Đối thủ cạnh tranh trong ngành

Một phần của tài liệu Quản trị chiến lược của công ty sennheiser (Trang 32 - 34)

- Kinh tế tăng trưởng trở lại, thu nhập của người dân tăng cao, tỷ lệ thất

3.2.2.Đối thủ cạnh tranh trong ngành

3. Phân tích môi trường ngành

3.2.2.Đối thủ cạnh tranh trong ngành

Là các công ty đang kinh doanh trong lĩnh vực điện tử âm thanh có mặt tại Đức. Ra đời từ rất sớm, một số hãng trong ngành điện tử âm thanh đã khai phá và thâm

nhập thị trường Đức trong cả thập kỷ qua. Có thể nói cạnh tranh giữa các công ty trong ngành là khá gay gắt và hấp dẫn với sự góp mặt của các đại gia nổi tiếng như Sennheiser, Beyer Dinamix, Bose, AKG Acoutis, Behringer Spezielle Studiotechnik GmbH, Shure Incorporated, Nady Systems Inc, CAD Professional Micro, Rode Micro, JVC, Pioneer, Audio-Technica...

Để xem xét mức độ cạnh tranh, cường độ ganh đua của các đối thủ trong ngành, cần phải tính đến 3 nhân tố chính : (1) cấu trúc cạnh tranh ngành, (2) các điều kiện nhu cầu, (3) rào cản rời ngành.

Cấu trúc cạnh tranh ngành :

Thể hiện qua một số lượng nhà cung cấp sản phẩm đang có trên thị trường, và số doanh nghiệp chiếm ở vị trí dẫn đầu. Hiện tại công nghiệp thiết bị âm thanh là một ngành phân tán vì ngành này hiện đang có khá nhiều các nhà sản xuất. Những công ty lớn trong ngành, ngoài Sennheiser đã nói trên, có thể kể đến những công ty như sau:

Beyer Dinamix: Nhà sản sản xuât thiết bị âm tinh, micro, tai nghe không dây, hệ thống âm thanh và hệ thống hội nghị. Beyer hiện đang thâu tóm một lượng lớn thị trường Đức ở tất cả các sản phẩm.

Bose, AKG Acoutis, hai tập đoàn lớn trong ngành điện tử âm thanh của Mỹ cũng đang

phát triển và cố gắng tăng cao thị phần của mình ở Đức. • Các điều kiện nhu cầu

Nhu cầu về âm thanh hiện nay đang tăng cao, từ nhu cầu cá nhân cho đến các tổ chức chuyên nghiệp, từ sản phẩm tai nghe, hay micro, cho đến các dịch vụ âm thanh cho hội nghị, sự kiện. Nhu cầu tăng cao, tạo điều kiện cho các công ty trong lĩnh vực này có cơ hội phát triển. Tuy nhiên đây cũng là một đe dọa lớn đó là bên sự gia tăng của các công ty lớn tham gia vào ngành công nghiệp âm thanh. Từ đó làm cho cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Bên cạnh đó, xu hướng tiêu dùng những sản phẩm này ngày càng khắt khe và chọn lọc, điều này đặt ra thách thức lớn với các công ty trong ngành. Do đó, bên cạnh nâng cao hiệu suất cạnh tranh, tăng sản lượng, các công ty cần phải chú ý đến chiều sâu chất lượng.

Rào cản rời ngành

Rào cản rời ngành sản xuất thiết bị điện tử âm thanh là khá cao, vì:

• Ngành này không tồn tại những công ty nhỏ lẻ, tất cả các công ty trong ngành đều là những thương hiệu hàng đầu trong ngành âm thanh tại Đức, cũng như trên thế giới. • Chi phí cố định để rời ngành cao. Các công ty đã xây dựng hệ thống các công ty con và các nhà nhà phân phối có mặt ở nhiều nước trên thế giới. Đồng thời đầu tư lớn vào các nhà máy sản xuất. Ngoài ra, khi rời ngành ảnh hưởng tới việc làm của người lao động, vì đa số các công ty này đều là công ty toàn cầu số lượng nhân viên là rất lớn. Việc rời ngành sẽ làm cho nhiều người mất việc.

Tóm lại, ngành công nghiệp âm thanh tại Đức, cũng như trên thế giới đang bị

cạnh tranh mạnh mẽ. Đó là do rào cản gia nhập ngành thấp, nhiều đối thủ cạnh tranh trong nước và khu vực cũng như các đối thủ cạnh tranh toàn cầu đang ngày càng gia tăng. Các đối thủ cạnh tranh đều có khả năng mở rộng qui mô thị trường để tăng lợi nhuận.

Một phần của tài liệu Quản trị chiến lược của công ty sennheiser (Trang 32 - 34)