Đối với nhóm đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý của các đảo theo khoản 3 điều 121 công ước luật biển 1982 liên hệ với tranh chấp trên biển đông (Trang 91)

Trong quy chế pháp lý của các đảo và các cấu trúc đi ̣a lý khác thuô ̣c quần đảo Hoàng Sa , Trường Sa có ảnh hưởng đến viê ̣c hoa ̣ch đi ̣nh các vùng biển xung quanh chúng cũng như viê ̣c hình thành các vùng chồng lấn trên Biển Đông . Trong tình hình hiện nay , chúng ta cần duy trì quan điểm các đảo Hoàng Sa , Trường Sa hầu hết không đủ điều kiê ̣n có đầy đủ các vùng biển nhằm làm vô hiê ̣u yêu sá ch của Trung Quốc . Tuy nhiên , với tư cách là quốc gia thành viên , Viê ̣t Nam hoàn toàn đươ ̣c vâ ̣n du ̣ng mô ̣t cách linh hoa ̣t và hợp lý quy đi ̣nh về quy chế đảo ta ̣i Điều 121 Công ước nhằm xác lâ ̣p các vùng biển thuô ̣c chủ quyền , quyền chủ quyền và quyền tài phán cho mình . Bởi vâ ̣y, đối với các đảo , đá, bãi cạn, rạn san hô… ở Hoàng Sa , Trường Sa, Viê ̣t Nam có thể phân chia thành các nhóm có quy chế pháp lý như dưới đây và thể hiê ̣n rõ quan điểm này trong các văn bản chính thức của mình.

3.1.1. Các bãi cạn lúc nổi lúc chìm thuộc hai quần đảo

Các bãi cạn lúc nổi lúc chìm chiếm phần lớn trong những cấu tạo tự nhiên tại hai vùng đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Do vậy mà việc xác định vai trò của chúng là công việc hết sức quan trọng . Phù hợp với quy định Điều 13 UNCLOS, các bãi cạn nằm cách các đảo thuộc vùng đảo Hoàng Sa, Trường Sa một khoảng cách lớn hơn 12 hải lý, quốc gia chỉ có thể thực hiện chủ quyền của mình trên các bãi cạn này mà không hề có chủ quyền, quyền chủ quyền hay quyền tài phán đối với các vùng biển bao quanh. Trường hợp các bãi ca ̣n lúc nổi lúc chìm cách các đảo thuộc Hoàng Sa và Trường Sa bằng hoặc ít hơn 12 hải lý, ngấn nước triều thấp nhất ở trên bãi cạn có thể được dùng để vạch đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải của các đảo nếu trên các bãi cạn đó có đèn biển hoặc các công trình nổi thường xuyên. Có thể thấy rằng rất ít các bãi cạn lúc nổi lúc chìm thuộc Trường Sa được xếp vào trường hợp này [11].

3.1.2. Các đảo đáp ứng được điều kiê ̣n là đảo theo Đi ̣nh nghĩa tại Khoản 1 Điều 121 Công ước Luật Biển 1982

Xem xét điều kiê ̣n tự nhiên của các đảo thuô ̣c Hoàng Sa , Trường Sa có thể thấy có nhiều đảo của hai vùng đảo này đáp ứng được điều kiê ̣n là vùng đất tự nhiên luôn ở trên mă ̣t nước biển ngay cả khi thủy triền lên cao . Những đảo này theo quy đi ̣nh ít nhất sẽ có nô ̣i thủy và lãnh hải.

- Đối với vùng đảo Hoàng Sa : đảo Tri Tôn, đảo Bạch Quy, đảo Hữu Nhật, Hoàng Sa, đảo Duy Mộng, đảo Phú Lâm, đảo Linh Côn, Đảo Cây, Đảo Trung, Đảo Bắc, Đảo Nam, Đảo Đá, Đảo Ốc Hoa, Đảo Ba Ba, Đảo Lưỡi Liềm, Đảo Đá Bắc, Đảo Hoàng Sa, Đảo Quang Hòa, Đảo Quang Ảnh.

- Đối với vùng đảo Trường Sa : đảo Trường Sa, đảo Song Tử Đông, Song Tử Tây, đảo Ba Bình, đảo Loại Ta, đảo Nam Yết, đảo Sinh Tồn, đảo Phan Vinh, đảo An Bang, đảo Bình Nguyên , đảo Vĩnh Viễn , đảo Sinh Tồn Đông , đảo Sơn Ca , đảo Trường Sa Đông, Đảo Thi ̣ Tứ, đảo Bến La ̣c.

3.1.3. Xem xét khả năng một số đảo thuộc Hoàn g Sa, Trường Sa có thể có Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa

3.1.3.1. Đảo Phú Lâm – Quần đảo Hoàng Sa

Hình 3.1: Đảo Phú Lâm

Đảo Phú Lâm là đảo lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa . Đảo rô ̣ng 2,1km2 và trên đảo có nhiều cây cối tốt tươi. Đảo có nhiều công trình như cảng nhân ta ̣o, sân bay với đường bay, ngân hàng, bưu điê ̣n, bê ̣nh viê ̣n, thư viê ̣n, văn phòng hành chính có các cán bộ nhà nước và khoảng 1000 người dân, chủ yếu là ngư dân . Hoạt động du lịch trên đảo cũng rất phát triển. Dựa trên các điều kiê ̣n của đảo Phú Lâm thì đảo này có khả năng khá cao đáp ứng được Điều 121(3) và có đầy đủ các vùng biển.

3.1.3.2. Đảo Ba Bình – Quần đảo Trường Sa

Hình 3.2: Đảo Ba Bình

(Nguồn: http://giaoduc.net.vn).

Đảo Ba Bình là đảo có diê ̣n tích lớn nhất quần đảo Trường Sa . Theo Niên giám Đài Loan (1993) thì đảo này dài 1360 m, rộng 350 mét, cao 3,8 mét và có diện tích là 0,4896km2, trong khi nguồn tài liệu khác cho rằng đảo này chỉ cao hơn 2 mét và có diện tích 0,443km2. Đảo Ba Bình hiê ̣n do Đài Loan kiểm soát , trong khi khoảng cách từ đảo này đến Đài Loan là khoảng 1.600km. Trên đảo có mô ̣t đường bay dài 1.150 mét hoàn thành vào cuối năm 2007. Hiê ̣n ta ̣i có hơn 200 lính gác và quân đô ̣i thuô ̣c Không quân và Hải quân của Đài Loan đóng trên đảo . Tàu của Hải quân và lính Biên phòng Đài Loan chở đồ dùng hàng ngày đến cho đảo n ày ba đến bốn lần mô ̣t năm. Tàu chở hàng của các công ty tư nhân cũng đến đảo Ba Bình một hoă ̣c hai lần mô ̣t tháng để cung cấp đồ dùng cho đảo . Năm 2007, Chính quyền Đài Loan theo quy đi ̣nh của Điều 45 Luâ ̣t Đánh bắt cá của Đà i Loan cũng đã thành lâ ̣p

mô ̣t khu vực bảo vê ̣ rùa biển trên đảo Ba Bình . Tháng 3/2008, Mã Anh Cửu trong chính sách về biển của mình cũng đã đề xuất việc thiết lập một công viên nước ở đảo Ba Bình . Đảo Ba Bình là đảo lớn nhất cũng là đảo duy nhất trong quần đảo Trường Sa có nước uống và có khả năng thích hợp cho cuô ̣c sống của con người và đời sống kinh tế riêng . Do đó, theo Điều 121 Khoản 2, đảo này có thể có EEZ và thềm lu ̣c đi ̣a 200 hải lý.

3.1.3.3. Đảo Trường Sa – Quần đảo Trường Sa

Đảo Trường Sa nằm cách Cam Ranh khoảng 254 hải lý (470,4 km) và cách Vũng Tàu hơn 500 km đường biển. Theo tài liệu của Cục Chính trị thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam, đảo dài 630 m, rộng tối đa 300 m và có diện tích 0,15km2 (xếp thứ tư trong quần đảo); một số tài liệu nước ngoài cung cấp con số diện tích nhỏ hơn là 0,13km2. Bề mặt đảo cao khoảng 3,4 đến 5 mét so với mực nước biển khi thuỷ triều xuống thấp nhất. Vành san hô bao quanh đảo cũng nhô lên khỏi mặt nước khi nước triều xuống. Thủy triều ở khu vực này tuân theo chế độ nhật triều.

Đảo Trường Sa có giếng nước lợ có thể dùng để tắm, giặt và tưới cây. Thực vật nơi đây chủ yếu là các cây bàng vuông, muống biển, phi lao, phong ba, xương rồng và một số loài cỏ lau thân mềm, cỏ lá kim nhưng sinh trưởng và phát triển kém do khí hậu khắc nghiệt. Người trên đảo trồng thêm chuối, đu đủ, ớt và nhiều loại rau xanh, rau gia vị. Họ còn nuôi hàng trăm con chó và rất nhiều gia cầm như gà, vịt, ngan và ngỗng.

Trên đảo Trường Sa có bảy hộ gia đình từ huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa ra sinh sống từ năm 2008. Mỗi gia đình sống tại một căn hộ gồm hai phòng; bếp và nhà tắm tách riêng; phía sau có mảnh vườn trồng rau. Hiện thời, sau khi hoàn tất chương trình tiểu học thì học sinh trên đảo sẽ chuyển vào đất liền để tiếp tục chương trình trung học cơ sở. Đường băng trên đảo được làm mới với tiêu chuẩn sân bay cấp ba, cho phép các loại máy bay cánh bằng chở khách hạ/cất cánh. Đường băng và sân đỗ máy bay mới có ba lớp kết cấu gồm lớp nền móng tạo phẳng được lu lèn chặt, lớp móng gia cố xi măng và lớp bê tông xi măng cường độ cao dày 25 cm. Cảng cá trên

đảo được định hướng tới năm 2020 sẽ có thể đón được tàu có công suất tối đa 1.000 CV, phục vụ 90 lượt tàu cá/ngày và tổng lượng thuỷ sản lưu thông qua cảng là 10.000 tấn/năm. Điện năng trên đảo lấy từ hệ thống pin mặt trời và tua bin gió.

Hình 3.3: Đảo Trƣờng Sa

(Nguồn: http://www.sgu.edu.vn).

Trạm Khí tượng Hải văn Trường Sa là một bộ phận của đài Khí tượng Thuỷ văn Nam Trung Bộ. Được xây dựng từ năm 1977, đây là một trong hai mươi sáu trạm phát báo quốc tế với số hiệu 48920 do Tổ chức Khí tượng Thế giới cấp. Bảy nhân viên của trạm đo đạc và xử lí các thông số tám lần rồi báo về đất liền theo tần suất ba giờ/lần (bình thường) hoặc ba mươi phút/lần (thời tiết bất thường), liên tục từ 1 giờ đến 22 giờ mỗi ngày.

Trạm xá đảo Trường Sa là trạm cấp một với các trang thiết bị như thiết bị khám cơ bản, siêu âm, điện tâm đồ, máy thở,.. Một trường tiểu học cao hai tầng - có diện tích trên 200m², gồm hai phòng học, hai phòng công vụ, một phòng vui chơi và một thư viện - đã khánh thành vào tháng 4 năm 2013. Ngoài ra, đảo còn có hải đăng, trung tâm cứu hộ-cứu nạn, chùa, chòi đá (cao 5,5m, ở mũi phía nam đảo), nhà văn hoá,...

ra sinh sống từ năm 2008. Mỗi gia đình sống tại một căn hộ gồm hai phòng; bếp và nhà tắm tách riêng; phía sau có mảnh vườn trồng rau. Hiện thời, sau khi hoàn tất chương trình tiểu học thì học sinh trên đảo sẽ chuyển vào đất liền để tiếp tục chương trình trung học cơ sở.

Với những điều kiê ̣n như trên , đảo Trường Sa rất xứng đáng để được công nhâ ̣n thỏa mãn Điều 121(3) và có đầy đủ c ác vùng biển gồm cả lãnh hải , EEZ và thềm lu ̣c đi ̣a.

3.1.3.4. Đảo Thi ̣ Tứ – Quần đảo Trường Sa[Xem Phu ̣ lu ̣c 3]

Thị Tứ là đảo lớn thứ hai trong quần đảo Trường Sa và là một trong các đảo do Philippines chiếm đóng ở Biển Đôn g. Đảo cao 3,6 m có diê ̣n tích khoảng 0,33km2 và nằm khoảng 480km về phía tây của Palawan . Đảo được bao bọc bởi thềm san hô rộng. Trên đảo có nhiều cây dừa và cỏ dại. Một số loài chim biển cũng đến đây trú ngụ. Trên đảo này , Philippines đã cho xây dựng đường bay chưa đổ bê tông dài 1,4km dùng cho cả mu ̣c đích quân sự và dân sự . Không quân Philippines thường xuyên cho các máy bay chiến đấu từ Palawan sang để do thám các vùng nằm dưới sự kiểm soát của Philippines ở quầ n đảo Trường Sa . Viê ̣c đảo Thi ̣ Tứ có mô ̣t đường bay làm cho các chuyến bay do thám này trở nên dễ dàng hơn . Ở đảo cũng có một cảng biển tên là Vịnh Cô Đơn . Trên đảo có khoảng 30-50 binh lính Philippines và dân thường , tại thời điểm đông nhất là 300 người sinh sống. Các tàu hải quân của Philippines thường đến đảo Thị Tứ mỗi tháng một lần để cung cấp cho đảo những nhu yếu phẩm . Trên đảo có 20 căn nhà, có nhà văn hóa cộng đồng , trạm xá, trạm th eo dõi cao 8 tầng, cây chi ̣u mă ̣n , mô ̣t số nhà máy phát điê ̣n , trạm khí tươ ̣ng. Có báo cáo cho rằng Philippines cũng đang có dự định phát triển đảo Thị Tứ thành một địa điểm du lịch . Những đă ̣c điểm trên cho thấy đảo Thi ̣ Tứ có khả năng đáp ứng được điều kiê ̣n ta ̣i Điều 121(3) UNCLOS và có cả vùng đă ̣c quyền kinh tế cũng như thềm lục địa 200 hải lý.

3.1.3.5. (Đảo) Đá Hoa Lau – Quần đảo Trường Sa

Đá Hoa Lau nằm giữa Biển Đông khoảng 300km về phía tây bắc của Kora Kinabalu, Sabah và mất khoảng mô ̣t giờ đồng hồ bay từ đó . Tổng diê ̣n tích đất liền

là 0,1km2. Từ năm 1992, Malaysia bắt đầu phát triển bãi đá này thành khu du li ̣ch lă ̣n biển . Quân đô ̣i Malaysia hiê ̣n đang đóng qu ân trên đảo cũng như nhiều dân thường, chủ yếu là các chuyên gia , kỹ thuật viên nước ngoài về lặn biển làm việc từ tháng 3 đến tháng 9 hàng năm, tức là trong mùa lă ̣n biển , để hỗ trợ khách du lịch . Marius Gjetnes lâ ̣p luâ ̣n r ằng đá Hoa Lau không phù hợp với đời sống con người hoă ̣c không có đời sống kinh tế riêng và do đó phải được xem là đảo đá theo Điều 121(3) UNCLOS. Yann Huei Song la ̣i cho rằng, các nhà nghỉ du lịch và những nhân viên làm viê ̣c trên đảo có thể được xem như bằng chứng cho thấy đá này thỏa mãn các điều kiện của Điều 121(3) và do đó , có thể có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình [50]. So sánh với các đảo được xem xét ở trên , đá Hoa Lau rõ ràng không có những điều kiê ̣n thuâ ̣n lợi bằng, và so với những điều kiện được kết luận ở trên, viê ̣c ban cho đá này cả mô ̣t vùng EEZ và thềm lu ̣c đi ̣a 200 hải lý sẽ không thích hợp. Đá này chỉ có thể hưởng thêm mô ̣t phần biển nhất đi ̣nh trong quá trình phân đi ̣nh biển nếu như Viê ̣t Nam đa ̣t được thỏa thuâ ̣n với bên liên quan.

Bên ca ̣nh những đảo được nhắc đến ở trên , mô ̣t số đảo khác thuô ̣c Trường Sa hiê ̣n đang được Viê ̣t Nam quản lý như đảo S inh Tồn, đảo Song Tử Tây , đảo Nam Yết đều có những điều kiê ̣n thuâ ̣n lợi nhất đi ̣nh để được đánh giá là có khả năng "thích hợp cho con người đến ở hay cho một đời sống kinh tế riêng ". Chẳng ha ̣n như Đảo Nam Yết được Thủ tướng Chính phủ phê duyê ̣t xây dựng khu bảo tồn biển với tổng diê ̣n tích 35.000 ha (350km2), là 1 trong 16 khu bảo tồn biển được xây dựng đến năm 2020 cùng với các khu bảo tồn biển khác như : Cồn Cỏ, Lý Sơn, Cù Lao Chàm, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc – những hòn đảo có vai trò quan tro ̣ng trong phân đi ̣nh các vùng biển chồng lấn của Viê ̣t Nam [25]. Trên đảo Sinh Tồn nuôi được lợn, gà, vịt, chó, trồng các loại rau như rau cải, rau muống, mồng tơi và rau đay bằng đất chở từ đất liền ra. Cây xanh lớn trên đảo chủ yếu là các cây phong ba, bão táp, bàng vuông, dừa và mù u để chống sóng.Đảo Song Tử Tây rộng 12 hecta, là đảo lớn hàng thứ sáu trong số các đảo tại quần đảo Trường Sa, và là đảo lớn thứ hai do Việt Nam quản lý, sau đảo Trường Sa. Đảo có điểm cao nhất quần đảo: 4 m trên mực nước biển. Vành đá bao quanh nổi một phần khi triều lên.

Đây đã từng là nơi đẻ trứng của chim và được phủ bởi cây và phân chim.Những đảo như đảo Sinh Tồn, đảo Song Tử Tây, đảo Nam Yết do đó có thể đ ược hưởng cả vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa , hoă ̣c ít ra cũng được hưởng những vùng biển rô ̣ng hơn so với nhiều vi ̣ trí khác do các bên tranh chấp với Viê ̣t Nam đang chiếm đóng. Trong trường hợp xấu nhất , khi Viê ̣t Nam không được phán quyết của Tòa trao chủ quyền cho các vị trí đang bị các nước chiếm đóng , Viê ̣t Nam vẫn có thể giành được những lợi thế trong phân đi ̣nh các vùng biển liên quan.

3.2. Đảo trong vùng chồng lấn cƣ̉a vi ̣nh Bắc Bộ

Theo hiê ̣p đi ̣nh phân đi ̣nh năm 2000, Viê ̣t Nam và Trung Quốc đã xác đi ̣nh đường đóng cửa vi ̣nh là đường nối mũi Oanh Ca trên đảo Hải Nam Trung Quốc có tọa độ địa lý là vĩ tuyến 18°31’19” Bắc, kinh tuyến 18°41’17” Đông, qua đảo Cồn Cỏ của Việt Nam đến một điểm trên bờ biển của Việt Nam có tọa độ địa lý là vĩ tuyến 16°57’40” Bắc và kinh tuyến 107°08’42” Đông. Khu vực cửa vi ̣nh Bắc Bô ̣ chỉ do bờ biển của hai nước bao bọc có chiều rộng nơi hẹp nhất là đường cửa vịnh khoảng 131 hải lý, nơi rô ̣ng nhất khoảng 222 hải lý nếu lấy mũi Ba Làng An thuộc tỉnh Quảng Ngãi , Viê ̣t Nam đến Mũi Mả Liu Thẩu , điểm cực Nam của đảo Hải Nam, Trung Quốc. Do vâ ̣y, theo UNCLOS, hai nước có vùng đă ̣c quyền kinh tế và thềm lục địa ở khu vực này cần phải phân định rõ .

Tại khu vực này, Viê ̣t Nam và Trung Quốc đều đã quy đi ̣nh đường cơ sở thẳng

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý của các đảo theo khoản 3 điều 121 công ước luật biển 1982 liên hệ với tranh chấp trên biển đông (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)