Tình hình cơ bản của các mô hình trồng xen tại huyện Mường Ảng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế, khả năng bảo vệ đất và tiềm năng giảm phát thải của mô hình trồng xen cây họ đậu với cây cà phê tại huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 63)

5. Bố cục Luận văn

3.1.1. Tình hình cơ bản của các mô hình trồng xen tại huyện Mường Ảng

Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành trong huyện, xã người dân đã tiến hành chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ nông nghiệp thành các mô hình trồng xen dựa trên nền tảng khoa học kỹ thuật. Các mô hình không những đem lại hiệu quả kinh tế cao mà còn tận dụng hết tiềm năng có sẵn về nguồn tài nguyên đất đai, lao động góp phần làm thay đổi diện mạo mới cho nền kinh tế nông nghiệp của huyện Mường Ảng. Dạng mô hình trồng xen cây họ đậu với cây cà phê đã xuất hiện từ năm 1996 khi bắt đầu đưa cây cà phê vào trồng tại huyện. Qua thực tiễn đã thấy được trồng xen đã làm tăng khả năng giữ nước, giảm xói mòn bề mặt, cung cấp chất dinh dưỡng và giảm thiệt hại sau những trận mưa.

Trước tình hình sản xuất của người dân, cán bộ các cấp các ngành của địa phương đã thấy rõ đây là một vấn đề quan trọng trong sản xuất, nên đã quan tâm chú trọng và tổ chức các lớp tập huấn, thảo luận trao đổi kinh nghiệm, truyền đạt khoa học kỹ thuật để từng bước áp dụng vào thực tiễn của người dân. Bên cạnh đó, các hộ gia đình cũng nhận thấy sản xuất theo hình thức trồng xen vừa đem lại hiệu quả, tận dụng tiềm năng đất, công lao động, giảm rủi ro, giải quyết lao động dư thừa đồng thời hệ thống còn có tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái. Chính vì vậy mà việc đưa mô hình trồng xen đến với người dân được nhiều hộ hưởng ứng nhiệt tình và hăng hái thực hiện. Các hộ gia đình đầu tư chăm sóc theo đúng khoa học kỹ thuật bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao ở giai đoạn đầu của cây cà phê, sản phẩm phần nào đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Bên cạnh đó, hầu hết các mô hình trồng xen cây họ đậu với cây cà phê tại huyện Mường Ảng có quy mô chưa lớn do thiếu nguồn vốn đầu tư làm phát sinh nhiều bất cập dẫn đến tình trạng các mô hình trồng xen chưa phát huy đầy đủ tác dụng mà nó đem lại, hiệu quả kinh tế chưa cao và chưa ổn định. Ngoài ra do địa hình các dạng mô hình trên địa bàn huyện còn chia cắt rải rác, không tập trung nên việc quản lý, chăm sóc chưa được chú trọng. Hiện nay biến đổi khí hậu, thời tiết càng ngày càng khắc nghiệt, dân số ngày càng tăng nên mô hình trồng xen ngày càng được người dân quan tâm và mong muốn mô hình trồng xen ngày càng được nhân rộng, phát triển.

3.1.2. Kết quả các mô hình trồng xen với cây Cà phê trên địa bàn huyện Mường Ảng

Mường Ảng là huyện sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp. Người dân thường canh tác các loại cây màu và cây lương thực ngắn ngày như lúa nương, lúa nước, ngô, đậu tương, đậu đen, sắn… đến dạng canh tác xen canh như ngô với cà phê, đậu tương, đậu đen, lạc với cà phê ở giai đoạn cây cà phê chưa khép tán.

Qua điều tra và khảo sát thực tế, cùng với sự giúp đỡ của cán bộ khuyến nông thấy được các mô hình trồng xen chủ yếu với cây cà phê chủ yếu là: lạc, ngô, đậu đen, đậu tương. Kết quả điều tra nghiên cứu được thể hiện qua bảng 3.1:

Bảng 3.1: Các dạng mô hình trồng xen với cây cà phê tại huyện Mƣờng Ảng

TT Dạng mô hình Phân bố Thời gian xuất hiện

1 Cà phê xen đậu tương,

đậu đen Xã Ẳng Tở 2010

2 Cà phê xen đậu tương, đậu đen

Xã Ẳng Nưa + Ẳng Cang + Ẳng Tở

Lúc bắt đầu trồng cà phê 3 Cà phê xen lạc, đậu đen Xã Ẳng Nưa + Ẳng Cang +

Ẳng Tở

Lúc bắt đầu trồng cà phê

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Số liệu qua bảng 3.1, cho thấy rằng các dạng mô hình ở ba xã trồng cà phê nhiều nhất chủ yếu trồng xen với lạc, đậu tương, đỗ đen từ khi bắt đầu trồng cà phê. Các dạng mô hình trong một hộ gia đình thường có sự kết hợp của các thành phần để đảm bảo sử dụng triệt để đất canh tác tăng nguồn thu cho hộ gia đình.

Xã Ẳng Nưa có diện tích đất bằng phẳng khá nhiều, người dân canh tác chủ yếu là lúa nước 2 vụ để phục vụ đời sống gia đình. Ngoài ra cà phê của xã được trồng lâu năm nhất trong huyện. Mô hình trồng xen cây họ đậu với cây cà phê được áp dụng ngay từ đầu, sau quá trình phát triển hiện nay nhiều hộ mới trồng cà phê đã áp dụng mô hình này và thu được hiệu quả kinh tế trong 3 năm đầu. Xã Ẳng Tở áp dụng mô hình mới năm 2010 nhưng với diện tích trồng lớn, số hộ trong xã tham gia nhiều chủ yếu là trồng xen đậu tương, đậu đen nên cải tạo đất rất tốt. Với điều kiện tự nhiên chủ yếu đất đồi nên xã gặp nhiều khó khăn trong phát triển mô hình này. Xã Ẳng Cang có diện tích trồng cà phê khá nhiều, những năm gần đây được sự quan tâm của chính quyền địa phương hỗ trợ một phần vật tư phân bón nên số hộ trồng mới ngày một tăng. Hiện tại trong xã các hộ trồng mới hầu hết áp dụng mô hình trồng xen cây cà phê với cây đậu tương, đậu đen do hợp đất đai, điều kiện canh tác của người dân. Bên cạnh đó một số hộ dân do tập quán cũ nên không chịu thực hiện việc trồng xen dẫn đến việc không có thêm thu nhập trong giai đoạn đầu của cây cà phê. Qua điều tra tại 3 xã thấy được đậu tương, đậu đen được người dân trồng xen với cà phê nhiều nhất do đậu tương, đậu đen cho năng suất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên, ngoài ra mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân.

3.1.3. Tình hình sản xuất, chế biến, của mô hình trồng xen trên địa bàn huyện Mường Ảng tỉnh Điện Biên

3.1.3.1. Tình hình sản xuất kinh doanh cà phê tại huyện Mường Ảng

Huyện Mường Ảng là một trong những huyện có diện tích và sản lượng cà phê lớn thứ nhất của tỉnh, đặc biệt là xã Ẳng Nưa, Ẳng Cang, thị trấn Mường Ảng và xã Ẳng Tở. Chính điều kiện tự nhiên, khí hậu đã ưu đãi cho huyện Mường Ảng có một vị cà phê riêng biệt. Bên cạnh đó, là kinh nghiệm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ trồng và chế biến cà phê của người dân, doanh nghiệp nơi đây đã tạo nên hương vị riêng, làm cho những khách hàng khó tính cũng khó bỏ qua. Thương hiệu về cà phê không những chỉ khách hàng trong tỉnh, trong nước biết đến ngày càng nhiều. Chính vì thế, trong những năm gần đây, huyện Mường Ảng đã có nhiều cố gắng để phát triển cây cà phê (cả về diện tích, năng suất, sản lượng) nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và xây dựng thương hiệu cà phê để người tiêu dùng yên tâm không bị nhầm lẫn với các loại cà phê ở vùng khác. Nếu như năm 2009 ở huyện mới có 1404,7 ha cà phê; năng suất bình quân đạt 83,18 tạ /ha; sản lượng đạt 1171,8 tấn; đến năm 2012, diện tích là 3118,2 ha, năng suất đạt 140,75 tạ/ha; sản lượng đạt 4389 tấn cà phê. Điều này được thể hiện rõ qua bảng 3.2

Bảng 3.2 Diện tích, năng suất, sản lƣợng cà phê huyện Mƣờng Ảng giai đoạn 2009 - 2012

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm

2009 2010 2011 2012

1 Tổng diện tích Ha 1404,7 2169 2583 3118,2 2 Năng suất Tạ/ha 83,18 95,7 99,07 140,75

3 Sản lượng Tấn 1171,8 2075,0 2559 4389

(Nguồn số liệu: Phòng Thống kê huyện Mường Ảng)

Hình 3.1. Biểu đồdiện tích, năng suất, sản lượng cà phê huyện Mường Ảng giai đoạn 2009 - 201

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Cây cà phê phát triển không những trở thành một trong những đặc sản của tỉnh Điện Biên mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân mà còn góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện.

3.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng xen cây họ Đậu với cây Cà phê tại huyện Mƣờng Ảng tỉnh Điện

3.2.1. Đặc điểm chung của hộ nghiên cứu

Để đánh giá được HQKT của mô hình trồng cà phê xen với cây họ đậu của hộ trên địa bàn huyện Mường Ảng tiến hành điều tra, khảo sát 100 hộ, trên địa bàn huyện trong đó lấy 3 xã có mô hình trồng xen lớn. Cụ thể: xã Ẳng Nưa có 40 hộ, xã Ẳng Cang có 30 hộ, xã Ẳng Tở có 30 hộ.

Nghiên cứu tiến hành trong ba năm đầu trồng cà phê vì khi đó cà phê còn nhỏ khả năng phân tán còn hẹp do vậy các hộ có thể trồng xen giống cây ngắn ngày như: đậu tương, đậu đen hoặc lạc, ngô nhằm có thêm thu nhập bảo vệ môi trường và cải tạo bảo vệ đất.

Bảng 3.3: Tổng hợp đặc điểm chung của các hộ nghiên cứu

TT Chỉ tiêu ĐVT Ẳng Nƣa Ẳng Cang Ẳng Tở Tổng cộng 1 Số hộ điều tra Hộ 40 30 30 100 - Hộ trồng cà phê thuần Hộ 10 5 5 20

- Hộ trồng cà phê xen đậu tương Hộ 10 10 15 35 - Hộ trồng cây cà phê xen đậu đen Hộ 20 15 10 45

2 Giới tính của chủ hộ Nam 36 14 34 84

Nữ 08 03 05 16 4 Trình độ văn hóa Tiểu học 35 16 14 75 THCS 5 5 10 20 THPT 0 01 04 05 CĐ, ĐH 0 0 0 0

5 Độ tuổi bình quân của chủ hộ Tuổi 47 44 44 6 Số nhân khẩu trung bình/hộ Người 4,3 4,05 4,15 7 Số lao động trung bình/hộ L.động 2,68 2,44 2,40

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014) * Trình độ học vấn, giới tính của chủ hộ: Qua điều tra nghiên cứu cho

thấy, chủ hộ là nam giới chiếm 84% và nữ giới chiếm 16%, tỉ lệ chủ hộ có trình độ học vấn tốt nghiệp tiểu học chiếm tỉ lệ khá cao 75,1%, tốt nghiệp Trung học cơ sở chiếm 20% và tốt nghiệp Trung học phổ thông chiếm 5% trong tổng số 100 hộ điều tra. Các chủ hộ hầu hết tốt nghiệp tiểu học, không có trình độ Cao đẳng, Đại học.

* Nguồn nhân lực của hộ: Nguồn nhân lực chính để duy trì mô hình trồng xen tại các nhóm hộ là lao động chính trong gia đình, tất cả các quy trình từ khâu sản xuất đến tiêu thụ được hộ tận dụng sức lao động gia đình là chính. Từ kết quả tổng hợp cho thấy trong 100 hộ điều tra nghiên cứu số nhân khẩu bình quân trong 3 xã có độ tuổi từ 44 đến 47 tuổi.

* Số lao động chính của hộ

Số lao động trung bình/hộ của xã Ẳng Nưa là 2,68 lao động, xã Ẳng Cang là 2,44 lao động, xã Ẳng Tở là 2,40 lao động. Qua đây có thể thấy số lao động trên hộ là tương đối phù hợp, đây là một trong điều kiện thuận lợi phát triển trồng, chăm sóc các cây công nghiệp lâu năm đặc biệt là cây cà phê. Cây họ đậu được trồng xen vào khoảng đất trống giữa hai hàng của cà phê trong ba năm đầu, trong năm đầu tiên quy mô diện tích đậu tương bằng 1/3 diện tích cà phê và diện tích đó sẽ giảm dần trong năm tiếp theo vì khi đó cây cà phê phát tán cao, rộng, diện tích trồng xen giảm đi.

* Điều kiện đất sản xuất của hộ:

Đất đai là một tư liệu sản xuất hết sức quan trọng đối với các hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là khu vực thuần nông như các xã đề tài đang nghiên cứu của huyện Mường Ảng. Do việc tăng nhân khẩu, chia tách hộ gia đình nên đã có sự phân chia nhỏ đất đai canh tác. Số hộ có diện tích từ 0,5 ha - 2 ha là phổ biến, có một số hộ có diện tích trồng cà phê từ 1-1,5 ha.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Diện tích đất nông nghiệp giữa các xã không có sự chênh lệch đáng kể. Số liệu qua bảng 3.4 ta thấy, xã Ẳng Nưa có trồng xen cà phê với cây họ đậu lớn hơn xã Ẳng Cang, Ẳng Tở. Diện tích đất trồng cà phê thuần chiếm tỷ lệ thấp so với các mô hình cà phê trồng xen cây họ đậu. Việc trồng xen các cây họ đậu đã được người dân áp dụng và đem lại hiệu quả đáng kể trong việc giảm chi phí đầu tư cho cây cà phê, cải tạo đất trồng.

Bảng 3.4: Diện tích đất cây cà phê trồng thuần và cà phê trồng xen với cây họ đậu của các hộ nghiên cứu

TT Chỉ tiêu ĐVT Ẳng Nƣa Ẳng Cang Ẳng Tở 1 Diện tích đất NNBQ/hộ Ha 2,34 2,21 2,14

2 Diện tích đất cà phê thuần BQ/hộ Ha 0,4 0,43 0,56 3 Diện tích trồng cà phê xen cây đậu tương

BQ/hộ

Ha 0,54 0,47 0,42

4 Diện tích trồng cà phê xen cây đậu đen BQ/hộ

Ha 0,66 0,57 0,49

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014)

- Máy móc, công cụ: Do ở vùng trồng cà phê trọng điểm của huyện nên các gia đình đã có sự đầu tư máy móc, công cụ phục vụ việc chăm sóc cây cà phê. Tuy nhiên, do cà phê chưa được thu hoạch nên việc đầu tư thiết bị thu hoạch, chế biến chưa được người dân chú trọng đến. Các công cụ, dụng cụ như dao, cuốc xẻng, bình phun… hầu hết các hộ gia đình mua sắm và sử dụng trong việc chăm sóc. Tuy nhiên các công cụ thô sơ, nên việc chăm sóc cà phê, các cây họ đậu mất nhiều công lao động. Do đó việc đầu tư thiết bị máy móc cơ giới là rất cần thiết.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ * Về diện tích: Diện tích cà phê thuần và cà phê trồng xen của hộ điều tra tại vùng nghiên cứu được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.5: Cơ cấu diện tích đất trồng thuần và trồng xen của các hộ nghiên cứu

Chỉ tiêu Cà phê thuần

Trồng xen đậu tƣơng Trồng xen đậu đen Tổng Ha % Ha % Ha % Ha Diện tích trung bình/ hộ 0,448 0,47 0,59 Số hộ 20 35 45 Tổng diện tích 8,95 100.00 16,45 100.00 26,55 100.00 52,00 Trong đó: Xã Ẳng Nƣa Diện tích trung bình/ hộ 0,4 0,54 0,66 Tổng diện tích của các hộ 4,00 44,69 5,40 32,93 13,20 49,53 22,60 Xã Ẳng Cang Diện tích trung bình/ hộ 0,43 0,47 0,57 Tổng diện tích của các hộ 2,15 24,02 4,70 28,66 8,55 32,08 15,40 Xã Ẳng Tở Diện tích trung bình/hộ 0,56 0,42 0,49 Tổng diện tích của các hộ 2,80 31,28 6,30 38,41 4,90 18,39 14,00

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014)

Số liệu qua bảng 3.5 cho thấy, tổng diện tích đất trồng thuần và trồng xen của các hộ điều tra tại 3 xã là 52ha. Trong đó diện tích trồng thuần cà phê là 8,95 ha, diện tích trồng xen đậu tương là 16,45ha, diện tích trồng xen đậu đen là 26,55ha.

Trong tổng số diện tích cà phê trồng thuần và trồng xen được thống kê cho thấy, xã Ẳng Nưa có diện tích trồng xen đậu đen lớn nhất chiếm tỉ lệ 49,53%, xã Ẳng Tở có diện tích trồng xen đậu đen thấp nhất 18,39% trong tổng số diện tích điều tra tại xã. Qua điều tra nghiên cứu cho thấy, xã Ẳng Nưa là xã trồng xen cây đậu đen với cây cà phê lớn. Đây cũng là xã có diện tích và số hộ tham gia mô hình lớn nhất trong huyện Mường Ảng do điều kiện đất đai tương đối bằng phẳng thuận lợi hơn xã Ẳng Cang và Ẳng Tở.

* Tình hình sản xuất của các hộ nghiên cứu

Vì 3 năm đầu cà phê chưa cho thu hoạch, để đánh giá được tình hình sản

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế, khả năng bảo vệ đất và tiềm năng giảm phát thải của mô hình trồng xen cây họ đậu với cây cà phê tại huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)