Về chủ thể tham gia hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp của bên thứ ba tại ngân hàng thƣơng mạ

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp của bên thứ ba tại ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 35 - 36)

chấp của bên thứ ba tại ngân hàng thƣơng mại

Thực tế hiện nay một số ngân hàng thƣơng mại và một số doanh nghiệp khi thoả thuận kí kết hợp hợp đồng bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba để bảo đảm vay vốn ngân hàng thƣờng thiết lập hợp đồng chủ thể có cả ba bên gồm: bên bảo đảm (bên thế chấp), bên đƣợc đƣợc bảo đảm (bên vay vốn) và bên nhận bảo đảm (bên nhận thế chấp). Theo quy định của Bộ luật dân sự 2005, việc bảo lãnh bằng tài sản thế chấp đƣợc thay đổi thành thế chấp tài sản của bên thứ 3. Theo quy định, thế chấp tài sản, về cơ cấu chủ thể chỉ có 2 bên: bên thế chấp và bên nhận thế chấp, và nhƣ vậy hợp đồng thế chấp của bên thứ 3 cũng vậy, bên vay vốn sẽ ký kết tại hợp đồng tín dụng riêng và hợp đồng này có liên quan với hợp đồng thế chấp tài sản. Trên thực tế, chúng tôi thấy rất nhiều trƣờng hợp một ngƣời vừa là chủ sở hữu tài sản là chủ thể bên thế chấp vừa là ngƣời đại diện theo pháp luật của chủ thể bên vay vốn cùng ký kết hợp đồng thế chấp với NHTM. Điều này là trái với qui định tại khoản 5,

điều 144 Bộ luật dân sự 2005, cụ thể nhƣ sau: “người đại diện không được

xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với ngưòi thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có qui định khác” [31]. Để đảm bảo qui định của pháp luật cũng nhƣ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên khi giao kết hợp đồng, đặc biệt là khi có tranh chấp tại toà án, hợp đồng không bị vô hiệu, các doanh nghiệp cần chú ý khi giao kết hợp đồng phải tuân thủ những điều luật nói trên.

31

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp của bên thứ ba tại ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 35 - 36)