5. Bố cục Luận văn
3.3.2.3. Lượng tích lũy carbon trong đất của mô hình trồng cây cà phê tạ
huyện Mường Ảng
Sau khi một bộ phận hoặc toàn bộ cơ thể thực vật chết đi chúng sẽ bị sinh vật phân giải thành các chất hữu cơ có chứa carbon trong đất. Thành phần carbon trong đất là thành phần của tất cả các hợp chất hữu cơ có trong đất.Trong đất luôn diễn ra các quá trình mùn hóa, quá trình khoáng hóa thông qua hoạt động của sinh vật, vi sinh vật, các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, các khí môi trường. Do đó đất cũng là một trong các bể chứa carbon quan trọng.
Bảng 3.15: Trữ lƣợng carbon tích lũy trong đất ở 2 mô hình trồng cây cà phê Mô hình Ô mẫu Cấp tuổi Lượng carbon tích lũy trong đất/ ha (tấn)
Trồng thuần Cà phê 1 3 15,04 2 3 15,19 3 3 15,20 TB 15,14 Trồng xen Cà phê - họ Đậu 4 3 24,14 5 3 25,12 6 3 26,11 TB 25,12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Số liệu tại bảng 3.15 cho thấy lượng carbon tích lũy trong đất của mô hình trồng xen Cà phê - họ Đậu biến động từ 24,14 - 26,11 trung bình là 25,12 tấn/ha. Mô hình trồng thuần Cà phê đạt trung bình 15,14 tấn/ha. Lượng carbon trong đất phụ thuộc rất lớn tốc độ phân giải của vi sinh vật, lượng thảm mục, độ ẩm đất… Số liệu này cho thấy, lượng carbon trong đất ở mô hình trồng xen có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc lưu giữ carbon, giảm phát thải và hiệu ứng nhà kính. Biểu đồ hình 3.6 thể hiện lượng carbon tích lũy trong của 2 mô hình trồng xen cây họ đậu với cây cà phê và trồng thuần cà phê.
Hình 3.6: Biểu đồ trữ lượng carbon tích lũy trong đất của 2 mô hình
3.3.2.4. Tổng lượng carbon tích lũy trong 2 mô hình trồng cây cà phê tại huyện Mường Ảng
Kết quả tổng hợp lượng carbon tích lũy toàn mô hình trồng xen cây họ đậu với cây cà phê và mô hình trồng thuần cà phê được tổng hợp tại bảng 3.16
Bảng 3.16: Tổng lƣợng carbon tích lũy toàn mô hình trồng xen cây họ đậu với cây cà phê và mô hình trồng thuần
Mô hình
Lƣợng carbon tích lũy (tấn/ha) Tổng
(tấn) Cây cà phê Thảm mục Trong đất
Trồng xen Cà phê - họ Đậu 0,79 0,33 25,12 26,24
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Kết quả tại bảng 3.16 cho thấy, lượng carbon tích lũy toàn mô hình trồng xen Cà phê - họ Đậu là 26,24 tấn/ha, mô hình trồng thuần Cà phê là 16,16 tấn/ha, trong đó lượng carbon tập trung chủ yếu ở trong đất, tiếp đến là trong cây cà phê và thảm mục. Với mô hình trồng xen cây cà phê với cây họ đậu cho thấy khả năng giảm phát thải tốt hơn mô hình trồng cà phê thuần. Lượng carbon tích lũy của hai mô hình được thể hiện rõ hơn thông qua biểu đồ hình 3.7.
Hình 3.7: Biểu đồ trữ lượng carbon tích lũy toàn mô hình trồng xen và trồng thuần cà phê
Cà phê là cây lâu năm với chu kỳ kinh doanh dài, lượng carbon so với rừng trồng, rừng tự nhiên tương đương nên mô hình có được thêm một lượng thu nhập đáng kể từ việc bán chứng chỉ phát thải khí nhà kính. Đặc biệt hơn nữa với giá trị thương mại của quá trình hấp thụ này được chi trả với dịch vụ môi trường rừng của các nước phát triển. Hiện nay vấn đề chi trả Carbon ngày càng được quan tâm và là chứng chỉ của các nước công nghiệp, nên giá trị của rừng ngày càng tăng. Giá trị Carbon được tính sẽ đem lại một nguồn lợi tương đối lớn đối với người dân vùng Tây Bắc trong đó có Điện Biên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Vì vậy, nếu có chính sách khuyến khích phát triển mô hình trồng cà phê trên cơ sở chi trả dịch vụ môi trường hấp thụ CO2, các hộ trồng cà phê sẽ có một nguồn thu nhập thêm, ngoài các giá trị kinh tế thu được ban đầu từ mô hình mang lại.
3.4. Đánh giá thuận lợi, khó khăn, đề xuất các giải pháp, khắc phục những hạn chế và nhân rộng các mô hình trồng xen cây họ đậu với cây cà phê
3.4.1. Tiềm năng nhân rộng mô hình
3.4.1.1. Mục tiêu
Phát triển vùng cà phê theo hướng mở rộng về quy mô diện tích, bền vững theo tiêu chuẩn đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 nâng cao chất lượng sản phẩm tăng cường chế biến sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, nâng cao sức khỏe gắn với bảo vệ môi trường sinh thái xanh, sạch, đẹp.
Tiếp tục nâng cao giá trị sản xuất cây cà phê - cây đặc sản thế mạnh của địa phương, huyện Mường Ảng đang triển khai thực hiện nhiều giải pháp với mục tiêu đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 mở rộng trồng mới 100ha và ổn định diện tích cà phê của tỉnh. Để phát huy hết tiềm năng phát triển của cây cà phê, huyện Mường Ảng xác định vùng nguyên liệu phục vụ cho chế biến cà phê và quy hoạch vùng sản xuất tập trung tại các xã vùng cà phê trọng điểm: Ẳng Cang, Ẳng Nưa, Ẳng Tở, Thị trấn Mường Ảng.... Tiếp tục mở rộng diện tích gắn với chuyển đổi cơ cấu trồng xen với cây họ đậu ở giai đoạn kiến thiết, để nhằm bảo vệ đất tăng tỷ lệ đạm trong đất, giảm phát thải.
3.4.1.2. Căn cứ thực tiễn
Huyện Mường Ảng có lợi thế về điều kiện khí hậu và được tỉnh đầu tư cho mục tiêu phát triển cây công nghiệp dài ngày trong đó trọng tâm là phát triển cây cà phê, vì đây là cây thế mạnh chiến lược trong việc chuyển dịch
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa. Bên cạnh đó vùng cà phê có nguồn lực lao động dồi dào, có kinh nghiệm trong sản xuất, chế biến cà phê; có thị trường tiên thụ ổn định và ngày càng mở rộng; hiệu quả kinh tế trong sản xuất, chế biến cà phê đã và đang được khẳng định, từ cây xóa đói giảm nghèo giờ trở thành cây mang lại thu nhập cho một bộ phận người trồng cà phê.
Với nguồn nhân lực dồi dào, nhiều người đang trong độ tuổi lao động lại được huyện quan tâm, đầu tư đưa việc phát triển mô hình thành chủ trương, nghị quyết đây là điều kiện thuận lợi nhân rộng và phát triển mô hình. Trong giai đoạn hiện nay để nâng cao hiệu quả hiệu quả kinh tế, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm là việc cấp thiết hàng đầu đặt ra với huyện Mường Ảng. Mô hình trồng xen cây họ đậu với cây cà phê nhiều đặc điểm phù hợp với điều kiện với tập quán canh tác của người dân cần được nhân rộng để hướng tới nền sản xuất chuyên canh mang lại hiệu quả nhiều mặt phát triển kinh tế bền vững.
3.4.1.3. Khó khăn
+ Điều kiện tự nhiên: Địa hình núi cao, độ dốc lớn ảnh hưởng tới việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất. Sự biến đổi khí hậu gây lũ lụt, hạn hán, mùa mưa tập trung gây xói mòn rửa trôi chất dinh dưỡng làm giảm độ phì của đất. Mùa khô hạn hán, hiện tượng sương muối ngày càng nhiều khiến cây cà phê chết hàng loạt.
+ Về chính sách: chính sách của nhà nước chủ yếu giành cho hộ sản xuất còn gặp khó khăn về kinh tế chung. Chính sách thiếu đồng bộ, khi triển khai gây nhiều khó khăn cho người dân địa phương trong phát triển và tiêu thụ cà phê. Chính sách hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất cà phê còn hạn chế, số lượng doanh nghiệp cà phê trên địa bàn huyện rất ít.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+Về vốn: trồng xen cây họ đậu với cây cà phê tại địa phương chủ yếu
theo kinh tế hộ gia đình, đất đai rộng quy mô diện tích nhiều. Sản xuất cà phê mang tính liên tục, quanh năm, nên nguồn vốn gia đình sử dụng chủ yếu của gia đình. Thu hoạch của vụ này là nguồn vốn đầu tư cho vụ sau. Do đó các hộ khi trồng xen cà phê thường gặp khó khăn thiếu vốn sản xuất. Một số hộ thiếu vốn nên không thể đầu tư giống vật tư, phân bón để trồng xen cây họ đậu nên năng suất, chất lượng cây cà phê chưa cao.
+ Về khoa học kỹ thuật: do trình độ sản xuất của các hộ khác nhau dẫn tới chất lượng cà phê khác nhau. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào khâu chọn lựa giống, trồng, chăm sóc vườn cây, thu hoạch, chế biến, bảo quản, bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế, chưa được người trồng cà phê quan tâm đúng mức. Các giống cây họ đậu để trồng xen với cà phê chủ yếu do các hộ gia đình sử dụng từ vụ này sang vụ khác, khâu bảo quản giống họ đậu( đậu đen, đậu tương...) không được ý nên năng suất không cao, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Chưa có những lớp tập huấn chuyển đổi khoa học kỹ thuật để áp dụng mô hình trồng xen cho cây cà phê. Phân bón thuốc bảo vệ thực vật chưa có đơn vị chức năng kiểm định, lượng phân bón sử dụng chưa đúng liều lượng gây lãng phí làm giảm năng suất cây cà phê, ô nhiễm môi trường xung quanh.
+ Về thị trường tiêu thụ: hiện nay nhu cầu sử dụng cây họ đậu trong nước rất cần thiết. Đậu tương cung cấp sản phẩm cho ngành chăn nuôi, đậu đen sử dụng chế biến thực phẩm ăn, uống rất tốt cho sức khỏe. Nhưng việc tiêu thụ đậu tương, đậu đen đa số các hộ gặp khó khăn khi chưa tìm được đầu ra cho sản phẩm khi trồng xen với diện tích lớn. Việc chế biến bảo quản sản phẩm đậu tương, đậu đen còn nhiều hạn chế. Sản phẩm chủ yếu bán ra chợ nên tồn đọng số lượng lớn, chưa nâng cao thu nhập cho người trồng xen cây họ đậu. Giá cả của sản phẩm đậu tương, đậu đen vẫn còn bấp bênh, không ổn định.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Nước: trong sản xuất cà phê cũng như trồng xen với cây họ đậu ở giai đoạn kiến thiết cơ bản thì nước là vấn đề quan trọng trong sản xuất cây trồng này. Do điều kiện tự nhiên của huyện Mường Ảng, nên vấn đề nước hầu hết các hộ gặp nhiều khó khăn. Nguồn nước chủ yếu dựa vào thiên nhiên sau những trận mưa. Do đó vấn đề thiếu nước vào mùa khô vẫn xảy ra ở hầu hết các hộ trồng cà phê ảnh hưởng tới việc ra hoa tạo quả của cây cà phê.
Cơ sở hạ tầng, quy hoạch tổ chức sản xuất: đường xá đi lại cho người dân chưa được đầu tư đồng bộ, đi lại khó khăn nên việc giao lưu hàng hóa còn gặp trở ngại. Việc trồng xen cây họ đậu với cây cà phê của người dân còn mang tính tự phát, nhà nước chưa quản lý được dẫn đến tình trạng diện tích trồng cà phê tăng nhưng năng suất thấp do không đầu tư. Việc chế biến cà phê khi vào giai đoạn kinh doanh còn thô sơ chủ yếu là chờ nắng để phơi.
Ngoài ra nhiều hộ nông dân chưa tích cực tham khảo ý kiến của cán bộ có chuyên môn kỹ thuật, các hộ nông dân giỏi làm ăn có nhiều kinh nghiệm trong quá trình sản xuất, để áp dụng các phương thức mới cho hiệu quả kinh tế cao đặc biệt là các mô hình trồng xen và các giống cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu đang được nhà nước và tổ chức nước ngoài khuyến khích. Điều kiện kinh tế còn khó khăn, địa hình hầu hết là đồi núi, tập quán lạc hậu, chưa khai thác triệt để hợp lý tiềm năng đất đai, lao động, vốn… Vẫn còn diện tích đất bị bỏ hoang hoá.
3.4.2. Đề xuất các giải pháp, khắc phục được những hạn chế phát triển mô hình trồng xen cây họ Đậu với Cà phê
3.4.2.1. Giải pháp về điều kiện tự nhiên
Tiến hành đánh giá lại đất đai, thổ nhưỡng và khí hậu các xã quy hoạch trồng cà phê, từ đó đưa ra khuyến cáo cho người dân về phương thức trồng hợp lý, mật độ, khoảng cách, hiệu quả đối với điều kiện khí hậu đất đai địa phương. Đồng thời các xã có khí hậu, đất đai không thuận lợi để phát triển
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ cây cà phê cần nghiên cứu tìm ra loại cây trồng phù hợp. Trồng xen một số loại cây họ đậu ( đậu tương, đậu đen, lạc…) để bảo vệ đất, tăng sức sản xuất của đất trên diện tích đất đã trồng cà phê không ảnh hưởng đến quỹ đất sản xuất nông nghiệp.
3.4.2.2. Giải pháp về cơ chế chính sách
Hoàn thiện chính sách giá cả, bảo hộ, đầu tư phát triển nông nghiệp, chính sách bảo trợ nông nghiệp: Nhà nước lập quỹ bảo trợ để giúp đỡ người dân khi có biến động về giá cả. Nguồn huy động về ngân sách, nguồn tài trợ, đóng góp của các tổ chức và cá nhân, phương thức bảo trợ thông qua hình thức tín dụng.
Chính sách tiền thuê đất vào việc sử dụng để sản xuất nông nghiệp (đất trồng cà phê), có quy định về chính sách ưu đãi về miễn giảm tiền thuê đất (miễn 3 năm, 7 năm...) khuyến khích đầu tư vào địa bàn các xã đặc biệt khó khăn trong huyện.
Chính sách phát triển nông thôn, hệ thống dịch vụ, nông nghiệp giúp nông dân nhanh chóng chuyển đổi kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá.
Có kế hoạch ưu tiên phát triển từng loại cây trồng cụ thể trong từng giai đoạn để có biện pháp điều phối, hỗ trợ kịp thời theo định hướng chuyển đổi, dành một tỷ lệ ngân sách thích hợp phục vụ cho công tác nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất. Ưu tiên phát triển trồng xen cây họ đậu khi cà phê chưa khép tán.
Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư vào các lĩnh vực: Sản xuất giống cây trồng, vật nuôi; Sản xuất nông sản hàng hoá giá trị kinh tế cao; công nghiệp chế biến; thương mại, dịch vụ tiêu thụ nông sản; phát triển các ngành nghề truyền thống; sản xuất các mặt hàng sử dụng nhiều lao động,.v.v. Thông qua các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ chính sách ưu đãi về: bố trí mặt bằng đất đai, giá và thời gian thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, tín dụng.
3.4.2.3. Giải pháp về vốn đầu tư
Trước hết có thể khẳng định rằng không một ngành sản xuất nào đạt được hiệu quả nếu không có vốn đầu tư. Qua nghiên cứu thực tế cho thấy hầu hết các hộ nông dân trồng cà phê đều thiếu vốn sản xuất, nông dân luôn nằm trong tình trạng thiếu vốn đầu tư. Chính vì vậy có nhiều hộ không áp dụng mô hình trồng xen họ đậu vì thiếu vốn sản xuất. Vì sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, cây trồng nếu được đầu tư đúng mức và kịp thời thì sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, vấn đề cho hộ nông dân vay vốn còn nhiều thủ tục phiền hà, nhiều hộ nông dân nghèo thiếu vốn không có tài sản thế chấp ngân hàng thì không được vay. Vì vậy, để giải quyết vấn đề thiếu vốn cần thực hiện tốt các vấn đề sau:
Chủ yếu đại bộ phận người dân là các hộ nghèo, khi được hỏi hầu hết họ đều mong muốn nhà nước cung cấp về giống cây họ đậu, vật tư phân bón, hỗ trợ, có đầu ra ổn định cho sảm phẩm cây họ đậu và cà phê khi thu hoạch.
Đa dạng hoá các hình thức cho vay, huy động vốn nhàn rỗi trong dân, khuyến khích hình thức quỹ tín dụng trong nông thôn. Ưu tiên người vay vốn để sản xuất nông nghiệp với các loại hình sử dụng đất có hiệu quả kinh tế cao.