Rừng ở khu vực nghiên cứu là rừng tự nhiên phục hồi sau nương rẫy, với thời gian khác nhau. Vì vậy, cần thiết phải phân loại trạng thái hiện tại của rừng nhằm đánh giá đặc điểm, tình hình và tiềm năng của rừng, nghiên cứu các đặc điểm cấu trúc và đề
xuất biện pháp lâm sinh nhằm đưa rừng tiến tới phát triển ổn định.
Qua thực tiễn và số liệu điều tra trên 20 OTC (diện tích 1000m2), bước đầu nhận thấy, đối tượng nghiên cứu chủ yếu là rừng non, chưa bước vào giai đoạn ổn định, nên
đề tài dựa vào đường kính bình quân, tổng tiết diện ngang để phân loại, ngoài ra kết hợp thêm một số chỉ tiêu điều tra ngoài thực địa. Đối tượng nghiên cứu được phân ra làm 2 trạng thái: IIa, IIb.
Cơ sởđể phân chia trạng thái IIa, IIb: Trên cơ sở kế thừa kết quả phân loại trạng thái rừng đã có, các tiêu chuẩn phân chia dựa vào hệ thống phân loại rừng của Loeschau (1960) được Viện Điều tra - Quy hoạch rừng nghiên cứu bổ sung, Trạng thái IIa và IIb được phân chia cụ thể như sau:
- Trạng thái IIa: Rừng phục hồi sau khai thác kiệt và sau nương rẫy, đa số
cây còn nhỏ (D1.3 < 10cm), tổng tiết diện ngang dưới 10m/ha, trữ lượng thấp, độ tàn che nhỏ P < 0.3
- Trạng thái IIb: Rừng đã có thời gian phục hồi, đại đa số cây có đường kính >10cm. Tiết diện ngang G > 10m2/ha, rừng đã có trữ lượng nhưng thấp, độ tàn che cao hơn trạng thái IIa.
Bảng 3.1: Phân loại trạng thái hiện tại của rừng OTC N/ha (cây) D1.3 (cm)
Tổng tiết diện ngang (G/ha) Độ tàn che (%) Trạng thái 1 380 11.72 11.344 0.3 IIb 4 720 11.68 10.449 0.3 IIb 5 760 12.48 12.86 0.3 IIb 6 890 11.68 13.5997 0.3 IIb 7 960 10.51 10.472 0.4 IIb 8 710 11.34 10.8 0.3 IIb 9 650 11.29 10.48 0.3 IIb 10 600 12.04 10.741 0.35 IIb 12 490 11.03 11.15 0.3 IIb 14 370 14.13 10.706 0.3 IIb 15 370 12.89 9.8 0.35 IIb 20 720 12.15 11.081 0.4 IIb TB 635 11.91 11.12 0.33 2 500 11.75 9.584 0.25 IIa 3 550 10.74 6.69 0.28 IIa 11 400 11.49 6.519 0.25 IIa 13 530 13.52 9.953 0.25 IIa 16 400 10.08 5.539 0.27 IIa 17 260 13.58 7.299 0.23 IIa 18 280 9.01 6.17 0.28 IIa 19 350 11.06 6.289 0.25 IIa TB 408.75 11.40 7.26 0.26 * Trạng thái IIa:
Phân bố ở các vị trí, chân, sườn, đỉnh, cây có đường kính bình quân 11.4cm, biến động từ 10.08cm đến 13.58 cm; tổng tiết diện ngang < 10m2, bình quân 7,26; Độ tàn che bình quân 0,26%. Ở trạng thái này, đối tượng là rừng non, đa số các cây tập trung ở các cỡ đường kính nhỏ từ 7 - 9cm. Sự xuất hiện những cây có đường kính lớn là do sau khi phát nương rẫy, bớt lại một số cây làm bóng mát.
- Mật độ cây rừng biến động từ 260 - 550 cây/ha.
sinh đồng loạt, có đời sống ngắn, giá trị kinh tế kém, như thành ngạnh, hoắc
quang, ba soi, lá nến, núc nác, cà muối, me rừng,…
- Độ tàn che bình quân < 0,3
- Thành phần cây tái sinh đơn giản, chủ yếu là cây con của những loài ưa sáng, mọc nhanh, vẫn là những cây tiên phong đi trước tạo hoàn cảnh rừng.
* Trạng thái IIb:
Trạng thái này bao gồm các loài cây tiên phong ưa sáng như: Thẩu tấu, hoắc quang, thành ngạnh, vú bò,… Tập trung chủ yếu cây gỗ nhỏ có đường kính > 10cm, tổng tiết diện ngang > 10m2/ha; Bình quân 11.12
- Mật độ cây rừng biến động từ: 380 - 960 cây/ha.
- Độ tàn che bình quân 0,33%
- Tái sinh đã có thay đổi, những loài cây gỗ lớn xuất hiện nhiều hơn cả về
thành phần loài lẫn mật độ.
Từ kết quả điều tra cho thấy, việc phân loại trạng thái rừng đòi hỏi phải phân tích đánh giá một cách toàn diện vềđịnh lượng cũng nhưđịnh tính, đặc biệt là
đối với các quần thụ rừng mà các chỉ tiêu đặc trưng nằm ở ngưỡng ranh giới giữa hai trạng thái liền kề nhau, thì việc phân tích đánh giá phải kỹ và đứng trên quan
điểm sinh thái mới có thể xác định được trạng thái phù hợp.