2014/2013 Tuyệt đối Tƣơng
đối(%) Tuyệt đối
Tƣơng đối(%)
TÀI SẢN
A.Tài sản ngắn hạn 10.413,26 16.272,01 16.519,37 5.858,75 56,26 247,36 1,52
I.Tiền 149,85 339,18 513,47 189,33 126,35 174,29 51,39
II.Các khoản đầu tƣ
ngắn hạn 0 0 0 0 - 0 -
III.Các khoản phải thu
ngắn hạn 2.685,06 4.450,82 5.261,63 1.765,76 65,76 810,81 18,22
IV.Hàng tồn kho 7.007,14 9.155,69 9.231,55 2.148,55 30,66 75,86 0,83
V.TSNH khác 571,21 2.236,32 1.512,72 1.665,11 291,51 (723,60) (32,36)
B. Tài sản dài hạn 0 0 0 0 - 0 -
TỔNG TÀI SẢN 10.413,26 16.272,01 16.519,37 5.858,75 56,26 247,36 1,52
(Nguồn: Được tính toán từ số liệu BCTC)
Dựa vào bảng 2.2, ta nhận thấy công ty không có tài sản dài hạn, tài sản của công ty là 100% tài sản ngắn hạn. Nguyên nhân là do những tài sản dài hạn như văn phòng, cửa hàng,...đều là những tài sản mà công ty đi thuê, nên công ty không cần đầu tư cho việc mua sắm tài sản dài hạn. Bên cạnh đó, do ngành nghề kinh doanh của công ty là buôn bán các loại sữa nhập khẩu, bánh kẹo và các thực phẩm... nên tài sản chủ yếu đầu tư cho tài sản ngắn hạn với số lượng lớn là hàng tồn kho và các khoản phải thu.
Tài sản ngắn hạn có xu hướng gia tăng qua các năm, trong đó chủ yếu là sự gia tăng của các chỉ tiêu tiền mặt, hàng tồn kho và các khoản phải thu. Sự tăng giảm của các khoản mục trong tài sản ngắn hạn cụ thể như sau:
Tiền và các khoản tương đương tiền: Bao gồm tiền mặt và tiền gửi ngân hàng.
Lượng tiền và các khoản tương đương tiền. Lượng tiền mặt có sự gia tăng qua các năm. Năm 2013, tiền và các khoản tương đương tiền là 339,18 triệu đồng tăng 189,33 triệu đồng, tương ứng tăng 126,35% so với năm 2012. Năm 2014, tiền và các khoản tương đương tiền là 513,63 triệu đồng tăng 174,29 triệu đồng, tương ứng tăng 51,39%
33
so với năm 2013. Có thể thấy năm 2014, Công ty dự trữ nhiều tiền mặt và các tài sản có tính lỏng cao hơn năm 2012 và năm 2013, điều này giúp Công ty chủ động hơn trong việc thanh toán cho nhà cung cấp và phục vụ cho mục đích chi trả gấp. Trong năm 2014, ban quản trị đã yêu cầu gia tăng lượng tiền mặt nắm giữ phục vụ cho các chiến lược ngắn hạn. Bên cạnh đó, thị trường nguyên liệu đầu vào có nhiều biến động do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên Công ty tăng dự trữ tiền mặt để tranh thủ mua nguyên liệu đầu vào khi giá xuống. Tuy nhiên, nắm giữ tiền mặt nhiều hơn cũng tạo ra chi phí cơ hội và chi phí quản lý tiền mặt. Công ty nên cân nhắc để có chính sách dự trữ tiền hợp lý.
Các khoản phải thu ngắn hạn: Bao gồm các khoản phải thu khách hàng, trả trước người bán và phải thu khác. Năm 2013, các khoản phải thu ngắn hạn là 4.450,82 triệu đồng so với năm 2012 các khoản phải thu ngắn hạn là 2.685,06 triệu đồng tức tăng 1.765,76 triệu đồng, tương ứng tăng 65,76% so với năm 2012. Năm 2014, các khoản phải thu ngắn hạn là 5.261,63 triệu đồng tăng 810,81 triệu đồng, tương ứng tăng 18,22% so với năm 2013. Các khoản phải thu khách hàng gia tăng qua các năm là do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có sự gia tăng mạnh mẽ, bên cạnh đó có nhiều khách hàng nhập hàng hóa của công ty nhưng chưa thanh toán hết.
Hàng tồn kho: Hàng tồn kho của Công ty là hàng hóa, thành phẩm mua về nhập
kho ví dụ như: Sữa, bánh kẹo, bỉm... Năm 2013, hàng tồn kho là 9.155,69 triệu đồng so với năm 2012 hàng tồn kho là 7.007,14 triệu đồng tức tăng 2.148,55 triệu đồng, tương ứng tăng 30,66% so với năm 2012. Năm 2014, hàng tồn kho là 9.231,55 triệu đồng tăng 75,86 triệu đồng, tương ứng tăng 0,83% so với năm 2013. Lượng hàng hóa như: Sữa, bánh kẹo, bỉm trẻ em... liên tục được công ty nhập về kho để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty. Trước nhu cầu sử dụng của loại mặt hàng sữa cho trẻ em gia tăng, số lượng sữa cung cấp ra thị trường gia tăng, điều này giúp doanh thu bán hàng của công ty gia tăng, hiệu quả kinh doanh của công ty tốt.
Nhận xét: Qua bảng 2.1 ta có thể thấy, tài sản của công ty có sự gia tăng qua
các năm, trong đó khoản phải thu ngắn hạn và lượng hàng tồn kho là hai chỉ tiêu có sự gia tăng nhiều nhất trong giai đoạn năm 2012 – 2014. Lượng hàng tồn kho luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, tiếp đến là các khoản phải thu ngắn hạn, tài sản ngắn hạn khác và tiền.
34
2.2.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng tổng tài sản
Bảng 2. 3 Hiệu quả sử dụng tổng tài sản của công ty
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch 2013 – 2012 Chênh lệch 2014 – 2013
1.Lợi nhuận sau thuế Tr.đ 43,52 57,91 56,49 14,39 (1,42)
2.Doanh thu thuần Tr.đ 11.820,78 17.202,32 20.924,86 5.381,54 3.722,54 3.Tổng tài sản Tr.đ 10.413,26 16.272,01 16.519,37 5.858,75 247,36 4.Tỷ suất sinh lời của
tài sản =(1)/(3) % 0,42 0,36 0,34 (0,06) (0,02)
5.Số vòng quay của
tài sản =(2)/(3) Vòng 1,34 1,06 1,27 (0,28) 0,21
(Nguồn: Được tính toán từ BCTC của công ty)
Tỷ suất sinh lời của tài sản: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản có xu hướng giảm qua các năm.
Năm 2013 tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản là 0,36%, con số này cho biết 100 đồng tài sản bỏ ra để đầu tư thì công ty thu về được 0,36 đồng lợi nhuận, giảm 0,06 đồng so với năm 2012. Nguyên nhân giảm của tỷ suất sinh lời này là do tốc độ gia tăng của lợi nhuận sau thuế là 33,07% nhỏ hơn tốc độ gia tăng của tổng tài sản là 56,26%.
Năm 2014 tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản là 0,34%, con số này cho biết trong 100 đồng tài sản bỏ ra để đầu tư thì công ty thu về được 0,34 đồng lợi nhuận, giảm 0,02 đồng so với năm 2013. Nguyên nhân giảm là do lợi nhuận sau thuế giảm 2,45% trong khi đó tổng tài sản lại có sự gia tăng là 1,52%.
Nhìn chung, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của công ty ở mức rất thấp không ổn định cho thấy khả năng quản lý doanh thu của công ty là tương đối kém, dẫn đến tình trạng lợi nhuận không ổn định, hiệu quả kinh doanh giảm sút. Công ty cần phải xác định được chính xác nhu cầu về tài sản cần thiết cho hoạt động kinh doanh, từ đó lên kế hoạch kinh doanh hiệu quả để làm gia tăng lợi nhuận cho công ty.
Để phân tích rõ hơn nguyên nhân của sự thay đổi tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản có thể xác định thông qua mô hình Dupont sau:
35
Bảng 2. 4 Ảnh hƣởng của ROS và hiệu quả sử dụng tài sản lên ROA
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch 2013 – 2012 Chênh lệch 2014 – 2013 1.ROS % 0,37 0,34 0,27 (0,03) (0,07) 2.Hiệu suất sử dụng tài sản Lần 1,34 1,06 1,27 (0,28) 0,21
3.Tỷ suất sinh lời của
tài sản =(1)/(3) % 0,42 0,36 0,34 (0,06) (0,02)
(Nguồn: Được tính toán từ BCTC)
Năm 2012 – 2013: Năm 2013, tỷ suất sinh lời của tài sản là 0,36%, giảm 0,06%
so với tỷ suất sinh lời năm 2012. Nguyên nhân giảm là do ROS năm 2013 giảm 0,03% so với năm 2012, cùng với sự sụt giảm của ROS thì hiệu suất sử dụng tài sản năm 2013 cũng giảm 0,28 lần so với năm 2012. Tác động tổng hợp của ROS và Hiệu suất sử dụng tài sản giảm khiến cho ROA giảm 0,06%, tức là với 100 đồng tài sản bỏ ra đầu tư năm 2013 tạo ra ít hơn năm 2012 là 0,06 đồng lợi nhuận sau thuế.
Năm 2013 – 2014: Năm 2014, tỷ suất sinh lời của tài sản giảm 0,02% so với tỷ
suất sinh lời năm 2013. Trong năm 2014, mặc dù số lượng các mặt hàng bán ra tăng, doanh thu tăng, tuy nhiên sự gia tăng mạnh mẽ của chi phí tài chính và chi phí bán hàng đã dẫn tới lợi nhuận của công ty năm 2014 giảm 2,45% so với năm 2013. ROS trong năm 2014 giảm 0,07% so với năm 2013, điều này chứng tỏ khả năng kiểm soát chi phí trong năm 2014 là chưa tốt, cụ thể: giá vốn hàng bán tăng 18,66%, chi phí tài chính tăng mạnh 117,56%, chi phí bán hàng tăng 61,25%. Bên cạnh đó là sự gia tăng của hiệu suất sử dụng tài sản, năm 2014 tăng so với năm 2013 là 0,21 lần, chứng tỏ sức sản xuất của các tài sản trong năm 2014 đã được nâng cao. Tác động tổng hợp của ROS và Hiệu suất sử dụng tài sản khiến cho ROA giảm 0,02%, tức là với 100 đồng tài sản bỏ ra đầu tư năm 2014 tạo ra ít hơn năm 2013 là 0,02 đồng lợi nhuận sau thuế.
Tóm lại, qua phân tích Dupont có thể thấy khả năng sinh lời tài sản của công ty có xu hướng giảm trong giai đoạn năm 2012 - 2014, điều này bị ảnh hưởng bởi cả hai nhân tố là ROS và hiệu suất sử dụng TSNH.
Số vòng quay của tài sản: Số vòng quay của tài sản có sự biến động không ổn định qua các năm. Năm 2013, vòng quay tài sản là 1,06 vòng, giảm 0,28 vòng so với năm 2012. Nguyên nhân giảm là do tốc độ gia tăng của doanh thu thuần là 45,53% nhỏ hơn tốc độ gia tăng của tổng tài sản là 56,26%. Năm 2014, vòng quay tài sản là 1,27 vòng, tăng 0,21 vòng so với năm 2013. Nguyên nhân tăng là do tốc độ gia tăng của doanh thu thuần là 21,64% lớn hơn tốc độ gia tăng của tổng tài sản là 1,52%. Chỉ tiêu
36
này là tương đối thấp, điều đó cho thấy các tài sản có sự vận động chậm, cụ thể là hàng tồn kho, do mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty là các loại sữa, vì nhu cầu sử dụng của các khách hàng là khác nhau, nên công ty đã nhập về nhiều loại sữa của nhiều nước. Chính vì thế, lượng hàng tồn kho có sự gia tăng.
2.2.2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
Bảng 2. 5 Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch 2013 – 2012 Chênh lệch 2014 – 2013 1.Hiệu suất sử dụng TSNH Lần 1,34 1,06 1,27 (0,28) 0,21
2.Thời gian luân chuyển
TSNH Vòng 268,66 339,62 283,46 70,96 (56,16)
3.Vòng quay các khoản
phải thu Vòng 4,4 3,86 3,98 (0,54) 0,12
4.Kỳ thu tiền bình quân Ngày 81,82 93,26 90,45 11,44 (2,81) 5.Vòng quay hàng tồn kho
Vòng 1,61 1,69 1,99 0,08 0,3
6.Chu kỳ lưu kho Ngày 223,60 213,02 180,90 (10,58) (32,12) 7.Vòng quay các khoản
phải trả Vòng 22,91 16,85 6,65 (6,06) (10,2)
8.Thời gian trả nợ Ngày 15,71 21,36 54,14 5,56 32,78
9.Chu kỳ kinh doanh Ngày 305,42 306,28 271,35 0,86 (34,93) 10.Thời gian luân chuyển
tiền mặt Ngày 289,71 284,92 217,21 (4,79) (67,71)
(Nguồn: Được tính toán từ báo cáo tài chính)
Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn: Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn cho ta biết hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty thông qua việc sử dụng TSNH. Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn cho biết một đồng tài sản ngắn hạn thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Năm 2013, hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn là 1,06 lần, con số này cho biết một đồng tài sản ngắn hạn đem lại cho công ty 1,06 đồng doanh thu, chỉ số này giảm 0,28 lần so với năm 2012. Việc suy giảm hiệu suất sử dụng TSNH là do tốc độ gia tăng của doanh thu thuần là 45,53% nhỏ hơn tốc độ gia tăng của tổng tài sản là 56,26%. Sang năm 2014, hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn có sự gia tăng lên 1,27 lần, con số này cho biết một đồng tài sản ngắn hạn đem đầu tư thì đem lại cho công ty
37
1,27 đồng doanh thu thuần. Nguyên nhân tăng là do tốc độ gia tăng của doanh thu thuần là 21,64% lớn hơn tốc độ gia tăng của tổng tài sản là 1,52%.
Thời gian luân chuyển TSNH: Thời gian luân chuyển TSNH của công ty là tương đối cao, điều đó cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty chưa tốt, dẫn tới hiệu quả kinh doanh không cao. Thời gian luân chuyển TSNH năm 2013 là 339,62 ngày, tăng 70,96 ngày cho với năm 2012. Thời gian luân chuyển năm 2013 gia tăng là do hiệu quả sử dụng TSNH năm 2013 có sự sụt giảm 0,28 lần so với năm 2012. Thời gian luân chuyển TSNH năm 2014 là 283,46 ngày, giảm 56,16 ngày so với năm 2013. Nguyên nhân giảm là do hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn trong năm 2014 có sự gia tăng so với năm 2013. Có thể thấy tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn của công ty gần một năm mới luân chuyển được một vòng. Điều này phản ánh lượng tài sản ngắn hạn bị tồn đọng quá lớn trong các khâu kinh doanh, các khoản phải thu. Do vậy công ty cần nỗ lực hơn nữa nhằm nâng cao tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để đảm bảo chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Vòng quay các khoản phải thu: Năm 2013, vòng quay các khoản phải thu giảm 0,54 vòng so với năm 2012, chỉ còn 3,86 vòng. Năm 2014 chỉ số này đã tăng trở lại 3,98 vòng. Trong năm 2013, lượng hàng hóa bán ra được nhiều, doanh thu của công ty có sự gia tăng mạnh (tăng 45,53%), bên cạnh đó lượng khách hàng nợ tiền hàng gia tăng, làm cho các khoản phải thu gia tăng nhanh (tăng 65,76%). Tốc độ gia tăng của các khoản phải thu lớn hơn tốc độ gia tăng của doanh thu thuần, điều này dẫn tới sự suy giảm của vòng quay các khoản phải thu.
Năm 2014, tốc độ gia tăng của doanh thu thuần là 21,64% lơn hơn tốc độ gia tăng của các khoản phải thu là 18,22%, chứng tỏ chính sách quản lý các khoản phải thu trong năm 2014 của công ty là có hiệu quả dẫn đến tăng số vòng quay các khoản phải thu vào năm 2014. Công ty cần phát huy những gì làm được trong năm 2014 nhằm hạn chế tối đa bị khách hàng chiếm dụng vốn để tránh tình trạng nợ khó đòi xảy ra.
Kỳ thu tiền bình quân: Năm 2013 kỳ thu tiền bình quân là 93,26 ngày, tăng 11,44 ngày so với năm 2012. Năm 2014 kỳ thu tiền bình quân là 90,45 ngày, giảm 2,81 ngày so với năm 2013. Kỳ thu tiền bình quân đang có xu hướng giảm, điều này là một dấu hiệu tốt đối với công ty khi mà công ty đã nâng cao khả năng thu hồi được vốn của mình trong tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn như hiện nay. Nhưng cũng không thể phủ nhận rằng thời gian thu tiền của công ty là tương đối lâu ( hơn 3 tháng), đối với công ty với lĩnh vực chủ yếu là kinh doanh buôn bán các mặt hàng sữa, bánh kẹo,... thì nhu cầu về vốn là rất cần thiết, công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn khá
38
lâu, làm tăng áp lực huy động vốn để đầu tư. Chính vì vậy, trong thời gian tới công ty cần phải có những chiến lược hợp lý hơn để quản lý tốt các khoản phải thu để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Vòng quay hàng tồn kho: Cho biết trong một năm, kho của công ty quay được bao nhiêu lần. Vòng quay hàng tồn kho của công ty gia tăng qua các năm. Năm 2013 vòng quay hàng tồn kho tăng 0,08 vòng so với năm 2012, năm 2014 vòng quay hàng