Sự phát triển kinh tế hộ nông dân ở nước ta

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển kinh tế hộ ở huyện ý yên tỉnh nam định (Trang 28 - 34)

IV. Kinh tế hộ nông dân ở một số nước trên thế giới và nước ta

2. Sự phát triển kinh tế hộ nông dân ở nước ta

Trong hơn một thập kỳ vừa qua, cùng với quá trình đổi mới và sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế, nông nghiệp nước ta đã có một bước tiến dài trên con đường phát triển của mình. Đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các mặt.

Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, thường xuyên phải nhập lương thực, thực phẩm từ nước ngoài, đến nay chúng ta đã hoàn toàn tự túc được số lượng lương thực và thực phẩm cho nhu cầu trong nước. Bảo đảm sự ấm no trong đời sống của nhân dân và an ninh lương thực quốc gia với mức độ tăng trưởng hàng năm đạt 4,3%. Năm 1997 so với năm 1987 sản lượng lương thực tăng 1,8 lần, cà phê tăng 20 lần, cao su tăng 3,5 lần, chè tăng 1,8 lần. Không những thế, sản phẩm nông nghiệp thường xuyên chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, thường xuyên chiếm 40 đến 50% với mức tăng trung bình đạt xấp xỉ 20% năm. Hàng năm thu về hàng tỷ đô la, góp phần quan trọng đưa đất nước vượt qua khủng hoảng kinh tế, ổn định xã hội, tạo điều kiện và tiền đề tiến hành những cải

cách sâu rộng khác để bước vào thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

Góp phần vào những thành tựu to lớn đó, kinh tế hộ nông dân Việt Nam đang dần khẳng định vai trò và vị trí của mình đối với đất nước. Tuy nhiên, không phải dễ dàng mà chúng ta có những thành tựu này, đó là cả một quá trình mà kinh tế hộ nông dân đã phải trải qua, có những lúc khó khăn, gian khổ, tưởng chừng không thể thay đổi, nhưng chúng ta vẫn vượt qua để có ngày hôm nay. Sau đây chúng ta sẽ đề cập đến và phân tích từng quá trình mà kinh tế hộ nông dân nước ta đã phải trải qua.

a. Hộ nông dân Việt Nam dưới chế độ phong kiến, thực dân.

Theo số liệu thống kê trước cách mạng tháng tám - 1945, nông dân chiếm 97% tổng số nông hộ, nhưng chỉ có 36% diện tích ruộng đất. Khoảng 40% số hộ nông dân có chút ít ruộng tư, còn lại 1/2 (ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ) và 2/3 số hộ (ở Nam Kỳ) không có lấy một "mảnh đất cắm dùi".

Theo số liệu của Yves Henry (1930) thì:

- ở Bắc Kỳ số hộ có dưới 0,36ha chiếm 61,5% người có ruộng, số có từ 0,36 đến 1,8h chiếm 28,8%.

- ở Trung Kỳ số hộ có dưới 0,5ha chiếm 68,5% có ruộng, có 0,5 đến 2,5ha là 25,3% tổng số chủ ruộng.

- ở Nam Kỳ số hộ có dưới 1 ha chiếm 33,6%, còn số hộ có 1 đến 3 ha là 38%.

Như vậy phần lớn nông dân có ruộng ở Việt Nam thời kỳ này chỉ có dưới 1 ha, mà số này lại không đông, tầng lớp nhân dân trong xã hội bị phân hoá thành nhiều thành phần.

+ Cố nông: vì không có ruộng nên chuyên sống bằng nghề làm thuê. Họ thường chỉ có việc làm vào hai tháng trong năm đó là hai vụ tháng năm và tháng mười. Thành phần này phải ăn đói tới 7 đến 8 tháng trong năm.

+ Bần nông và trung nông lớp dưới: Thành phần này có chút ít ruộng đất và công cụ sản xuất. Thường phải lãnh canh ruộng đất của địa chủ để

cày cấy thêm. Việc làm thuê chỉ là phụ đối với tầng lớp này. Những người lĩnh canh ruộng đất của địa chỉ được coi là những tá điền. Họ phải chịu bao phí tổn từ lúc cày bừa, chăm sóc… Vậy mà sau mỗi vụ gặt tá điền thường phải nộp cho địa chủ nhiều khoản địa tô nhưtô trâu; tô nước; tô nông cụ. Thành phần nông dân này thường phải chịu đói từ 3 đến 6 tháng trong một năm.

Trong thời kỳ phong kiến và thực dân này đời sống của người nông dân vô cùng cực khổ, kinh tế hộ nông dân không có cơ may phát triển. Tô cao, tức nặng, sưu thuế chồng chất làm cho người nông dân không đủ nuôi sống mình và càng không có điều kiện cải tiến công việc đồng áng. Ruộng đất manh mún, công cụ sản xuất cũ kỹ , lạc hậu như ngàn năm trướ, phần lớn bằng tre, gỗ, ít cái bằng kim loại nên vừa nặng nền, vừa mau hỏng. Người ta dụng trâu bò để kéo cầy, không có trâu bò thì người kéo thay. Các khâu của quá trình sản xuất vô cùng lạc hậu nhất là các vùng núi và dân tộc ít người. Đã thế, những năm mưa thuận giá hoà thì ít những năm có bão lụt, sâu bệnh … thì nhiều áp bức bóc lột cùng với sự tàn phá của thiên nhiên đã kìm hãm nghê nghớm sức sản xuất của hàng triệu nông dân lao động. Năng xuất cây trồng lao động rất thấp, trung bình lúa chỉ đạt 10-12 tạ /ha.

Tóm lại, dưới chế độ thực dân phong kiến, nông dân nước ta rơi vào cảnh "một cổ đôi ba tròng". Họ bị các tầng lớp ăn bám trong xã hội là đế quốc, phơng kiến và tư sản sâu xé. Làm việc cực nhọc mà không được hưởng kết quả do mình làm ra, cuộc sống vô cùng khó khăn và vất vả.

b. Kinh tế hộ nông dân Việt Nam từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945. Cách mạng tháng 8 năm 1945 là mốc lịch sử quan trọng đánh dấu sự thay đổi cơ bản của xã hội Việt Nam, đồng thời là sự đổi đời của nông dân Việt Nam, tạo lên một tiề đề quan trọng cho sự phát triển của kinh tế hộ nông dân nước ta.

- Từ sau cach mạng tháng 8, Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á đã từng bước giải quyết

những vấn đề ruộng đất theo khẩu hiệu "người cầy có ruộng" của Đảng cộng sản, giảm tô, xoá nợ…

- Đầu năm 1945, khàng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi. Qua cải cách ruộng đất, nông dân miền Bắc được chi 810.000 ha ruộng đất tịch thu của địa chủ. Ở miền Nam, nông dân được chia cấp 750.000 ha ruộng đất các loại, riêng ở Nam bộ 564.547 ha đã về tay nông dân làm chủ. Thời kỳ 1955 - 1957, hộ nông dân ở miền Bắc đã thực sự đóng vai trò điều hành sản xuất theo đúng nghĩa là đơn vị kinh tế tự chủ. Thời gian này nông nghiệp miền Bắc đã đạt được những thành tựu lớn. So với thời kỳ năm 1939 thì các chỉ tiêu của những năm 1955 - 1957 đạt như sau:

+ Sản lượng quy thóch tăng 57%, riêng thóc tăng 53%

+ Năng suất lúa tăng 30,8%, lương thực bình quân đầu người tăng 43,6%.

+ Đàn trâu tăng 44%, đàn bò tăng 39%, đàn lợn tăng 20%.

- Từ năm 1958 đến 1980, chủ trương hợp tác hoá thực chất là tập thể hoá nông nghiệp đã làm lu mờ dần vai trò kinh tế hộ nông dân. Toàn bộ công việc từ sản xuất tới phân phối sản phẩm đều do HTX nông nghiệp điều hành.

- Từ năm 1981 đến 1987.

Cùng với sự ra đời của chỉ thị 100 của Ban bí thư trung ương Đảng, nông nghiệp nước tađã có sự khởi sắc bước đầu. Hộ nông dân đã đảm nhận một số khâu công việc trong quá trình sản xuất. Gắn quyền lợi và trách nhiệm của người nông dân với kết quả cuối cùng nên đã đạt được một số thành tựu to lớn: Thời kỳ 1981 - 1985 so với thời kỳ 1976 - 1980, sản lượng lương thực quy thóc tăng 27% năng suất lúa tăng 23,8%, diện tích cây công nghiệp tăng 62,1%, đàn bò tăng 33,2%, đàn lợn tăng 22,1%, giá trị tổng sản lượng nông nghiệp tăng 5%/năm sản lượng lương thực bình quân tăng 4,83%/năm, lượng lương thực bình quân đầu người liên tục tăng qua các năm. 1981: 273kg; 1982: 299kg; 1983: 296kg; 1984: 303kg; 1985:

305kg… đời sống của người nông dân đã được cải thiện một bước đáng kể. Mặc dù vậy nhưng tính tích cực của cơ chế thoáng 1000 chỉ phát huy được trong một thời gian ngắn, có nhiều tiêu cực xảy ra và cần có sự sửa đổi.

- Thời kỳ 1988 tới nay:

Đứng trước tình hình đó, tháng 4 năm 1988, Bộ chính trị đã ra Nghị quyết số 10 về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, xác lập vị trí tự chủ cho hộ nông dân ở nước ta. Sản xuất nông nghiệp nước ta đã có những chuyển biến quan trọng, ở các địa phương ruộng đất đã được giao cho hộ nông dân sử dụng lâu dài. Quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cùng với quyền sở hữu tư liệu sản xuất khác là nguồn gốc tạo ra động lực mới thúc đẩy hộ nông dân chăm lo sản xuất, đồng thời khắc phục tình trạng vô chủ trong quản lý sử dụng đất đai và các tư liệu sản xuất khác trong nhiều năm ở nông thôn. Hiện nay ở nước ta có trên 10 triệu hộ nông dân với 70% lao động cả nước và 84% lao động ở nông thôn.

Theo số liệu điều tra của Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp tại 26 huyện thuộc các vùng khác nhau trong cả nước nhằm nghiên cứu thực trạng kinh tế của các hộ nông dân, chúng ta có những số liệu như sau:

+ Bình quân nhân khẩu lao động của mỗi hộ ở các vùng có sự khác nhau. ở trung du và miên núi phía Bắc trung bình một hộ nông dân có từ 4 đến 5 nhân khẩu và từ 2 đến 3 lao động thì ở đồng bằng sông Hồng và khu 4 cũ các con số này tương ứng là 4 đến 5 và 1 đến 3, ở Duyên hải trung bộ và đồng bằng sông Cửu Long là 6 đến 7 và 3 đến 4; 70 đến 80% chủ hộ là nam giới. Trình độ văn hoá trung bình ở đồng bằng sông Hồng là lớp 6 đến 7; ở khu 4 cũ, trung du miền núi phía Bắc và Duyên hải trung bộ là lớp 5 đến 6; đồng bằng sông Cửu Long là lớp 3 đến 4.

+ Diện tích canh tác trung bình của một hộ: ở phía Bắc: 0,3 - 0,4ha.

Duyên hải trung bộ: 0,4 - 0,6ha. Đồng bằng sông Cửu Long: 0,6 - 1ha.

+ Công cụ lao động của hộ nông dân chủ yếu là thô sơ, số cơ giới hoá, có máy móc phục vụ sản xuất rất ít.

+ Hiện nay cả nước chúng ta có:

14,8% số hộ nông dân nghèo (khoảng 1,5 - 1,6 triệu hộ) đang còn ở trrình độ sản xuất tiểu nông tự cấp tự túc, nhiều khi không đủ ăn.

62,8% số hộ nông dân trung bình (khoảng 6,3 - 6,5 triệu hộ) chủ yếu là sản xuất tự túc, đủ ăn, có một ít nông sản hàng hoá không đáng kể.

22,4% số hộ khá và giàu (khoảng 2,2 - 2,3 triệu hộ), bước đầu vượt ra khỏi quỹ đạo của nền kinh tế tiểu nông tự cấp tự túc để đi vào sản xuất hàng hoá với các mức độ khác nhau.

+ Chúng ta thực sự vui mừng là cùng với các chính sách đổi mới và khuyến khích hộ nông dân phát triển, đến nay cả nước chúng ta có trên 100.000 trang trại các loại. Con số này tuy không lớn đối với một số nước trên thế giới nhưng đối với chúng ta nó là một sự thành công ghi nhận sự phát triển bước đầu lên sản xuất lớn, sản xuất hàng hoá của hộ nông dân Việt Nam. Kinh tế trang trại đang được quan tâm phát triển trên khắp cả nước, số trang trại ngày càng nhiều, hiệu quả mang lại ngày càng cao. Chúng ta có quyền hy vọng vào một tương lai tươi sáng của nền nông nghiệp nước nhà.

Qua thực tế phát triển kinh tế hộ nông dân ở nước ta hiện nay, chúng ta có thể rút ra một số nhận xét sau đây:

- Hộ nông dân sản xuất nhiều nông sản hàng hoá xuất hiện ở hầu hết các địa phương. Kinh tế trang trại đang dần khẳng định vai trò vị thế của mình.

- Các hộ sản xuất hàng hoá bao gồm nhiều dân tộc ở khắp mọi miền của tổ quốc.

- Các hộ sản xuất nhiều hàng hoá có cơ cấu sản xuất đa dạng với nhiều ngành nghề khác nhau. Có hộ sản xuất chuyên canh nhưng cũng có những hộ sản xuất tổng hợp.

- Quy mô sản xuất của các hộ nông dân nước ta nói chung là nhỏ, kể cả về ruộng đất, vốn liếng cũng như khối lượng sản phẩm và thu nhập.

- Lao động của hộ nông dân nước ta bình quân là 2 lao động chính với trình độ văn hoá có nơi còn rất thấp.

- Khả năng phát triển sản xuất hàng hoá của các hộ nông dân nước ta là rất cao.

Như vậy, kinh tế hộ nông dân nước ta đang phát triển từ kinh tế tiểu nông tự cấp tự túc lên kinh tế trang trại sản xuất hàng hoá, phù hợp với quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường và xu hướng phát triển của nền nông nghiệp thế giới.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển kinh tế hộ ở huyện ý yên tỉnh nam định (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w