Mối quan hệ giữa phương thức sản xuất của phương Đông cổ đại và phương thức sản xuất Chiếm hữu nô lệ

Một phần của tài liệu đặc trưng của phương thức sản xuất Châu Á đồng thời xem xét xã hội cổ đại phương Đông (Trang 29 - 31)

đại và phương thức sản xuất Chiếm hữu nô lệ

2.1. Phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ

Phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ là một phương thức sản xuất trong đó có hai giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ. Giai cấp chủ nô chiếm hầu hết mọi tư liệu sản xuất trong xã hội và chiếm hữu cả những người nô lệ như một thứ tài sản. Trên cơ sở đó, giai cấp chủ nô cưỡng bức giai cấp nô lệ lao động sản xuất để bóc lột thành quả lao động của họ.

Trong xã hộ chiếm hữu nô lệ, ngoài hai giai cấp chủ nô và nô lệ, còn có tầng lớp bình dân (gồm nông dân, kiều dân và nô lệ được giải phóng…). Về số lượng, tầng lớp này ít hơn nô lệ và vai trò của họ trong đời sống kinh tế cũng không quan trọng lắm.

2.2. Mối quan hệ giữa phương thức sản xuất của phương Đông cổ đại và phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ đại và phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ

Sau khi khảo sát phương thức bóc lột chủ yếu của Lưỡng Hà, Ai Cập, Ấn Độ và Trung Quốc cổ đại, đồng thời tìm hiểu đặc trưng cơ bản và cái gọi là “Phương thức sản xuất Châu Á”, chúng ta hãy đối chiếu đặc trưng của từng phương thức sản xuất với tình hình cụ thể của từng nước phương Đông cổ đại để rút ra kết luận về xã hội phương Đông cổ đại.

Có thể nói, xã hội cổ đại phương Đông không phải là xã hội chiếm hữu nô lệ. Vấn đề cơ bản nhất là lực lượng lao động sản xuất và phương

thức bóc lột, nhưng lực lượng quần chúng sản xuất đông đảo nhất ở đây là nông dân công xã. Còn giai cấp nô lệ vừa tương đối ít về số lượng, vừa giữ vai trò thứ yếu trong lao động sản xuất.

Có người cho rằng, tuy những người lao động không nhiều lắm, nhưng nông dân công xã bị áp bức bóc lột nặng nề nên cũng khổ cực chẳng khác gì nô lệ. Chính Mác đã từng nói, ở phương Đông tồm tại “chế độ nô lệ phổ biến”

Sự thực, nông dân công xã dù rất khổ cực, thậm chí nếu gặp thiên tai có thể bị chết đói, nhưng không thể coi họ là nô lệ. Khái niệm: “chế độ nô lệ phổ biến” mà Mác nêu ra chỉ là một cách để nhấn mạnh tình trạng bị áp bức bóc lột nặng nề dưới chế độ quân chủ chuyên chế của người nông dân phương Đông mà thôi.

Có người cho rằng, quần chúng nông dân đông đảo tuy là tự do nhưng bị lệ thuộc vào tầng lớp quý tộc chủ nô, cho nên xã hội phương Đông cổ đại là xã hội nô lệ. Đây là một lập luận luẩn quẩn. Sự thực, trong một xã hội mà giai cấp nô lệ chỉ bị sử dụng vào các công việc hầu hạ và các công việc phi sản xuất khác, thì chỉ có những ông chủ của nô lệ chứ làm gì có giai cấp chủ nô?

Riêng đối với Trung Quốc cổ đại, có một số học giả Trung Quốc cho rằng, xã hội thời Thương Chu là xã hội chiếm hữu nô lệ vì:

Ấp là đơn vị cơ bản của thời Thương, Chu, nhưng việc sản xuất ở đây bị giám sát rất chặt chẽ, bởi mỗi buổi sáng mùa xuân khi cho dân ra đồng, Lý tư và Lân trưởng ra ngồi hai bên điếm, hai bên cổng làng để quan sát, buổi chiều, khi dân từ ngoài đồng trở về trong ấp cũng vậy. Do đó, họ cho rằng, ấp không phải là công xã nông thôn mà là “trại lao động tập trung” đặt dưới sự quản lý của chủ nô và những người nông dân trong ấp là những người nô lệ nông nghiệp.

Chỉ căn cứ vào chi tiết, nông dân hàng ngày ra đồng làm việc và từ đồng ruộng trở về đều có Lý Tư và Lân trưởng giám sát mà kết luận họ là nô lệ thì quá vội vàng; vả lại, ngay dưới chi tiết đó, Thực hóa chí của Hán thư viết tiếp: “Trong tháng ấy, những con trai chưa đến tuổi lao động vào trường học. Tám tuổi vào tiểu học, học 6 giáp năm phương, các sách và việc tính toán, bắt đầu biết các phép tắc về kẻ lớn, người nhỏ trong nhà. Mười lăm tuổi vào đại học, học lễ nhạc của các bậc thánh thời trước, do đó mà biết được các lễ vua tôi trong triều đình…”

Con cái những người ở trong ấp được đi học, nếu ưu tú được học lên mãi làm quan. Rõ ràng, họ không thế là nô lệ được.

Người cày cấy ruộng “tỉnh điền” thời Thương, Chu, thường được gọi là “chúng”, “chúng dân”, “thứ dân”,…Có người cho rằng, họ là nô lệ nông nghiệp, thậm chí, thứ dân còn thấp hơn cả nô lệ gia đình. Sự thực, chữ “chúng” chỉ có nghĩa là chỗ đông người, theo hoàn cảnh ngôn ngữ mà nó có những ý nghĩa khác nhau. Thứ dân tức là dân thường. Trong xã hội Trung Quốc cổ đại, dân thường tuyệt đại đa số là nông dân, về địa vị xã hội là cao hơn nô lệ.

Hơn nữa, nếu thứ dân là nô lệ thi trong xã hội Trung Quốc cổ đại, ngoài cái gọi là giai cấp chủ nô ra, số cư dân còn lại đều là nô lệ cả sao? Trong lịch sử thế giới, chưa ở đâu và chưa bao giờ có một xã hội như vậy.

Tóm lạ, ta có thể khẳng định, lực lượng lao động chủ yếu của phương Đông cổ đại không phải là nô lệ, và do đó, xã hội cổ đại phương Đông không phải là thuộc phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ.

Một phần của tài liệu đặc trưng của phương thức sản xuất Châu Á đồng thời xem xét xã hội cổ đại phương Đông (Trang 29 - 31)