Giải pháp về vốn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển kinh tế hộ ở huyện ý yên tỉnh nam định (Trang 61)

II. Các giải pháp phát triển cụ thể

4. Giải pháp về vốn

Với hiện trạng về bình quân đất thấp sản xuất nhỏ dẫn đến thu nhập thấp, quá trình tích tụ vốn sản xuất cho kỳ sau là rất khó khăn do vậy nhu cầu về vốn là rất cao cần được đáp ứng. Hiện nay sản xuất của các hộ nông dân vốn tự có là chủ yếu nhưng chỉ đáp ứng 40 - 50% số vốn cần thiết để khai thác tiềm năng. Để phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện cần ngoài vốn tự có còn phải huy động từ nhiều nguồn khác như vay (anh, chị, em)

vay tín dụng, vay tư thương… vì vậy cần có các giải pháp để huy động vốn cho hộ nông dân của huyện.

- Vay vốn của người thân với lãi suất thấp hoặc có thể không tính lãi. - Vay tín dụng: Là nguồn quan trọng đáp ứng khoảng 40 - 60% nhu cầu về vốn do để các hộ nông dân tiếp cận với nguồn vốn này cần phải có một hành lang pháp lý thông thoáng…

- Đa dạng hoá các nguồn vốn vay

- Đơn giản hoá các thủ tục cho vay, nghiên cứu lại các hình thức thế chấp cho vay, thời gian vay khoản tiền vay như thừa nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm thế chấp để cho vay, và thực hiện chính sách tín dụng của hộ nông dân vay không cần thế chấp 10 triệu đồng vay chỉ cần đưa ra dự án sản xuất có khả thi chứng nhận của chính quyền địa phương.

- Điều chỉnh mức lãi suất phù hợp và linh hoạt đối với từng đối tượng vay tránh tình trạng cho không, làm việc sử dụng vốn không hiệu quả.

- Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cần thông qua các chương trình dự án xây dựng cơ sở hạ tầng thủy lợi, giao thông nông thôn, hỗ trợ vốn cho các chương trình khuyến nông trên địa bàn huyện.

5. Giải pháp về khoa học công nghệ.

Khoa học công nghệ ngày càng trở thành một yếu tố sản xuất quan trọng trực tiếp thúc đẩy sản xuất phát triển. Trong các hộ nông dân, tiến bộ khoa học có vai trò quyết định đến hiệu quả sản xuất vì vậy cần áp dụng rộng rãi các khoa học kỹ thuật vào trồng trọt và chăn nuôi.

- Nhà nước cần đầu tư vào cho việc nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ về giống cây trồng vật nuôi… áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất.

- Khuyến khích các hình thức hợp tác trong nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất một cách hợp lý.

- Định hướng bố trí sản xuất cây trồng vật nuôi phù hợp, khoa học cả về tự nhiên lẫn tác động của con người vào quá trình sinh trưởng và phát triển.

- Tổ chức các dịch vụ kỹ thuật như bảo vệ thực vật, thú y, thuỷ lợi… Bên cạnh đó cần hoàn thiện các hệ thống khuyến nông ở các cơ sở xã. Đây là vấn đề không thể thiếu cho sự phát triển kinh tế hộ nông dân của toàn huyện.

6. Chính sách của Đảng và Nhà nước.

Chính sách của Đảng và Nhà nước phải kịp thời phổ biến tuyên truyền trên phương tiện truyền thông cho các hộ nông dân được biết một cách nắm bắt kịp thời nhất. Các chính sách cụ thể phải vừa tạo được sự khuyến khích có tính chất gợi mở và hỗ trợ cho quá trình sản xuất kinh doanh của các hộ nông dân vừa đảm bảo tính pháp lý hướng dẫn thi hành mọi người thực hiện đúng đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra.

- Chính sách đất đai cần nghiên cứu giải quyết phù hợp với thực trạng của phát triển kinh tế hộ gia đình trong huyện.

+ Bổ sung một số chính sách và đất đai để khuyến khích quá trình dồn điền, đổi thửa hoặc chuyển nhượng ruộng đất để thuận lợi cho thâm canh chuyên canh, cơ giới hoá nông nghiệp.

+ Các diện tích đất đấu thầu cần nâng thời hạn lên 10 năm trở lên để chủ thầu yên tâm đầu tư phát triển.

- Chính sách tín dụng ngân hàng đầu tư cho phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện. Khuyến khích cho vay với những dự án sản xuất có thẩm định của cơ quan chính quyền địa phương, không cần thế chấp tài sản. Tạo hành lang pháp lý thông thoáng về các khoản để kinh tế hộ dễ hoạt động và phát triển với ngành nghề mà mỗi hộ nông dân lựa chọn sản xuất có hiệu quả.

Tổng hợp các chính sách tạo sự thông thoáng thu hút đầu tư tạo công ăn việc làm ngay tại vùng để đưa nền kinh tế chung của huyện cũng như

của hộ nông dân trong huyện đi lên phù hợp với định hướng chung của toàn huyện.

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.

Sự ra đời và phát triển của bộ nông dân sản xuất, của thành phần kinh tế hộ nông dân trên phạm vi cả nước cũng như trên phạm vi của Huyện Ý Yên - Nam Định trong giai đoạn hiện nay đang là vấn đề, là động lực thúc đẩy nông nghiệp nông thôn phát triển nền kinh tế quốc dân theo những hướng sản xuất mới. Hầu hết các hộ nông dân đều có cực thế nổi bật là huy động được nguồn lực như: Laođộng sãn có trong nông nghiệp nông thôn, nguồn vốn tự có đầu tư có hiệu quả trên thành quả lao động mà tự họ tạo ra cũng như tự chịu trách nhiệm với kết quả đó …

Để từ đó khai thác được nhiều tiềm năng tiền ẩn sãn có trong nông nghiệp nông thôn tạo công ăn việc làm cho người lao động thúc đẩy quá trình phân công hoá laođộng, thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi của các hộ nông dân một cách hợp lý và hiệu quả mang lại giá trị kinh tế cao. Tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng tốt phục vụ nhu cầu thị trường trong nước và ngoài nước ngày càng cao. Góp phần xoá đói giảm nghèo và làm giàu thêm cho gia đình mình cũng như cho thêm toàn xã hội.

Trong xu thế phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế thì tiếp tục đẩymạnh sự phát triển kinh tế hộ nông dân củatoàn Huyện Ý Yên là phù hợp tăng được cả về số lượng và chất lượng sản phẩm mà họ rạo ra giải quyết tốt các mặt về sinh hoạt và đầu tư tạo tích luỹ để tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh ở kỳ sau với quy mô lớn hơn. Nâng cao hiệu quả sản xuất góp phần xoá đói giảm nghèo từng bước hình thành các khu kinh tế mới, các hình thức kinh tế cao hơn tính chất nhỏ lẻ của thành phần kinh tế hộ nông dân theo định hướng xâydựng nông thôn mới theo con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá của cả nước.

Trong thời gian tới để kinh tế hộ nông dân tiếp tục phát triển em xin có một số kiến nghị sau.

- Tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp quy về đất đai lưu ý hoàn thiện chế độ cho thuê và giao khoán một cách hợp lý tránh tình trạng bóc lột đất đai.

- Đơn giản hoá các thủ tục về quyền sử dụng đất để hộ nông dân yêu tâm sản xuất.

- Thời hạn cho vay vốn phải phù hợp với chu kỳ sản xuất của hộ với những lãi suất hợp lý để hộ sản xuất có hiệu quả tạo động lực cho sự phát triển sản xuất của hộ nông dân.

- Có các chính sách ưu đãi như chính sách cho thuê chính sách tín dụng, đất đai, thúê từ khuyến khích họ sản xuất.

- Quy hoạch tổng thể các vùng sản xuất, hỗ trợ các sản phẩm đầu ra khi gặp rủi ro về thiên tai cũng như thị trường giúp hộ nông dân cải thiện khó khăn tiếp tục đầu tư sản xuất cho kỳ sau.

- Tiếp tục hoàn thiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giúp cho qúa trình giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các vùng để thuận tiện.

Đào tạo chuyên môn, trình độ cho người lao động nhận biết cả về khoa học lẫn thị trường.

- Hộ trợ cung ứng máy móc, yếu tố đầu vào để hộ nông dân sản xuất trên quy mô lớn hơn tạo hiệu quả cao hơn. Từ đó làm xuất hiện những hình thức kinh tế hợp tác … phát triển để làm tốt các dịch vụ cung ứng đầu vào và đầu ra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Giáo trình "Kinh tế nông nghiệp" của trường Đại học Kinh tế Quốc dân

- Giáo trình Quản trị doanh nghiệp nông nghiệp của trường đại học Kinh tế Quốc dân

- Sách "Kinh tế hộ Việt Nam - Chu Văn Vũ"

- Sách "Phát triển nông hộ theo hướng sản xuất hàng hoá ở Đồng bằng sông Hồng" Vũ Thị Ngọc Trân

- Tham khảo: Tạp chí con số và sự kiện số 1 + 2. 05,09,07 năm 2001 và 2000.

Tạp chí Kinh tế phát triển 10 - 2002 - Báo cáo qui hoạch định hướng phát triển

Kinh tế huyện ý Yên theo hướng CNH - HĐH các luận văn kinh tế Hộ nông dân của khoá 40 khoá 39.

Niên giám thống kê Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Tỉnh Nam Định.

MỤC LỤC

PHẦN I. LỜI MỞ ĐẦU ...1

PHẦN II. NỘI DUNG ...3

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN ...3

I. Khái niệm - bản chất ...3

II. Vai trò đặc điểm của kinh tế hộ nông dân đối với nền kinh tế quốc dân ...7

1. Vai trò của kinh tế hộ nông dân ...7

2. Đặc điểm của kinh tế hộ nông dân ...14

2.1. Hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ đang qúa độ sang sản xuất hàng hoá ...14

2.3. Kinh tế hộ nông dân có khả năng điều chỉnh theo sự vận động của cơ chế thị trường, dưới sự quản lý của nhà nước. ...16

III. Những nhân tố ảnh hưởng phát triển kinh tế hộ nông dân sản xuất nông sản hàng hoá. ...17

1. Nhân tố tự nhiên. ...17

1.1. Nhân tố thời tiết khí hậu ...17

1.2. Nhân tố về đất đai. ...18

2. Nhân tố khinh tế - xã hội ...19

2.1. Dân số và lao động ...19

2.2. Nhân tố về vốn...19

2.3. Nhân tố về thị trường. ...20

2.4. Nhân tố xã hội. ...20

2.5. Nhân tố về chính sách vĩ mô của nhà nước ...21

...

3. Nhân tố khoa học...22

IV. Kinh tế hộ nông dân ở một số nước trên thế giới và nước ta bài học kinh nghiệm gì cho kinh tế hộ nông dân ở Việt Nam. ...23

2. Sự phát triển kinh tế hộ nông dân ở nước ta. ...27

3. Xu hướng phát triển của kinh tế hộ nông dân. ...33

4. Những bài học kinh nghiệm rút ra. ...35

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN Ở HUYỆN Ý YÊN - NAM ĐỊNH...37

I. Tình hình cơ bản của huyện Ý Yên có ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ nông dân. ...37

1. Đặc điểm tự nhiên ...38

2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ...39

II. Thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Ý Yên ....44

1. Các loại hình hộ nông dân ...46

2. Thực trạng sử dụng đất đai của toàn huyện. ...48

3. Thực trạng về lao động của huyện Ý Yên ...50

4. Thực trạng về vốn của huyện hiện nay...50

5. Kết quả và hiệu quả kinh tế ở huyện hiện nay...52

6. Đánh giá chung...53

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẠI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN Ở HUYỆN...57

I. Phương hướng chung...57

II. Các giải pháp phát triển cụ thể...57

2. Phát triển cơ sở hạ tầng...58

3. Giải pháp về đất đai...59

4. Giải pháp về vốn...60

5. Gỉai pháp về khoa học công nghệ...61

6. Chính sách của Đảng và Nhà nước...62

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển kinh tế hộ ở huyện ý yên tỉnh nam định (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w