Giai cấp bóc lột

Một phần của tài liệu đặc trưng của phương thức sản xuất Châu Á đồng thời xem xét xã hội cổ đại phương Đông (Trang 27 - 29)

Là một nước nông nghiệp, tu liệu sản xuất (cũng là nguồn của cải chủ yếu) của giai cấp bóc lột là ruộng đất. Thời Thương, trong giai đoạn đầu, vua Thương đã nhiều lần dời đô, nông nghiệp còn mang tính du canh, du cư nên quyền chiếm hữu ruộng đất chưa được quy định chặt chẽ. Về sau, cùng

với việc xác định rõ tông ti trật tự trong dòng họ nhà vua, vua Thương đã tiến hành phân phong ruộng đất cho bà con của mình.

Đến thời Tây Chu, chế độ ruộng đất đã hoàn chỉnh hơn. Với tư cách là người sở hữu cao nhất, vua Chu giữ lại một phần xung quanh kinh đô để làm lãnh địa trực tiếp của mình, gọi là vương kỳ, còn lại đem phân phong ch họ hàng và các công thần. Khi phong đất còn kèm theo phong tước.

Những người được phong đất trở thành các vua chư hầu. Ruộng đất trong Vương kỳ của vua Chu và trong các nước chư hầu lại được đem phong cho các quý tộc và quan lại (gọi là khanh đại phu) để làm thái ấp. Khanh Đại phu lại chia thái ấp của mình cho những người giúp việc của mình gọi là Sĩ.

Chính sách phân phong ấy đã tạo nên một hệ thống đẳng cấp gồm: Thiên tử - Chư hầu – Khanh Đại phi – Sĩ. Đó là giai cấp thong trị cũng là giai cấp bóc lột.

Tóm lại, qua việc khảo sát cụ thể tình hình 4 trung tâm văn minh lớn của phương Đông cổ đại, chúng ta nhận thấy, về cơ cấu giai cấp và phương thức bóc lột ở khu vực này có những điểm giống nhau sau đây:

- Cơ sở của nền kinh tế là nông nghiệp. Tư liệu sản xuất chủ yếu là ruộng đất. Ruộng đất là tài sản chính của giai cấp bóc lột.

- Liên quan đến cơ sở kinh tế đó có ba giai cấp là nông dân, nô lệ và một giai cấp tạm gọi là giai cấp bóc lột hoặc giai cấp thống trị. Trong ba giai cấp đó, giai cấp nông dân là giai cấp chiếm số lượng đông đảo và có vai trò quan trọng nhất trong đời sống kinh tế của nhà nước và họ coi là thần dân của vua. Đại bộ phận nông dân ở phương Đông cổ đại là nông dân công xã. Tuy vậy, ở Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại còn có nông dân lĩnh canh và cố nông làm thuê.

- Phương thức bóc lột phổ biến nhất ở các quốc gia phương Đông là thuế ruộng đất. Ngoài ra, ở Ai Cập, Lưỡng Hà cổ đại còn có các hình thức khác như tô lao dịch, tô sản phẩm, tô tiền cũng đã tồn tại.

- Giai cấp nô lệ, về số lượng kém xa so với giai cấp nông dân. Công việc của nô lệ chủ yêu là những việc phi sản xuất (nếu có tham gia sản xuất thì vai trò của họ cũng chỉ là thứ yếu).

Một phần của tài liệu đặc trưng của phương thức sản xuất Châu Á đồng thời xem xét xã hội cổ đại phương Đông (Trang 27 - 29)