Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm (Để xác định khả năng tích lũy

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế, khả năng bảo vệ đất và tiềm năng giảm phát thải của mô hình trồng xen cây họ đậu với cây cà phê tại huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 53 - 57)

5. Bố cục Luận văn

2.2.3. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm (Để xác định khả năng tích lũy

lũy Carbon của mô hình)

Đề tài sử dụng phương pháp RACSA của tổ chức ICRAF để tiến hành điều tra trên các mô hình trồng cà phê cụ thể các bước như sau:

Bước 1: Sơ bộ đánh giá mô hình Các dữ liệu thứ cấp cần thiết: - Các bản đồ sử dụng đất - Hồ sơ xây dựng mô hình. Các hoạt động:

Thông qua phỏng vấn các bên liên quan đến từ các cơ quan nhà nước, các nhà khoa học và những người quản lý đất đai (nông dân là quan trọng).

Kết quả:

- Sơ đồ của mô hình. - Chú giải sơ đồ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Bước 2: Xác định số lượng ô mẫu cố định.

- Xác định diện tích cần điều tra đối với mô hình trồng cây Cà phê thường từ 5-15% diện tích khu vực cần điều tra. Tùy theo diện tích lớn nhỏ hoặc yêu cầu độ chính xác khác nhau để xác định tỷ lệ cho phù hợp.

- Tính toán số lượng ô mẫu cần thiết. Công thức:

A x n% Ni =

S

Trong đó:

Ni là số ô mẫu cần điều tra; A là diện tích mô hình

n% là phần trăm diện tích của mô hình cần điều tra (từ 5-15%) S là diện tích Ô mẫu (500m2

hoặc 1000m2) tùy theo diện tích mô hình. - Để bảo đảm tính khách quan trong đánh giá giám sát trữ lượng carbon, các ô mẫu được bố trí theo phương pháp đại diện điển hình với 03 vị trí chân - sườn - đỉnh.

Bước 3: Điều tra thực địa + Thiết lập ô đo đếm

Ô đo đếm được thiết lập theo cách tiếp cận hệ thống ô đo đếm lồng nhau, các mô hình trồng Cà phê, thiết lập ô 500m2 (20 x 25 m) (ô cấp 1). Trong ô mẫu tiến hành đo đếm toàn bộ các cây đường kính lớn (đường kính thân tại vị trí chu vi sát gốc cây so với mặt đất), chiều cao vút ngọn. Các thành phần khác được đo đếm trong ô phụ có diện tích 5 m x 5m = 25 m2 nằm trong ô lớn theo 2 đường chéo cây cà phê và thảm mục được đo đếm tại các ô dạng bản nhỏ hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

*Xác định các phần sinh khối trên mặt đất

- Xác định sinh khối cây Cà phê

Trình tự

Trong ô 5 x 5 m lập 5-6 ô dạng bản 1 m2. Cắt toàn bộ các cây có trong ô dạng bản. Xác định trọng lượng tươi ngay tại thực địa (g/1 m2). Chặt nhỏ tất cả mẫu và trộn đều trước khi lấy mẫu phân tích. Lấy mẫu đại diện 100g tươi, cho vào túi giấy để xác định % khối lượng khô. Số liệu ghi vào biểu điều tra cây cà phê.

Sấy khô mẫu ở nhiệt độ 850C trong vòng 48 giờ, xác định khối lượng khô bằng cân điện tử để đảm bảo độ chính xác trong quá trình tính toán.

- Thảm mục, vật rơi rụng

Trình tự

- Thu thập tất cả mẫu thảm mục trong cùng một ô 1 m x 1 m (1 m2) được sử dụng cho thu mẫu dưới tán, được thực hiện như sau:

+ Thu mẫu thảm mục thô chẳng hạn như bất kỳ đoạn thân/cành có đường kính nhỏ hơn 5cm, chiều dài nhỏ hơn 50cm, vật liệu thực vật chưa phân hủy hay dư lượng cây trồng, tất cả lá và cành.

+ Sau đó thu thảm mục nhỏ (vật liệu thực vật bị phân giải, các mảnh vụn thực vật), tại cùng một điểm lấy mẫu thảm mục thô.

+ Trộn đều mẫu của mỗi loại (Thân cành, lá và mảnh vụn thực vật) thu được từ 5-6 ô dạng bản và lấy mẫu mỗi loại 200g để xác định % khối lượng khô. Đối với thảm mục thô để giảm thiểu đất khoáng lẫn trong mẫu, các mẫu được nung (ở 6500C) để loại sai số do lẫn đất khoáng; Đối với thảm mục nhỏ và rễ bao gồm cả rễ chết và rễ sống được thu thập và sấy khô để xác định khối lượng khô.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Đo đếm bể chứa vật chất hữu cơ dƣới mặt đất

Bể chứa vật chất hữu cơ dưới mặt đất bao gồm carbon trong đất, rễ và sinh khối vi khuẩn.

Mẫu đất có thể phân biệt thành hai loại:

- Mẫu đất xáo trộn để phân tích hóa học (trong đó kết quả sẽ được thể hiện trên mỗi đơn vị trọng lượng khô của đất), các mẫu thường được tổng hợp bằng cách trộn một lượng nhỏ của đất từ các mẫu phụ khác nhau.

- Mẫu không bị xáo trộn để phân tích vật lý, đặc biệt là tỷ trọng của đất rất cần thiết để chuyển đổi từ trọng lượng khô của đất sang thể tích đất.

- Trình tự lấy mẫu xáo trộn để phân tích hóa học

Trình tự ngoài thực địa

Xác định vị trí lấy mẫu trong ô 40 x 5 m2, thu mẫu ngẫu nhiên tại 3 vị trí chạy dọc theo đường trung tâm.

- Tiếp tục sau khi loại bỏ tầng đất 0-5 cm (thường là hữu cơ), và lấy mẫu của các tầng đất 5-10, 10-20 và 20-30 cm. Khoảng 1 kg đất tươi là đủ, kết hợp đất từ ba ô mẫu với diện tích 0,5 x 0,5 m2

.

- Các mẫu đất từ cùng một độ sâu được trộn đều và lấy một mẫu duy nhất để thực hiện các phân tích sau đó.

Xử lý mẫu

- Trộn kỹ hỗn hợp mẫu, và phân chia thành 2 túi: Một túi 0,5 kg mẫu đất để phân tích hóa học và một túi 0,5 kg đất khác để lưu trữ, phần còn lại có thể loại bỏ

- Hong khô không khí cả ba mẫu đất (3 tầng đất), bằng cách để trong một khay tại nơi thoáng gió. Loại bỏ các cục đất sét, sỏi đá, rễ cây và các dư lượng hữu cơ lớn.

- Sàng các mẫu đất dành cho phân tích hóa học qua sàng 2 mm, và nghiền chúng trong cối và rây đất qua rây 60.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Ghi nhãn rõ ràng cho các mẫu bằng cách sử dụng bút nước để phân biệt mỗi mẫu, và bọc trong một túi nhựa thứ hai nhằm ngăn chặn việc vỡ hỏng trong quá trình vận chuyển. Gửi các mẫu đất để phòng thí nghiệm để phân tích hóa học.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế, khả năng bảo vệ đất và tiềm năng giảm phát thải của mô hình trồng xen cây họ đậu với cây cà phê tại huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)