NHẬN XÉT CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2001-

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH một số CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ sản XUẤT KINH DOANH của CÔNG TY dệt MAY HOÀ THỌ QUA 3 năm 2001 2002 2003 (Trang 51 - 55)

Dệt may Hoà thọ là doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng công ty Dệt may Việt Nam. Với cơ chế tập trung bao cấp trước đây, hoạt động kinh doanh của công ty chưa đạt hiệu quả, liên tục lỗ trong nhiều năm. Khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, doanh nghiệp có điều kiện phát triển hơn nên công ty đã làm ăn có lãi. Trong những năm gần đây, hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn trước, nhưng vẫn chưa đạt so với quy mô của công ty hiện nay.

Nhìn chung, qua 3 năm 2001-2003 công ty Dệt May Hoà Thọ đã sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và chi phí các nguồn lực đó cho hoạt động sản xuất kinh doanh

có phần tiết kiệm. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đạt được chưa cao, một số bộ phận chi phí sử dụng lãng phí.

Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận, tìm hiểu thực tế tại công ty, đi sâu phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh, ta tiến hành đánh giá tổng quát hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, rút ra những nhận xét chung làm cơ sở đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa vào kết quả phân tích ở phần trên, ta có một số nhận xét sau:

1. Nhận xét về hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh

Trong những năm qua, công ty đã chú trọng đầu tư thêm vốn để mở rộng sản xuất nên quy mô vốn sản xuất kinh doanh tăng lên đáng kể. Để đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường cả về số lượng lẫn chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, tạo chỗ đứng trên thị trường, công ty đã không ngừng đầu tư máy móc thiết bị công nghệ hiện đại nhằm nâng cao năng suất hoạt động.

* Đối với tổng vốn sản xuất kinh doanh

Việc đầu tư xây dựng thêm xí nghiệp may 3, mua sắm thêm một số máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nhằm mở rộng sản xuất vào năm 2001-2002 làm quy mô và cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh của công ty thay đổi. Tổng vốn sản xuất kinh doanh tăng 41,0% và năm 2003 tổng vốn sản xuất kinh doanh tăng 23,97%. Điều này cho thấy vốn sản xuất kinh doanh có xu hướng tăng chậm vào những năm sau do đã ổn định đi vào sản xuất. Qua 3 năm 2001-2003, công ty sử dụng vốn SXKD có hiệu quả cao dần song hiệu quả còn thấp, cụ thể:

Công ty sử dụng vốn SXKD tuy có hiệu quả hơn trong năm 2002 nhưng chưa cao là do đầu tư một phần vào sản xuất mở rộng XN may 1, XN may 3 và bổ sung cọc sợi nên quy mô vốn SXKD tăng nhưng trong năm chưa khai thác sử dụng được hết công suất máy móc thiết bị, vốn lưu động còn bị ứ đọng ở khâu dự trữ và lưu thông. Khối lượng sản xuất tăng, tình hình tiêu thụ lại khó khăn nên vốn đầu tư chưa sinh lợi, mức sinh lợi của đồng vốn SXKD cũng còn thấp. Hiệu suất sử dụng và mức sinh lợi vốn SXKD năm 2002 so với năm 2001 tăng còn mức đảm nhiệm giảm dần.

- Năm 2002 so với năm 2001, do Giá trị sản xuất tăng 50,95%, vốn tăng 41%, doanh thu thuần tăng nhanh hơn vốn tăng nên Hiệu suất sử dụng vốn SXKD tăng 7,05%. Mức doanh lợi vốn SXKD tăng 36,11%. Doanh thu thuần trên vốn SXKD tăng15,04%.

- Kết quả phân tích cho thấy, trong năm 2003 tình hình cải thiện hơn, công ty đã linh động hơn trong vấn đề sử dụng vốn, máy móc mới đầu tư bắt đầu phát huy công suất, công ty cũng thanh lý một số thiết bị cũ, một số nguyên phụ liệu tồn kho chậm luân chuyển không phục vụ sản xuất. Đồng thời công ty sửa chữa, bổ sung nâng cấp, thay thế phụ tùng vật tư sợi - may nên máy móc hoạt động ổn định không có sự cố dừng máy đã góp phần tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Vốn sử dụng đã có hiệu quả hơn, hiệu suất tăng, mức sinh lời của vốn cũng tăng với tỷ lệ cao dần:

Hiệu suất sử dụng vốn SXKD tăng 14,76% so với năm 2002, còn so với năm 2001 hiệu suất tăng 22,85%. Mức doanh lợi vốn SXKD tăng 61,25% so với năm 2002, còn so với năm 2001 tăng 119,44%. DT thuần trên vốn SXKD tăng 36,6% so với năm 2002, tăng 57,16% . Nhìn chung công ty sử dụng vốn SXKD năm sau có hiệu quả hơn năm trước mặc dù chưa cao. Để có hiệu quả cao hơn công ty cần tăng năng suất sử dụng máy móc thiết bị, tránh bị ứ đọng vốn, tăng nhanh tốc độ quay vòng và tỷ suất sinh lời của vốn SXKD.

* Đối với vốn cố định

Sở dĩ tổng vốn SXKD tăng với tốc độ chậm dần nhưng tỷ trọng vốn cố định trong tổng vốn sản xuất kinh doanh vẫn còn cao là do tốc độ phát triển VCĐ giảm chậm hơn đối với vốn lưu động. Tổng vốn sản xuất kinh doanh của công ty tăng chủ yếu do tăng nguồn vốn cố định, công ty vừa đầu tư máy móc thiết bị, sữa chữa nâng cấp nhà cửa, mua sắm phương tiện quản lý. Công ty đã chú trọng vào bộ phận vốn cố định làm cho bộ phận này tăng lên, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn sản xuất kinh doanh của công ty.

Hiệu quả đạt được trong 3 năm ngày càng cao là do công ty tổ chức sản xuất hợp lý, sử dụng máy móc thiết bị một cách có hiệu quả và không lãng phí đồng VCĐ đã bỏ ra mà nguyên nhân chủ yếu là do hiệu quả sử dụng VCĐ bình quân dùng trực tiếp sản xuất.

- Qua phân tích ta thấy công ty đã sử dụng VCĐ có hiệu quả, tuy không cao nhưng khi trong thời gian này công ty đang đầu tư mở rộng quy mô sản xuất ở một số Xí nghiệp công ty đã không lãng phí lượng VCĐ đã bỏ ra. Công tác sửa chữa, bổ sung, thay thế phụ tùng, vật tư đúng quy định và đúng yêu cầu, quá trình sản xuất liên tục không có sự cố ngừng máy nên công suất máy móc được khai thác tốt hơn. Tuy nhiên một số thiết bị sản xuất đã quá cũ làm năng lực hoạt động của dây chuyền còn thấp, tỷ suất sinh lời thấp.

Năm 2002 so với năm 2001, Hiệu suất sử dụng VCĐ tăng 5,09%. Hiệu suất sử dụng VCĐ dùng trực tiếp sản xuất tăng 3,1%. Mức doanh lợi VCĐ tăng 33,8%. Doanh thu thuần trên VCĐ bình quân tăng 12,93%.

- Việc đầu tư các thiết bị chuyên dùng, kỹ thuật công nghệ mới, thiết kế chuyền hợp lý, chế tạo nhiều gá cử đã nâng cao năng suất hoạt động. Kết hợp với công tác tổ chức sản xuất tốt làm giá thành sản phẩm hạ mà vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường, đồng thời công ty đã mở rộng thị trường xuất khẩu làm doanh thu cũng như lợi nhuận tăng lên. Năm 2003, Hiệu suất sử dụng VCĐ tăng 10,55% so với năm 2002, còn so với năm 2001 hiệu suất tăng 16,18%.

Hiệu suất sử dụng VCĐ trực tiếp sản xuất tăng 14,41% so với năm 2001, còn so với năm 2002 tăng 17,96%. Mức doanh lợi VCĐ tăng 55,16% so với năm 2002, còn tăng 107,6% so với năm 2001. Doanh thu thuần trên VCĐ năm 2003 tăng 31,59% so với năm 2002, tăng 48,6%.

* Đối với vốn lưu động

Công ty đã sử dụng VLĐ có hiệu quả hơn qua các năm nhất là vào năm 2003. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động có xu hướng nhanh hơn qua các năm, thể hiện ở mức đảm nhiệm vốn LĐ giảm, số vòng quay vốn tăng, độ dài bình quân một vòng quay giảm. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty đã giải quyết được một phần vốn bị ứ đọng của các năm trước đồng thời có những chính sách cụ thể trong khâu tiêu thụ; công ty cũng chú tâm hơn vào chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm để cạnh tranh trên thị trường.

Tuy nhiên qua phân tích cho thấy tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm 2001 còn chậm bình quân mỗi năm quay vốn 2 vòng, chu kỳ quay vốn lưu động quá dài, vốn nằm trong khâu lưu thông còn nhiều chủ yếu là các khoản phải thu và lượng sản phẩm sản xuất của các năm trước, nguyên vật liệu dự trữ cho sản xuất nhiều. Vì vậy năm 2002, công ty sử dụng VLĐ có hiệu quả hơn, tuy nhiên vốn LĐ quay vòng còn chậm, tỷ suất sinh lời thấp, thời gian quay vòng dài. Do doanh thu tăng nhanh hơn vốn lưu động bình quân tăng nên Số vòng quay vốn lưu động tăng 18,41%; Mức đảm nhiệm vốn lưu động giảm 15,3%; Do số vòng quay tăng nên Độ dài bình quân một vòng quay giảm 15,55%. Khả năng sinh lời của vốn lưu động thể hiện ở chỉ tiêu mức doanh lợi vốn LĐ, Lợi nhuận thuần tăng nhanh hơn nên mức doanh lợi vốn lưu động tăng 40,43%.

Tốc độ luân chuyển VLĐ nhanh vào năm 2003, Vốn lưu động bình quân tăng 16,45% tương ứng tăng 8.916.376 nghìn đồng, tỷ trọng của nó trong tổng vốn SXKD giảm 5,96% về tương đối hay giảm 2,3% về tuyệt đối giảm xuống còn 36,3%. Vì vốn lưu động tăng chậm hơn doanh thu tăng nên Số vòng quay vốn lưu động tăng 45,43%; Mức đảm nhiệm vốn lưu động giảm 31,23%; Do số vòng quay tăng nên Độ dài bình quân một vòng quay giảm 32,24%. Lợi nhuận thuần tăng nhanh hơn nên mức doanh lợi vốn lưu động tăng 71,44%.

Công ty đã có cách tổ chức quản lý sản xuất hợp lý hơn, cũng đã nhanh chóng thanh lý một số nguyên phụ liệu tồn kho chậm luân chuyển ở khâu dự trữ, cân đối vốn giữa các khâu của quá trình sản xuất đã làm cho VLĐ luân chuyển nhanh và việc sử dụng chúng có hiệu quả hơn. Sự đầu tư mở rộng cho cả 2 ngành may và sợi đã tạo ra

nhiều sản phẩm mới, mở rộng thị trường nội địa và xuất khẩu, tìm thêm được nhiều khách hàng mới làm ổn định thị trường may mặc, doanh thu đã tăng cao vào các năm sau.

2. Nhận xét về hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực

Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực thể hiện rõ nhất ở các chỉ tiêu năng suất lao động bình quân, mức doanh lợi theo lao động. Do trong các năm công ty đầu tư mở rộng sản xuất ở một số đơn vị, ký kết được nhiều hợp đồng có giá trị lớn, nhu cầu sản xuất tăng nên tuyển thêm một bộ phận lao động làm cho quy mô lao động tăng lên đáng kể. Số lao động trực tiếp cũng tăng nhanh để đáp ứng nhu cầu sản xuất của công ty. Trong khi đó vốn cố định tăng chậm dần nên mức trang bị vốn cố định cho mỗi lao động lại giảm dần qua các năm cùng với đội ngũ lao động mới chưa có kinh ngiệm, chưa quen tay nghề đã làm NSLĐ bình quân giảm, tuy nhiên mức doanh lợi theo lao động có tăng.

NSLĐ giảm đặc biệt là NSLĐ của công nhân trực tiếp sản xuất giảm nhanh là do một máy móc thiết bị đã cũ công suất hoạt động kém, số lao động mới chưa phát huy hết năng lực, một số lao động chưa thành thạo về kỹ thuật, kỹ năng làm việc, chưa được được phân công đúng người đúng việc, công tác bố trí nơi làm việc, tổ chức sản xuất và quản lý chưa thật chặt chẽ và hợp lý, chưa có phong trào thi đua sản xuất giữa các đơn vị. Cụ thể: Năm 2002 so với năm 2001, công ty sử dụng lao động chưa có hiệu quả, năng suất lao động giảm dần: Năng suất lao động bình quân chung giảm 0,97%. NSLĐ bình quân của lao động trực tiếp sản xuất giảm 3,37%.

Mức doanh lợi theo lao động của công ty tăng 26,22%. Tuy có tăng nhưng do NSLĐ tăng chậm nên chi phí sử dụng lao động tăng, làm mức sinh lợi của một lao động thấp. Doanh thu thuần trên 1 lao động tăng 6,42%.

Kết quả phân tích cho thấy NSLĐ bình quân công nhân trực tiếp sản xuất giảm mạnh nhưng NSLĐ bình quân chung năm 2003 có tăng lên. Trong năm 2003 công ty đã tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm quản lý, tổ chức sản xuất trong và ngoài nước cho các cán bộ quản lý, các cán bộ kỹ thuật. Công ty đã tổ chức lại bộ máy sản xuất phù hợp với cơ chế thị trường, sắp xếp lại lao động may và khối phòng ban, cũng đã loại bỏ số lao động dư thừa không có năng lực. Công ty đã xây dựng được quy chế tiền lương tiền thưởng hợp lý đã động viên sức đóng góp đem lại hiệu quả, nâng cao năng suất lao động. Năm 2003 so với 2 năm trước:

Năng suất lao động bình quân tăng 0,78% so với năm 2002, so với năm 2001 giảm 0,19%i. Song, bộ phận lao đông trực tiếp NSLĐ giảm mạnh, NSLĐ bình quân của lao động trực tiếp sản xuất giảm 3,32% so với năm 2002 và giảm 6,57% . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mức doanh lợi theo lao động của công ty tăng 41,42% so với năm 2002, so với năm 2001 tăng 78,49%. Do chất lượng đội ngũ lao động được cải thiện hơn nên NSLĐ tăng lên, mức sinh lợi của một lao động tăng lên rõ rệt. DT thuần trên 1 lao động năm 2003 tăng 19,96% so với năm 2002, so với năm 2001 tăng 27,67%.

3. Nhận xét về hiệu quả sử dụng chi phí sản xuất kinh doanh

* Hiệu quả sử dụng chi phí nguyên liệu vật tư

Việc sử dụng chi phí nguyên liệu vật tư của công ty chưa có hiệu quả qua các năm đặc biệt vào năm 2003. Nguyên nhân chủ yếu làm hiệu quả sử dụng chi phí nguyên liệu vật tư thấp là do công ty chưa có biện pháp quản lý sử dụng bộ phận chi phí này một cách hợp lý, định mức vật tư cho một sản phẩm không tính toán kỹ lưỡng dẫn đến thừa các thông số của sản phẩm, việc sử dụng nguyên liệu vật tư còn lãng phí. Cùng với việc mở rộng quy mô sản xuất, nhu cầu sản xuất ngày càng tăng thì chi phí nguyên liệu vật tư cũng tăng nhưng do ảnh hưởng của tình hình kinh tế chính trị thế giới nên thị trường thế giới biến động làm giá nguyên liệu vật tư nhập khẩu tăng mà chủ yếu là nguồn nguyên liệu sản xuất sợi.

Qua phân tích ta thấy: Năm 2002 so với năm 2001, hiệu suất sử dụng và mức doanh lợi chi phí nguyên liệu vật tư có tăng do công ty có biện pháp thắt chặt hơn trong việc sử dụng bộ phận chi phí này làm cho mức sinh lợi của chi phí nguyên liệu vật tư tăng. Đồng chi phí bỏ thêm vào sản xuất kinh doanh tạo ra thêm nhiều hơn 1 đồng giá trị sản xuất và lợi nhuận thuần cũng tăng với tốc độ nhanh hơn chi phí nguyên

liệu vật tư nên mức doanh lợi chi phí này tăng. Cụ thể: do giá trị sản xuất sản xuất và lợi nhuận thuần tăng với tốc độ nhanh hơn chi phí nguyên liệu vật tư nên Hiệu suất sử dụng chi phí nguyên liệu vật tư của công ty tăng 2,09%. Chi phí NL VT trên đơn vị GTSX giảm 2,04%. Mức doanh lợi theo chi phí nguyên liệu vật tư tăng 29,95%.

Tuy nhiên, năm 2003 công ty sử dụng chi phí nguyên liệu vật tư không có hiệu quả, hiệu suất sử dụng giảm làm cho chi phí trên đơn vị giá trị sản xuất tăng, mức sinh lợi chi phí có tăng do lợi nhuận thuần tăng nhanh hơn chi phí nguyên liệu vật tư tăng. Hiệu suất sử dụng chi phí nguyên liệu vật tư của công ty giảm 3,73% so với năm 2002 và giảm 1,97% so với năm 2001. Chi phí NL VT trên đơn vị GTSX tăng 15,96% so với năm 2002, tăng 13,6% so với năm 2001. Mức doanh lợi theo chi phí nguyên liệu vật tư tăng 21,27% so với năm 2002, và tăng 57,6% so với năm 2001. Tình trạng sử dụng chi phí nguyên liệu vật tư như hiện nay là dấu hiệu không tốt đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, công ty cần có kế hoạch xây dựng định mức chi

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH một số CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ sản XUẤT KINH DOANH của CÔNG TY dệt MAY HOÀ THỌ QUA 3 năm 2001 2002 2003 (Trang 51 - 55)