sót trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự về các tội xâm hại trẻ em
Mặc dù đạt được những kết quả nhất định, các Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án vẫn còn mắc phải những tồn tại, thiếu sót trong điều tra, truy tố, xét xử các tội phạm xâm hại trẻ em. Trong phạm trù nghiên cứu, những tồn tại, thiếu sót thể hiện:
Thứ nhất, việc tiếp nhận, thẩm tra, xác minh tin báo về tội phạm xâm
hại trẻ em nhiều khi chưa kịp thời, dẫn đến việc xác định dấu hiệu và căn cứ để ra quyết định khởi tố vụ án liên quan đến các loại tội phạm này còn chậm chạp, ảnh hưởng đến tiến trình giải quyết vụ án hình sự.
Những tồn tại thiếu sót trong khởi tố vụ án chủ yếu tập trung ở khâu tiếp nhận và thẩm tra, xác minh tin báo tố giác tội phạm. Việc tiếp nhận và xử lý tin báo tố giác tội phạm không kịp thời, không thực hiện đúng quy định của liên ngành về trình tự và thủ tục giải quyết dẫn tới việc ảnh hưởng đến thu thập xác minh tài liệu. Việc Điều tra viên không trực tiếp có mặt, hoặc không làm hết trách nhiệm (tại hiện trường, gia đình trẻ em là người bị hại hay nhà trường, chính quyền, nhân chứng v.v…) khi thu thập tài liệu về tình tiết vụ án, về độ tuổi của người bị hại, xác định hậu quả do tội phạm gây ra làm ảnh hưởng đến các căn cứ để quyết định khởi tố vụ án hay không khởi tố vụ án đúng pháp luật. Một trong những thiếu sót cơ quan mà Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát thường mắc phải là không thẩm tra, xác minh về mức tuổi của trẻ em khi bị xâm hại, dẫn đến xử lý không chính xác vụ phạm tội xâm hại trẻ em, hoặc vụ án phải kéo dài thời gian để xác định tính chất phạm tội của người phạm tội. Lý do chủ yếu là không thu thập một cách đầy đủ, ngay từ ban đầu những tài liệu liên quan đến ngày, tháng, năm sinh của người bị hại là trẻ em. Ví dụ, vụ án phạm tội hiếp dâm trẻ em liên quan đến tên Nguyễn Văn Quang, sinh 1971 ở xã Nam Lộc, Nam Đàn, Nghệ An. khoảng 22 giờ đêm, Quang trên đường về từ nhà ông Tình (cùng xóm) xem ti vi, gặp cháu Bùi thị Thanh, sinh năm 1985. Quang đã hiếp dâm cháu Thanh; cháu Thanh phản ứng thì Quang đã bịt miệng và bóp cổ cháu. Khi thấy cháu Thanh bị ngất đi không còn phản ứng gì, Quang đã bế cháu Thanh đặt ở ven đường rồi bỏ đi.
Cháu Thanh chết khi chưa đủ 16 tuổi. Việc Cơ quan điều tra không thẩm tra xác minh cụ thể về độ tuổi của bị hại, nên bị cáo chỉ bị truy cứu về tội hiếp dâm chứ không phải bị truy cứu về tội danh là hiếp dâm trẻ em. Chỉ vì những thiếu sót đáng tiếc, nên việc điều tra, truy tố và xét xử vụ án trên đây bị kéo dài nhiều năm, gây ảnh hưởng không tốt đến tình hình xã hội ở địa phương nơi xảy ra vụ án.
Thứ hai, việc đánh giá chưa chính xác tính chất, mức độ phạm tội của
hành vi phạm tội xâm hại trẻ em ngay từ giai đoạn điều tra, truy tố, dẫn đến việc định tội danh không chính xác, ảnh hưởng trực tiếp đến việc xét xử áp dụng hình phạt chưa nghiêm đối với loại tội phạm này.
Hoạt động điều tra tại giai đoạn điều tra được coi là đặc biệt quan trọng. Mặc dù Cơ quan điều tra không có quyền quyết định một người có phải là người có tội hay không, nhưng để có chứng cứ chứng minh tội phạm và người phạm tội, làm cơ sở cho việc ra "Quyết định đề nghị truy tố " hoặc "
Quyết định truy tố bị can " trước Tòa án, cũng như " Quyết định đưa vụ án ra xét xử " cần thiết phải có hoạt động điều tra của cơ quan điều tra. Điều tra
được coi là giai đoạn đầu giữ vai trò thành bại đối với cả tiến trình tố tụng hình sự. Thực tế đã chỉ ra, những kết quả đạt được cũng như những sai lầm trong giải quyết vụ án hình sự như bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội... thường bắt nguồn từ giai đoạn điều tra. Ngoài ra, hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra còn tạo điều kiện cho công tác xét xử bằng việc cung cấp cho Tòa án số lượng và chất lượng chứng cứ về tội phạm và người phạm tội. Trong nhiều trường hợp, sự nhận định, đánh giá tội phạm của Cơ quan điều tra còn quy định cả giới hạn xét xử. Có thể khẳng định: hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra là hoạt động không thể thiếu được trong tố tụng hình sự. Tòa án muốn xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật thì trước đó, Cơ quan điều tra phải thu thập được những chứng cứ cơ bản, bao gồm cả những chứng cứ xác định có tội và những chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng
nặng cũng như những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can. Nói cách khác, để giải quyết được vụ án hình sự thì phải có đủ chứng cứ xác định những tình tiết của vụ án hình sự, mà những chứng cứ này phải được thu thập bởi các Cơ quan điều tra. Cho nên, trong hệ thống tư pháp hình sự, Cơ quan điều tra, một bộ phận của bộ máy công tố luôn là mắt xích quan trọng, phục vụ đắc lực cho việc phát hiện chính xác, nhanh chóng, xử lý công minh, kịp
thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội
như Điều 1 Bộ luật tố tụng hình sự đã quy định. Tuy nhiên, nếu tại giai đoạn điều tra, Cơ quan điều tra không thực hiện đầy đủ chức trách, nhiệm vụ của mình sẽ có thể dẫn đến những sai lầm nhất định trong việc xác định tội danh, ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình tố tụng hình sự đối với vụ án hình sự.
Trong thực tế giải quyết vụ án hình sự liên quan đến người bị hại là trẻ em đã xảy ra không ít những trường hợp do đánh giá chưa chính xác tính chất, mức độ phạm tội của hành vi phạm tội xâm hại trẻ em ngay từ giai đoạn điều tra, truy tố, dẫn đến việc định tội danh chưa chính xác, ảnh hưởng trực tiếp đến việc xét xử chưa nghiêm đối với loại tội phạm này. Ví dụ, Lâm văn Chiến có hành vi dùng bạo lực để hiếp dâm cháu Châu Thị Thắm (15 tuổi) và dọa nếu kêu lên, hoặc báo cho ai biết thì sẽ giết chết. Vì vậy, cháu Thắm không dám nói với ai. Khoảng 4 tháng sau, gia đình thấy cháu ốm yếu nên đưa cháu đi bệnh viện khám và gia đình mới biết là cháu có thai và bị xảy thai. Ngay từ giai đoạn điều tra, Cơ quan điều tra huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh không xác định tình tiết dùng vũ lực để thực hiện hành vi giao cấu với cháu Lê Thị Thắm (tức là phạm tội hiếp dâm trẻ em), mà chỉ cho rằng đây là hành vi giao cấu với trẻ em. Những tình tiết rất cụ thể trong lời khai của cháu Thắm như: Chiến cầm tay cháu Thắm lôi đi, đè vật cháu xuống rồi thực hiện hành vi giao cấu và đe dọa, nếu kêu la sẽ bị giết v.v…., là có căn cứ xác định Lâm Văn Chiến đã dùng vũ lực để giao cấu trái ý muốn của người bị hại và phải được định tội danh là hiếp dâm trẻ em. Chính việc sai lầm trong việc định tội danh như trên của Cơ quan điều tra nên Tòa án tỉnh Trà Vinh phải tiến hành xét xử nhiều
lần: sơ thẩm; phúc thẩm; hủy bản án để điều tra, xét xử lại [33]. Mặc dù Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát và Tòa án tỉnh Trà Vinh đã sửa chữa và khắc phục những thiếu sót, nhưng nếu việc thu thập, đánh giá chứng cứ và định tội danh được chính xác ngay từ ban đầu, sẽ tiết kiệm được nhiều sức lực, tiền của, thời gian, cũng như cả về uy tín của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong giải quyết vụ án này.
Thứ ba, còn có những sai phạm trong thu thập chứng cứ chứng minh,
nên một số vụ án hình sự đã được khởi tố, điều tra, nhưng sau đó lại có quyết định đình chỉ điều tra, dẫn đến để lọt tội phạm xâm hại trẻ em.
Chất lượng hoạt động khởi tố, điều tra được phản ánh bởi số vụ việc bị đình chỉ điều tra do có oan, sai hay vi phạm tố tụng. Ngoài việc đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự, còn có những vụ án Cơ quan điều tra phải ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án do không đủ cơ sở xác định có tội phạm xảy ra, hoặc sau khi kết thúc điều tra, cũng như Cơ quan điều tra phải ra quyết định đình chỉ điều tra bị can do họ không có tội. Theo số liệu thống kê hoạt động kiểm sát điều tra tội phạm của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao cho thấy, số vụ án và số bị can bị đình chỉ trong giai đoạn khởi tố, điều tra về các vụ án hình sự có tội danh xâm hại trẻ em từ năm 2001 đến năm 2005 vẫn còn chiếm một tỉ lệ nhất định. Cụ thể: Số vụ án do Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra là 128 vụ (chiếm tỷ lệ 2,33% trong tổng số vụ án được khởi tố, điều tra); số bị can do Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra là 246 (chiếm khoảng 2% trong tổng số bị can bị khởi tố về hình sự). Viện kiểm sát nhân dân các cấp đã ra quyết định đình chỉ 56 vụ án, trong đó đình chỉ do không có tội phạm 5 vụ chiếm 8,92%; ra quyết định đình chỉ 64 bị can, trong đó đình chỉ do không có tội 12 bị can chiếm 18,75% [38].
Trong tổng số bị can được Cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát ra quyết định đình chỉ, lý do bị can không có tội chiếm 36%; bị can được miễn trách
nhiệm hình sự chiếm 25%; còn lại 39% là các lý do khác. Có thể tham khảo bảng thống kê số liệu dưới đây trong 5 năm (2001-2005) về những thiếu sót trên đây [38]: Bảng số 8 Năm Tổng số vụ án Số vụ án đình chỉ
điều tra Tổng số bị can Số bị can bị đình chỉ điều tra
Tổng số Tỷ lệ % Tổng số Tỷ lệ % 2001 1089 25 2,29 1182 26 2,19 2002 1118 24 2,14 1240 21 1,69 2003 1169 27 2,30 1347 27 2,00 2004 1055 27 2,55 1183 26 2,19 2005 1056 25 2,36 1184 23 1,94 Tổng số 5487 128 2,33 6136 123 2,00
(Nguồn: Cục thống kê tội phạm - Viện kiểm sát nhân dân tối cao). Việc Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra và Viện Kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án trong giai đoạn khởi tố, điều tra cho thấy việc thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm và hành vi phạm tội còn có nhiều thiếu sót về thủ tục tố tụng, không tiến hành các biện pháp điều tra đầy đủ, nên thiếu những chứng cứ quan trọng để có thể kết tội bị can phạm các tội danh liên quan đến hành vi phạm tội xâm hại trẻ em. Điều này cũng phần nào phản ánh những hạn chế nhất định về nhận thức, năng lực và đặc biệt là tinh thần trách nhiệm của người tiến hành tố tụng chưa cao, trong tiến hành thu thập, đánh giá chứng cứ đối với các hành vi phạm tội xâm hại trẻ em ngay từ giai đoạn khởi tố, điều tra.
Thứ tư, công tác điều tra của Cơ quan điều tra chưa đầy đủ, toàn
diện dẫn đến số lượng vụ án về tội phạm xâm hại trẻ em bị Viện Kiểm sát, Tòa án phải ra quyết định trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung, dẫn đến kéo dài
trong việc xử lý hình sự, thậm chí có một số vụ án phải đình chỉ điều tra vì hết thời hạn điều tra.
Về lý thuyết, các giai đoạn tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự kể từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và phải được diễn ra liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian với những hành vi tố tụng khác nhau. Kết thúc giai đoạn tố tụng này mới chuyển sang giai đoạn tố tụng khác; giai đoạn tố tụng trước làm cơ sở cho giai đoạn tố tụng sau; giai đoạn tố tụng sau kiểm nghiệm lại kết quả đạt được của giai đoạn trước. Mỗi giai đoạn tố tụng thực hiện một nhiệm vụ theo một định hướng nhất định của quá trình tố tụng và chứa đựng những đặc điểm riêng biệt. Các giai đoạn tố tụng hình sự hợp thành quá trình tố tụng thống nhất và có quan hệ khăng khít với nhau. Như vậy tại giai đoạn xét xử, ngoài việc ra quyết định cuối cùng để xử lý vụ án hình sự, ở giai đoạn xét xử còn kiểm tra lại hoạt động của cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ vụ án cùng bản cáo trạng của Viện Kiểm sát về quyết định truy tố bị can trước tòa án các tội phạm xâm hại trẻ em, Tòa án đã tiến hành nghiên cứu hồ sơ và chuẩn bị việc xét xử. Theo số liệu thống kê trong 5 năm (2001-2005) [31]. Các cấp Tòa án đã ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung 477 vụ với 598 bị cáo, chiếm tỷ lệ 8,58% số bị cáo có quyết định truy tố của Viện Kiểm sát; khi xét xử, Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án với 26 vụ, 30 bị cáo. Có thể tham khảo bảng thống kê dưới đây [31]:
Bảng số 9
Năm Tổng số giải quyết Đình chỉ Trả hồ sơ cho Viện kiểm sát
Vụ Bị cáo Vụ án Bị cáo Vụ Bị cáo Tỉ lệ%
2001 1151 1283 6 6 107 142 9,29
2002 1085 1238 4 6 78 100 7,18
2004 1164 1314 6 6 99 123 8,50
2005 1085 1247 5 6 88 115 8,11
Tổng 5559 6289 26 30 477 598 8,58
(Nguồn: Phòng tổng hợp - Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao).
Việc trả hồ sơ cho Viện Kiểm sát để điều tra bổ sung hoặc việc Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án đối với các vụ án hình sự liên quan đến tội phạm xâm hại trẻ em cho thấy việc điều tra của Cơ quan điều tra, cũng như việc truy tố của Viện kiểm sát không đầy đủ, không có đủ chứng cứ để xét xử vụ án, vì Tòa án không thể tự mình bổ sung được chứng cứ ngay tại phiên tòa. Mặc dù số lượng các vụ án hình sự về các tội phạm xâm hại trẻ em chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng số các vụ án hình sự được khởi tố, điều tra và xử lý, nhưng nếu Cơ quan điều tra thu thập đẩy đủ chứng cứ chứng minh tội phạm và người phạm tội ngay từ ban đầu sẽ đảm bảo cho Tòa án xét xử đúng người, đúng tội, không để lọt tội phạm nguy hiểm này. Đây có thể được coi là những thiếu sót, khuyết điểm của Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra, truy tố cần được nhìn nhận một cách đúng mức, giúp cho việc giải quyết vụ án hình sự về các tội phạm xâm hại trẻ em được hiệu quả hơn.
Thứ năm, việc áp dụng hình phạt chưa chính xác trong nhiều vụ án
hình sự về tội phạm xâm hại trẻ em, dẫn đến những phản ứng tiêu cực trong nhân dân về hoạt động xét xử của Tòa án.
Trong thực tế giải quyết các vụ án mà người bị hại là trẻ em, các cấp Tòa án thường mắc sai lầm trong việc đánh giá tính chất đặc biệt nghiêm trọng của hành vi phạm tội, hoặc nhận thức cho rằng hậu quả của hành vi phạm tội gây ra không lớn, thậm chí chưa gây ra hậu quả, nên việc đánh giá chứng cứ không đầy đủ, xử lý không đúng tội danh, áp dụng hình phạt nhẹ
không tương xứng với tính chất mức độ hành vi phạm tội. Việc áp dụng hình