II. Thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Ý Yên
6. Đánh giá chung
a. Thành tựu
- Sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện hơn với tốc độ tăng trưởng khá cao dẫn đến năng suất trong cả trong sản xuất cao thu nhập của người dân, đặc biệt là hộ nông dân được cải thiện một cách rõ rệt về đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần thu nhập bình quân đầu người khá cao tăng nhanh số hộ giàu và khá giảm số hộ nghèo. Trong năm qua sản xuất của huyện Ý Yên liên tục phát triển giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2002 tăng hơn so với năm 1996 là 160,5 tỷ đồng và tốc độ tăng trưởng bình quân nông nghiệp hàng năm đạt 5,3. Đặc biệt sản xuất lúa cả năm đạt 100 tạ/ha tăng hơn so với năm 1996 là 26 tạ/ha cùng với năng suất màu bình quân lương
thực đầu người đạt 650 kg năm 2002 tăng hơn so với năm 1996 là 115kg/người/năm.
Ngành chăn nuôi cũng có những bước tiến đáng kể tất cả đó do hộ nông dân biết khai thác tốt lợi thế đất nông nghiệp phát huy tính tự chủ sáng tạo.
* Về qui hoạch đất đai đã biết sử dụng đất đai đúng mục đích đất nào cây đấy có sự chuyên canh taọ hiệu quả kinh tế cao.
* Các khoản vốn vay với chế độ hiện hành người nông dân dễ dàng vay vốn hơn để đầu tư tạo hiệu quả khuyến khích hộ phát triển làm giàu xoá đói giảm nghèo trên toàn địa bàn huyện.
* Với nền kinh tế thị trường hiện nay thì việc cung ứng đầu vào phục vụ cho sản xuất của hộ nông dân rất đa dạng thuận tiện cũng là một lợi thế để nông hộ phát triển ở huyện.
* Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu phân công lao động trên địa bàn huyện theo hướng tích cực đang được quan tâm một cách đúng mực để k huyến khích nông hộ phát triển chuyển sang các ngành nghề phi nông nghiệp khác ngay trên địa bàn huyện.
*Sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng và xây dựng cơ sở hạ tầng đang được dần hoàn thiện là thuận lợi để cho nông hộ ưu tiên đầu tư vào sản xuất thuận tiện cho việc vận chuyển và trao đổi hàng hoá giữa các vùng trong huyện hay phạm vi rộng hơn cũng có ảnh hưởng tích cực đến việc giao lưu văn hoá giữa các vùng trên cả nước.
* Sự nghiệp giáo dục đào tạo được coi trọng với tỉ lệ đi học tương đối cao trình độ lao động được nâng lên rõ rệt.
Khó khăn:
- Về tốc độ phát triển kinh tế hộ nông dân trên địa bàn huyện còn thấp chưa cao về mặt giá trị dẫn đến thu nhập vẫn còn hơi hạn chế hơn nữa sức ép về mặt dân số ngày càng đang đè nặng đối với từng hộ nông dân ở huyện.
- Hạn chế về qui mô sản xuất tập trung trong sản xuất nông nghiệp. Sau khoán 10 thì ở một giác độ nào đó đã khuyến khích được nông hộ sản xuất nhưng bình quân đất nông nghiệp thấp dẫn đến qui mô sản xuất nhỏ, manh mún mà sản xuất hay theo đại trà không có sự chuyên canh và đa dạng hoá cây trồng vật nuôi nên sử dụng chưa hết hiệu quả tiềm ẩn của nguồn tài nguyên đất đai.
- Việc áp dụng các chính sách hay truyền thống phổ biến các kiến thức mới về các luật, các kỹ thuật vẫn còn sách nhiễu gây phiền hà cho hộ nông dân gây mất lòng tin của nông hộ.
- Các nguồn tín dụng đặc biệt là quĩ tín dụng các xã chưa thật sự khuyến khích hộ nông dân vay hoặc cho vay để đầu tư phát triển vẫn còn nhiều thủ tục rườm rà khi vay những khoản tiền không lớn lắm.
- Trình độ người lao động nhìn chung là không cao vẫn còn hạn chế đa số là lao động phổ thông dùng sức là chính nên hiệu quả không cao hơn nữa kiến thức về thị trường để nhận biết t hị trường rất mong manh cần được giải quyết.
Thị trường nông sản phẩm đầu ra quá eo hẹp do tính chất mùa vụ trình độ bảo quản còn thấp mà chế biến chưa được nhân rộng nên gây những phản ứng không khuyến khích được nông hộ sản xuất do vậy còn tìm hướng về các giải phá giải quyết đầu ra cho hộ nông dân có một hình thức hợp tác mới…
- Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phân công lao động chậm do không gần các khu đồ thị về khu công nghiệp nên ít có đột biến mạnh về sự chuyển đổi do đó chỉ có thể phát huy sự chuyển dịch là phải phục vụ các làng nghề truyền thống như nghề đúc đồng ở các xã các huyện…
- Số hộ nông dân trên địa bàn huyện đã chiếm một tỷ trọng khá cao trong tổng số nông hộ toàn huyện mà trong đố hộ thuần nông lại càng cao hơn đó là một khó khăn cần phải tháo gõ và khuyến khích họ chuyển sang những ngành nghề khác, ưu đãi và khuyến khích các hình thức thí điểm
hiệu quả truyền kinh nghiệm và nêu gương để giúp họ nhận thức về kỹ thuật, kinh tế biết sản xuất hợp tác ở những sản phẩm mang lại hiệu quả cao hơn.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN Ở HUYỆN