vịnh Thái Lan với Campuchia, Thái Lan và Malaysia
Các đường tuyên bố và yêu sách ranh giới biển củ a các nước trong vùng vi ̣nh Thái Lan trong những năm 70s đã lần lượt hình thành các vùng chồng lấn giữa hai bên và ba bên. Việc phân đi ̣nh biên giới, ranh giới biển ở trong vi ̣nh Thái Lan không đạt được nhiều tiến triển do một loạt nguyên nhân (tình hình chính trị , hê ̣ quả nặng nề của chế độ cai trị thực dân, vùng chồng lấn hiện diện rất nhiều đảo và đảo nhỏ khiến cho việc phân chia lãnh hải càng khó khăn hơn) [51].
3.4.1. Vùng chồng lấn với Campuchia
Thực tiễn cho thấy phân định biển Việt Nam - Campuchia là một quá trình khó khăn và lâu dài do nhiều nguyên nhân về li ̣ch sử, chính trị, quan điểm và nhâ ̣n thức về quy đi ̣nh của luâ ̣t biển quốc tế . Mă ̣t khác, lãnh đạo Campucchia muốn giải quyết xong vấn đề biên giới đất liền trước khi phân đi ̣nh biển [19].
Hiê ̣n ta ̣i, hai bên đã phân giới được khoảng 920km trong tổng số chiều dài đường biên giới khoảng 1137km. Hai bên nhất trí sẽ tăng tần suất và cường độ làm việc của các lực lượng phân giới, cắm mốc và các cuộc họp giữa hai Chủ tịch Ủy ban Liên hơ ̣p Phân giới Cắm mốc; tuân thủ nghiêm túc các hiệp ước, hiệp định song phương về biên giới đã ký kết; tích cực thúc đẩy đàm phán, sớm hoàn thành công tác phân giới, cắm mốc trong năm 2015 như thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước... [66]. Như vâ ̣y, hoạt động phân giới cắm mốc trên đất liền sắp hoàn thành , nhiê ̣m vu ̣ tiếp theo của Viê ̣t Nam là bắt tay ngay vào tiến trình đàm phán giải quyết vấn đề biên giới , ranh giới biển giữa h ai nước. Viê ̣t Nam cần tiếp tu ̣c duy trì các cuô ̣c trao đổi làm viê ̣c với Campuchia để bàn về biên giới, ranh giới biển.
Trên cơ sở viê ̣c xác đi ̣nh rõ chủ quyền đối với các đảo trong khu vực tranh chấp, căn cứ vào Luật biển quốc tế và quy định của Hiệp định vùng nước li ̣ch sử , hai nước cần tiến hành đàm phán phân đi ̣nh biên giới biển trong vùng nước lịch sử và lãnh hải cũng như ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa liên quan giữa hai nước ở khu vực này.
chưa phê chuẩn UNCLOS nhưng Campuchia từng tham dự Hô ̣i nghi ̣ quốc tế lần thứ ba về luâ ̣t biển , đã tham gia ký kết UNCLOS và thực tế nước này cũng đưa ra các tuyên bố về xác lập các vùng biển dựa trên UNCLOS ), Viê ̣t Nam và Campuchia cần tiến hành đàm phán phân đi ̣nh vùng chồng lấn trên cơ sở nguyên tắc công bằng có tính đến các “hoàn cảnh khách quan”, đă ̣c biê ̣t là yếu tố “đảo”.
Hiê ̣p đi ̣nh đã khẳng đi ̣nh rằng h ai bên vẫn lấy đường gọi là đường Brévié được vạch ra năm 1939 làm đường phân chia đảo trong khu vực này . Đường Brévié được mô tả trong thư như sau:
...tôi quyết định rằng tất cả các đảo nằm ở phía Bắc một đường vuông góc với bờ biển xuất phát từ đường biên giới giữa Campuchia và Nam Kỳ và lập thành một góc 140° G với kinh tuyến Bắc, đúng theo bản đồ kèm theo đây, từ nay sẽ do Campuchia quản lý. Đặc biệt, chính quyền bảo hộ sẽ đảm nhiệm vấn đề cảnh sát của các đảo này. Tất cả các đảo ở phía Nam con đường này, kể cả toàn bộ đảo Phú Quốc, sẽ tiếp tục do Nam Kỳ quản lý. Đã quyết định con đường được vạch như vậy chạy vòng qua Bắc đảo Phú Quốc, cách các điểm nhô ra nhất của bờ biển phía Bắc đảo Phú Quốc 3km [72].
Tuy nhiên, đến nay cả hai bên Việt Nam và Campuchia đều không có bản đồ thể hiện đường Brévié kèm theo bức thư này. Theo lời văn này, có nhiều cách thể hiện các đường Brévié theo các cách hiểu khác nhau (ít nhất là có bốn cách vẽ đường Brévié khác nhau: Đường của Pôn Pốt, đường của Chính quyền miền Nam Việt Nam, đường của ông Sarin Chhak trong luận án tiến sỹ bảo vệ ở Paris sau đó được xuất bản với lời tựa của Quốc trưởng Norodom Sihanouk , đường của các học giả Hoa Kỳ ) và không thể khẳng định được cách vẽ nào là đúng . Hiê ̣p đi ̣nh n ăm 1982 cũng không thống nhất về cách vẽ đường này cũng không có phần liệt kê các đảo thuô ̣c chủ quyền của mỗi bên . Do vâ ̣y, theo bản đồ đính kèm Hiê ̣p đi ̣nh năm 1982, về cơ bản có thể xác đi ̣nh mỗi bên có các đảo sau : Campuchia: đảo Koh Rong (Cổ Rồng , Cổ Long ); Koh Sès ; Koh Thmei (Phú Dự ); Pou Lo Wai (Hòn Trọc); Koh Vear ; Koh Tang (Hòn Thăng ). Viê ̣t Nam : Phú Quốc , Quần đảo An
Thới, quần đảo Nam Du , quần đảo Thổ Chu , Hòn Nhạn . Bên ca ̣nh đó Viê ̣t Nam còn có nhóm Bắc Hải Tặc .
Như đã trình bày ở trên , khu vực vùng biển liên quan giữa hai nước có sự hiê ̣n diê ̣n của rất nhiều đảo . Căn cứ vào đă ̣c điểm của những hòn đảo này , có thể xác định một số điểm đáng chú trọng đối với Viê ̣t Nam trong quá trình đàm phán phân đi ̣nh với Campuchia như:
- Đảo Phú Quốc có diê ̣n tích lớn nhất trong khu vực chồng lấn , có điều kiện về đất đai, thực vâ ̣t, đô ̣ng vâ ̣t thuâ ̣n lợi cho phát triển trồng tro ̣t , chăn nuôi, đánh bắt và chế biến hải sản và đã có cư dân sinh sống lâu đời . Đảo ở gần đất liền và nằm gần như hoàn toàn trong vùng nước li ̣ch sử chung dưới chế đô ̣ nô ̣i thủy theo Hiê ̣p đi ̣nh vùng nước li ̣ch sử năm 1982. Bởi vâ ̣y, đảo Phú Quốc là hòn đảo xứng đáng nhất trong khu vực chồng lấn để được hưởng 100% hiê ̣u lực khi phân đi ̣nh.
- Đảo Thổ Chu là đảo lớn nhất thuô ̣c quần đảo Thổ Chu , có hệ động thực vật phong phú và gần đường giao thông quốc tế . Đảo này cũng đáp ứng được điều kiện để có vùng biển riêng theo Điều 121 UNCLOS. Ngư dân người Việt đã sinh sống tại đảo Thổ Chu từ thế kỉ 18.
- Nhóm đảo Bắc Hải Tặc : là một nhóm các đảo ở về phía tây bắc của quần đảo Bà Lụa, cách bờ biển Hà Tiên và đất liền lần lượt là 11 hải lý (27,5 km) và 7 hải lý (18 km) về phía tây, cách đảo Phú Quốc 16 hải lý (40 km) về phía đông. Quần đảo này cũng nằm trên tuyến đường thông thương quan trọng trong khu vực . Ngay từ cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18, nơi đây đã là c ăn cứ thuâ ̣n lợi cho hải tă ̣c đồn trú , ẩn náu nên hoàn toàn chứng minh cho sự “thích hợp cho con người đến ở” . Trong quần đảo có 6-7 đảo có cư dân sinh sống như hòn Đốc , hòn Đước, hòn Giang, hòn Ụ, hòn Đồi Mồi,... Theo nghị định thành lập thị xã Hà Tiên năm 1998, quần đảo Hải Tặc khi này có 1.055 nhân khẩu [9]. Đầu năm 2012, cả quần đảo có hơn 420 hộ gia đình với gần 1.800 nhân khẩu (Theo Công an Nhân dân Online, 21/12/2012). Bởi vâ ̣y, không phải toàn bô ̣ quần đảo nhưng mô ̣t số đảo thuô ̣c quần đảo cũng đủ điều kiê ̣n theo quy đi ̣nh ta ̣i Khoản 2 và Khoản 3 UNCLOS để có lãnh hải , vùng đặc quyền kinh tế và thềm lu ̣c đi ̣a trong phân đi ̣nh biển.
Về phía Campuchia
Tuyên bố ngày của Campuchia ngày 15/1/1978 nêu “Tất cả các đảo của Campuchia Dân chủ có lãnh hải , vùng tiếp giáp , vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của chúng” [27]. Song theo Khoản 3 Điều 121 UNCLOS các đảo này phải đáp ứng được điều kiê ̣n "thích hợp cho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng" mới được quyền hưởng đầy đủ các vùng biển và Campuchia có nghĩa vu ̣ chứng minh điều này.
Năm 1982, Campuchia ban hành sắc lệnh đính kèm Phụ lục tuyên bố hệ thống đường cơ sở thẳng, trong đó bao gồm cả các đảo nằm xa bờ như đảo Wai [28]. Trong Hiê ̣p đi ̣nh vùng nước li ̣ch sử năm 1982, hai bên đã thống nhất lấy Điểm tiếp giáp 0 của hai đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của mỗi nước nằm giữa biển trên đường thẳng nối liền quần đảo Thổ chu và đảo Poulo Wai và sẽ do hai bên thoả thuận xác định sau. Đường này là giới hạn Về phía Tây Nam của vùng nước lịch sử đươ ̣c xác đi ̣nh bởi đường thẳng kéo tà toạ độ 9°55′.0 Bắc – 102o53′.5 Đông ở đảo Poulo Wai đến toạ độ 9°15′.0 Bắc – 103°27′.0 Đông ở đảo Hòn Nhạn thuộc quần đảo Thổ Chu (Việt Nam) [8, Điều 1]. Bởi vâ ̣y, Poulo Wai và đảo Hòn Nha ̣n của Viê ̣t Nam với tư cách là các đảo làm điể m cơ sở sẽ được hưởng hiê ̣u lực như nhau và cùng có hiệu lực toàn phần trong phân định.
Các đảo Koh Rong ; Koh Tang; Koh Sès và Koh Thmei cũng là những đảo tiêu biểu của phía Campuchia nhưng hầu như các đảo này mới chỉ phát tr iển hoa ̣t đô ̣ng du li ̣ch và quân đô ̣i đồn trú mà không có cư dân sinh sống . Bởi vâ ̣y, so với các đảo của phía Viê ̣t Nam , các đảo của Campuchia rõ ràng không có lợi thế bằng . Vùng biển các đảo này được hưởng chỉ có thể ở mứ c ha ̣n chế hơn so với Viê ̣t Nam.
Bên ca ̣nh yếu tố đảo , các hoàn cảnh khách quan khác cần được chú ý trong phân đi ̣nh vùng chồng lấn giữa Viê ̣t Nam và Campuchia nhằm đa ̣t được kết quả phân đi ̣nh bao gồm: tỷ lệ chiều dài và hình dạng bờ biển, đă ̣c điểm đi ̣a chất thềm lu ̣c đi ̣a thuần nhất , các cấu trúc tài nguyên khoáng sản , khu vực đánh bắt cá truyền thống của ngư dân hai bên,…
3.4.2. Vùng chồng lấn với Malaysia ở cửa vi ̣nh Thái Lan
Việt Nam và Malaysia là hai quốc gia đối diện nhau trong Vịnh Thái Lan. Khoảng cách giữa bờ biển của lục địa hai nước trong khu vực này khoảng 205 hải lý, có địa hình đáy biển tương đối bằng phẳng, thuần nhất. Như vậy, theo UNCLOS 1982, hai quốc gia sẽ phải tiến hành phân định EEZ và thềm lục địa [Xem Phu ̣ lu ̣c 5].
Trong khu vực này, phía bên bờ biển Việt Nam có đảo Hòn Khoai nằm cách bờ biển lục địa khoảng 8 hải lý, có ảnh hưởng trực tiếp tới vị trí của đường phân định. Bên phía Malaysia có hai đảo nhỏ (đảo Redang và Tangon) nằm cách bờ khoảng 6 hải lý là những đảo cũng có ảnh hưởng trực tiếp tới đường phân định.
Việc Malaysia sử dụng phương pháp đường trung tuyến là phù hợp với Công ước Luật Biển và hoàn cảnh thực tế của hai quốc gia, song việc Malaysia bỏ qua hiệu lực của đảo Hòn Khoai (Việt Nam) là không công bằng và hết sức phi lý.
Cụm đảo Hòn Khoai bao gồm 5 hòn đảo sát nhau: Hòn Khoai, Hòn Sao, Hòn Đồi Mồi, Hòn Đá Lẻ, Hòn Tương với tổng diện tích 4km2. Đảo cao nhất có độ cao 318m. Cụm đảo cách đất liền 14,6 km, nằm về phía tây nam thị trấn Năm Căn thuộc huyện Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau . Hòn Khoai là đảo đá, đồi và rừng nguyên sinh còn gần như nguyên vẹn với nhiều loại gỗ quý, nhiều nhất là gỗ sao và một quần thể động thực vật phong phú, phong cảnh thiên nhiên hoang dã lôi cuốn du khách. Trên đảo có một tháp hải đăng do Pháp xây dựng có tuổi đời hơn 100 năm. Cư dân sinh sống chủ yếu bằng nghề đánh cá. Đảo Hòn Khoai được cư dân phát hiện cách đây khoảng hơn 200 năm, lúc đầu có tên là Giáng Tiên (Thông tin từ web du li ̣ch Hòn Khoai). Trên đảo Hòn Khoai có 2 suối nước ngọt, có bãi tắm rất đẹp. Rừng nguyên sinh trên đảo đa dạng, phong phú với hơn 1.000 loài thực vật và hàng trăm loài động vật. Thực vật vừa có các loại cây rừng mưa nhiệt đới vừa có các loại cây rừng ngập mặn. Với điều kiện tự nhiên trên sẽ tạo cho Hòn Khoai có được lợi thế khai thác loại hình du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển, leo núi, nghiên cứu...
Theo thông tin trang du li ̣ch tỉnh Cà Mau , bờ biển Hòn Khoai có nhiều long tu (rong biển) đóng quanh những tảng đá, dùng làm thực phẩm rất mát và bổ. Đất ở trên quần đảo là thứ đất feralit màu đỏ vàng và vàng đỏ phát triển trên đá granit.
Hệ thực vật trên đảo có khoảng 221 loài bậc cao thuộc 78 họ tạo nên một "đại ngàn" phong phú, đa dạng với nhiều loại cây ăn quả , cây công nghiê ̣p có giá trị kinh tế rất cao . Hệ động vật trên đảo có 29 loài thuộc 18 họ, gồm bò sát 7 loài, chim 20 loài, thú 2 loài. Trong đó có nhiều loài quý hiếm , có đặc tính độc đ áo và giá trị kinh tế cao [69]; [67].
Như vâ ̣y, xét về điều kiện tự nhiên của đảo Hòn Khoai có sự thích hợp cho con người đến sinh sống . Thêm nữa, Hòn Đá Lẻ thuộc cụm đảo Hòn Khoai lại là điểm cơ sở A 2 thuô ̣c hê ̣ thống đường cơ sở thẳng của Viê ̣t Nam . Khoảng cách đến đất liền của cu ̣m đảo la ̣i không xa nên hoàn toàn đủ điều kiê ̣n để vùng nước phía trong có thể hình thành chế đô ̣ nô ̣i thủy . Đảo Hòn Khoai cần phải được tính đến với hiê ̣u lực toàn phần trong phân đi ̣nh [Xem Phu ̣ lu ̣c 6].
Về phía Malaysia , có các đảo nhỏ như đảo Redang và Tangon . Đảo Redang là đảo lớn nhất trong cụm đảo Pulau Redang với chiều dài 7 km và rô ̣ng 6 km cách bờ biển Malaysia 45km. Đỉnh cao nhất của nó là Bukit Besar ở 359 mét trên mực nước biển. Đảo này cùng các đảo khác trong nhóm được đưa vào danh sách được bảo vệ như Công viên biển. Đảo này cũng có cơ sở nghỉ mát cho du khách .
Theo thông tin từ trang điê ̣n tử du li ̣ch đảo Tenggol (Tangon) của Malaysia, Đảo Tangon nằm cách bờ biển Kuala Dungun , Terengganu, Malaysia 14 hải lý, trên đảo hoang sơ và truyền thống không có người ở . Đây là hòn đảo đá có chiều dài không quá 3km và chiều rô ̣ng nơi lớn nhất không quá 2km. Trên đảo hoang sơ có các vách đá ngoạn mục và mới được khai thác ở khía cạnh hoạt động du lịch .
Như vâ ̣y , các đảo Redang và Tangon của Malaysia xét về mă ̣t tiêu chuẩn “thích hợp cho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng " so với nhóm đảo Hòn Khoai của Viê ̣t Nam có phần yếu hơn . Do vâ ̣y, Viê ̣t Nam có thể chấp nhâ ̣n dành cho các đảo này mô ̣t phần hiê ̣u lực trong phân đi ̣nh.
3.4.3. Các khu vực chồng lấn ba bên trong vịnh Thái Lan
Bên ca ̣nh các khu vực chồng lấn hai bên , trong vùng vi ̣nh có hai khu vực chồng lấn ba bên là vùng chồng lấn Viê ̣t Nam – Thái Lan – Campuchia và vùng chồng lấn ba bên Viê ̣t Nam – Thái Lan – Malaysia.
Năm 1979, Thái Lan và Malaysia ký Thỏa thuận khai thác chung trong vùng chồng lấn ở vịnh Thái Lan . Viê ̣t Nam đã tuyên bố bảo lưu mô ̣t phần trong vùng khai thác chung này . Khu vực chồng lấn ba bên rô ̣ng khoảng 256 hải lý vuông (879km2) [59, tr. 388]. nằm trong Khu vực Phát triển chung theo thỏa thuâ ̣n năm 1979 của Thái Lan và Malaysia . Cho đến hiê ̣n nay, Thái Lan và Malaysia vẫn chưa thực hiê ̣n khai thác ở khu vực chồng lấn ba bên này [Xem Phu ̣ lu ̣c 5].
Điều 2 Hiê ̣p đi ̣nh phân đi ̣nh biển giữa Viê ̣t Nam và Thái Lan năm 1997 cũng đã khẳng đi ̣nh sẽ đàm phán với Chính phủ Malaysia để giải quyết khu vực thềm lục địa chồng lấn giữa 3 nước [5, Điều 2]. Năm 1998, các bên đã đạt được một số kết quả trong thỏa thuận khai thác chung tại khu vực chồng lấn ba bên . Tuy nhiên, để phân đi ̣nh ra ̣ch ròi ranh giới của mỗi nướ c, các yếu tố khách quan có tác động bao gồm yếu tố đảo , tỷ lệ bờ biển , đă ̣c điểm cấu trúc đi ̣a chất và các cấu trúc mỏ trong khu vực, các hoạt động khai thác được tiến hành…
3.4.3.2. Vùng chồng lấn Việt Nam – Thái Lan – Campuchia
Khu vực chồng lấn ba bên Viê ̣t Nam – Thái Lan – Campuchia chưa được các