3.5.1. Biện pháp kỹ thuật chung
Căn cứ vào việc xác định phân loại đối tượng rừng và kết quả nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc và tái sinh rừng tại khu vực nghiên cứu, đề tài dề xuất việc phục hồi rừng theo các giải pháp sau:
- Bảo vệ, vệ sinh nuôi dưỡng rừng (luỗng phát dây leo, cây bụi), tỉa thưa bớt cây phi mục đích ở cấp kính 10.
- Chặt tỉa thưa những cây có phẩm chất xấu, cây bị sâu bệnh, ít có giá trị gây
ứđọng ở các cỡ kính để mở rộng không gian dĩnh dưỡng, tạo điều kiện cho các cây mục đích sinh trưởng và phát triển tốt.
- Làm giàu rừng bằng cách tra dặm hoặc trồng những cây bản địa có giá trị ở
những lỗ trống trong các trạng thái rừng.
- Trồng bổ xung những loài cây mục đích ở những nơi đất trống.
- Tỉa thưa những cây tái sinh có phẩm chất xấu, cây tái sinh của những loài ít có giá trịở những nơi có phân bố cụm theo hướng tiếp cận với phân bố cách đều
3.5.2. Biện pháp kỹ thuật cho từng trạng thái cụ thể
a. Đối với trạng thái rừng IIa
* Loại rừng phòng hộ:
+ Đối với trạng thái có mật độ cây gỗ có đường kính trung bình < 6cm
có mật độ <800 cây/ha, và độ dốc >300 phân bố ở đầu lưu vực nước (vùng
rừng phòng hộ xung yếu)
Áp dụng biện pháp kỹ thuật lâm sinh bảo vệ rừng, nghiêm cấm mọi hoạt
động ảnh hưởng đến tái sinh diễn thế tự nhiên của rừng.
+ Đối với trạng thái có mật độ cây gỗ có đường kính trung bình < 6cm
có mật độ < 800 cây/ha, và độ dốc <300(vùng rừng phòng hộ ít xung yếu).
Biện pháp kỹ thuật lâm sinh là xúc tiến tái sinh tự nhiên: Trong 4 năm đầu phát luỗng dây leo bụi rậm vào T2-T3, để lại các cây mục đích, dọn vệ sinh rừng theo băng, tạo điều kiện cho cây mẹ gieo giống chú trọng phát triển nhóm loài cây
chính sau: Bồđề, De bầu, Kháo vàng, De hương, Xoan nhừ, Cáng lò, Dẻ, Trám đen,
Sao, Xoan ta, Giổi xanh, Giổi bà, Xoan mộc, Trám trắng, Xoan nhừ, Táu, Sến, Sấu,
Máu chó, Phay, Sồi
* Loại rừng sản xuất:
+ Đối với trạng thái có mật độ cây gỗ có đường kính trung bình < 6cm
có mật độ <800 cây/ha, và độ dốc >300
bằng việc trồng bổ xung một số loài như: Keo, Trám, Lát
- Xúc tiến tái sinh tự nhiên: Trong 3 năm đầu phát luỗng dây leo bụi rậm vào
T2-T3, để lại các cây mục đích, dọn vệ sinh rừng theo băng, tạo điều kiện cho cây
mẹ gieo giống chú trọng phát triển nhóm loài cây chính sau: Bồ đề, De bầu, Kháo
vàng, De hương, Xoan nhừ, Cáng lò, Dẻ, Trám đen, Xoan ta, Giổi xanh, Giổi bà, Xoan mộc, Trám trắng, Xoan nhừ, Táu, Sến, Sấu.
- Phương thức Làn giầu rừng theo đám
Kỹ thuật trồng: Một độ 900 -1000cây/1ha (3,0m x3,5m); Làm đất Phát dọn thực bì theo đám tùy theo điều kiện khoảng trống cụ thể,
cuốc hố (30x30x30 cm). Và lấp hố, bón phân NPK 100g/hố trước khi trồng từ 10-
15 ngày; trồng vào thời gian từ tháng 2-5 khi trời có mưa, dâm mát; trồng hỗn giao theo hàng. Cây con có tuổi trong vườn từ 4 tháng – 6 tháng, chiều cao từ 30 - 40 cm, đối với (keo, trám, lát); Cây không cong queo sâu bệnh, gẫy ngọn.
- Chăm sóc 3 năm đầu mỗi năm 2 lần vào T2-T3 và T10-T11( Phát luỗng dây
leo bụi rậm, xới quanh gốc với bán kính 50 cm) kết hợp với bón thúc năm thứ nhất
100g NPK cho mỗi cây.
+ Đối với trạng thái có mật độ cây gỗ có đường kính trung bình < 6cm
có mật độ <800 cây/ha, và độ dốc <300
Biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng: Tiến hành cải tạo bằng cách trồng một số loài cây có giá trị kinh tế như: Quế, Mỡ, Trám, Xoan ta, Keo
- Phương thức trồng thuần loài
- Kỹ thuật trồng: Một độ 1600 cây/1ha (2,5m x2,5m); Làm đất Phát dọn thực
bì toàn diện, cuốc hố (30x30x30 cm). Và lấp hố, bón phân NPK 100g/hố trước khi
trồng từ 10 - 15 ngày; trồng vào thời gian từ tháng 2-5 khi trời có mưa, râm mát;
Cây con có tuổi trong vườn từ 4 – 6 tháng, chiều cao từ 30cm - 40cm, cây không
cong queo sâu bệnh, gẫy ngọn.
Chăm sóc 4 năm đầu mỗi năm 2 lần vào T2-T3 và T10-T11 (Phát luỗng dây
leo bụi rậm, xới quanh gốc với bán kính 50 cm) kết hợp với bón thúc năm thứ nhất
b. Đối với trạng thái rừng IIb
* Loại rừng phòng hộ:
+ Đối với trạng thái rừng có trữ lượng gỗ <50m3, độ dốc >300phân
bốởđầu các lưu vực nước(vùng phòng hộ xung yếu và rất xung yếu)
Biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng là: Tiến hành bảo vệ rừng nghiêm cấm mọi hoạt động ảnh hưởng đến tái sinh diễn thế tự nhiên của rừng.
+ Đối với trạng thái rừng có trữ lượng gỗ <50m3, độ dốc 300không thuộc đầu các lưu vực nước (vùng phòng hộ ít xung yếu)
- Biện pháp kỹ thuật lâm sinh là khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh tự nhiên: Trong 3 năm đầu phát luỗng dây leo bụi rậm vào T2-T3, để lại các cây mục đích, dọn vệ sinh rừng theo băng, tạo điều kiện cho cây mẹ gieo giống chú trọng phát triển nhóm loài cây chính sau: Bồ đề, De bầu, Kháo vàng, De hương, Xoan nhừ, Dẻ, Trám đen, Giổi xanh, Giổi bà, Trám trắng, Xoan nhừ, Táu, Sến, Sấu.
- Khoanh nuôi làm giầu rừng bằng một số loài cây bản địa sinh trưởng tốt, rễ
kiếm giống, rễ trồng như: Kháo, Dẻđỏ, Trám, Sao, Vạng trứng
- Phương thức trồng hỗn giao theo đám
- Kỹ thuật trồng: Một độ 900-1000 cây/1ha (3m x 3,5m); Làm đất Phát dọn
thực bì toàn diện, cuốc hố (30x30x30 cm). Và lấp hố, bón phân NPK 100g/hố trước khi trồng từ 10- 15 ngày; trồng vào thời gian từ tháng 2-5 khi trời có mưa, dâm mát;
Cây con có tuổi trong vườn từ 6 tháng – 8 tháng có chiều cao từ 40cm- 50cm, cây
không cong queo sâu bệnh, gẫy ngọn
Chăm sóc 4 năm đầu mỗi năm 2 lần vào T2-T3 và T10-T11 (Phát luỗng dây leo bụi rậm, xới quanh gốc với bán kính 50 cm) kết hợp với bón thúc năm thứ nhất 100g NPK cho mỗi cây. * Loại rừng sản xuất: + Đối với trạng thái rừng có trữ lượng gỗ <50m3, độ dốc >300hoặc <300
Biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng là: Cải tạo rừng bằng các loài cây sinh trưởng nhanh, chu kỳ ngắn như: Mỡ, Keo, Xoan ta
- Phương thức trồng thuần loài
- Kỹ thuật trồng : Một độ 1600 cây/1ha (2,5m x 2,5m) trúc cần câu mật độ
3300 cây/1ha (1,5m x 2,0m); Làm đất Phát dọn thực bì toàn diện, cuốc hố
(30x30x30 cm). Và lấp hố, bón phân NPK 100g/hố trước khi trồng từ 10 - 15 ngày;
trồng vào thời gian từ tháng 2-5 khi trời có mưa, dâm mát; Cây con có tuổi trong
vườn từ 4 – 6 tháng, chiều cao từ 30cm - 40cm, cây không cong queo sâu bệnh, gẫy
ngọn.
Chăm sóc 3 năm đầu mỗi năm 2 lần vào T2-T3 và T10-T11 (Phát luỗng dây leo
bụi rậm, xới quanh gốc với bán kính 50 cm) kết hợp với bón thúc năm thứ nhất
100g NPK cho mỗi cây.
KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ