Ức doanh lợi biên CP NL liệu vật tư

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH một số CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ sản XUẤT KINH DOANH của CÔNG TY dệt MAY HOÀ THỌ QUA 3 năm 2001 2002 2003 (Trang 46 - 51)

Mức doanh lợi biên CP NL liệu vật tư - Mức doanh lợi chi phí tiền lương

0,00217- - 0,00741 0,00282 0,004188 0,00779 0,00342 0,004327 0,0108 Ta có bảng phân tích biến động các chỉ tiêu:

Bảng 15.2: Phân tích biến động một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quảsử dụng một số

bộ phận CP SXKD của công ty qua 3 năm 2001-2003 So sánh giữa các năm Chỉ tiêu Liên hoàn Định gốc 2002/2001 2003/2002 2003/2001 Số tương đối (%) Số tuyệt đối (lần) Số tương đối (%) Số tuyệt đối (lần) tươngSố đối (%) Số tuyệt đối (lần) -Hiệu suất SD CP NL VT (HF)

-Hiệu suất sử dụng CP tiền lương

102,09

82,54 -1,02930,0361 86,2398,37 -0,2427-0,0793 88,0381,2 -0,2066-1,1086 -CP NL VT trên đơn vị GTSX -CP NL VT trên đơn vị GTSX

-CP tiền lương trên dơn vị GTSX -Mức khấu hao trên đơn vị GTSX

97,96121,17 121,17 97,45 -0,0118 0,0359 -0,00195 115,96 101,6 98,59 0,09055 0,0033 0,00105 113,6 123,11 96,08 0,07875 0,0392 0,003 -Mức doanh lợi CP NL VT(MF)

-Mức doanh lợi CP tiền lương

129,95

1.1. Phân tích biến động một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí nguyên liệu vật tư

Chi phí nguyên liệu vật tư (CP NLVT) chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm. Khi nghiên cứu hiệu quả sử dụng chi phí nguyên liệu vật tư ta dùng các chỉ tiêu: hiệu suất sử dụng chi phí nguyên liệu vật tư, tỷ suất phí nguyên liệu vật tư, mức doanh lợi chi phí nguyên liệu vật tư, hiệu suất sử dụng chi phí cận biên, mức doanh lợi chi phí nguyên liệu vật tư cận biên.

Từ các thông số ở bảng 15 trên ta có nhận xét: công ty sử dụng chi phí nguyên liệu vật tư chưa có hiệu quả, cụ thể: Năm 2002 so với năm 2001,

Hiệu suất sử dụng chi phí nguyên liệu vật tư của công ty tăng 2,09% về tương đối hay tăng 0,0361 lần tuyệt đối. Hiệu suất sử dụng chi phí nguyên liệu vật tư cận biên đạt 1,8384 lần cho biết năm 2002 khi bỏ vào thêm 1 nghìn đồng chi phí nguyên liệu vật tư sẽ tạo ra thêm 1,8384 nghìn đồng giá trị sản xuất.

Chi phí NL VT trên đơn vị GTSX là chỉ tiêu nghịch với chỉ tiêu hiệu suất sử dụng chi phí nguyên liệu vật tư, nên khi hiệu suất sử dụng chi phí tăng thì chi phí NL VT trên đơn vị GTSX giảm. Cụ thể: chi phí NL VT trên đơn vị GTSX giảm 2,04% về tương đối hay giảm 0,0118 lần về tuyệt đối.

Mức doanh lợi theo chi phí nguyên liệu vật tư tăng 29,95% hay tăng 0,00065 lần về tuyệt đối. Mức doanh lợi biên chi phí nguyên liệu vật tư năm 2002 đạt 0,004188 lần cho biết khi tăng thêm 1 nghìn đồng chi phí nguyên liệu vật tư sẽ tạo thêm được 0,004188 nghìn đồng giá trị sản xuất.

Qua phân tích ta thấy hiệu suất sử dụng và mức doanh lợi chi phí nguyên liệu vật tư có tăng do công ty có biện pháp thắt chặt hơn trong việc sử dụng bộ phận chi phí này làm cho mức sinh lợi của chi phí nguyên liệu vật tư tăng. Đồng chi phí bỏ thêm vào sản xuất kinh doanh tạo ra thêm nhiều hơn 1 đồng giá trị sản xuất và lợi nhuận thuần cũng tăng với tốc độ nhanh hơn chi phí nguyên liệu vật tư nên mức doanh lợi chi phí này tăng.

So với 2 năm trước, Hiệu suất sử dụng chi phí nguyên liệu vật tư của công ty năm 2003 giảm 3,73% về tương đối hay giảm 0,2427 lần tuyệt đối so với năm 2002 và giảm 1,97% tương ứng giảm 0,2066 lần so với năm 2001. Khi bỏ ra 1 nghìn đồng chi phí nguyên liệu vật tư thì năm 2001 thu được 1,7267 nghìn đồng giá trị sản xuất thì năm 2002 thu về 1,7628 nghìn đồng và năm 2003 thu được 1,5201 nghìn đồng. Hiệu suất sử dụng chi phí nguyên liệu vật tư cận biên năm 2003 cũng giảm chỉ đạt 1,1466 lần cho biết khi tăng thêm 1 nghìn đồng giá trị sản xuất.

Chi phí NL VT trên đơn vị GTSX tăng 15,96% về tương đối hay tăng 0,09055 lần về tuyệt đối so với năm 2002, tăng 13,6% tương ứng tăng 0,07875 lần so với năm 2001. Để thu được 1 nghìn đồng giá trị sản xuất thì năm 2001 bỏ ra 0,5791 nghìn đồng chi phí nguyên liệu vật tư, năm 2002 cần bỏ ra 0,5673 nghìn đồng và năm 2003 phải bỏ ra 0,65785 nghìn đồng.

Mức doanh lợi theo chi phí nguyên liệu vật tư tăng 21,27% tương ứng tăng 0,0006 lần về tuyệt đối so với năm 2002, và tăng 57,6% hay tăng 0,00125 lần tuyệt đối so với năm 2001. Khi bỏ ra 1 nghìn đồng chi phí nguyên liệu vật tư thì năm 2001 thu được 0,00217 nghìn đồng lợi nhuận thuần, năm 2002 thu được 0,00282 nghìn đồng thì năm 2003 thu về 0,00342 nghìn đồng. Mức doanh lợi biên của chi phí nguyên liệu vật tư đạt 0,004327 lần cho biết năm 2003 khi tăng thêm 1 nghìn đồng chi phí nguyên liệu vật tư sẽ thu thêm về 0,004327 nghìn đồng lợi nhuận thuần.

Năm 2003 tình hình không cải thiện hơn mà việc sử dụng nó còn không có hiệu quả. Nguyên nhân chủ yếu làm hiệu quả sử dụng chi phí nguyên liệu vật tư thấp là do công ty chưa có biện pháp quản lý sử dụng bộ phận chi phí này một cách hợp lý, định mức vật tư cho một sản phẩm không tính toán kỹ lưỡng dẫn đến thừa các thông số của sản phẩm, việc sử dụng nguyên liệu vật tư còn lãng phí. Cùng với việc mở rộng quy mô sản xuất, nhu cầu sản xuất ngày càng tăng thì chi phí nguyên liệu vật tư cũng tăng do biến động của thị trường thế giới làm giá vật tư nhập khẩu tăng. Vì vậy, công ty cần có kế hoạch xây dựng định mức chi phí phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh, tổ

chức quản lý sản xuất tốt hơn, tối thiểu hoá chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

1.2. Phân tích biến động một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương

Bộ phận chi phí tiền lương chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh sau chi phí nguyên liệu vật tư, nó phản ánh chi phí về sử dụng nguồn lao động của công ty. Khi nhu cầu sản xuất tăng, số lao động tăng thì chi phí tiền lương cũng tăng tương ứng, nhưng tăng với tốc độ chậm hơn tốc độ giá trị sản sản phẩm xuất ra thì mới có tác động tích cực. Sử dụng chi phí tiền lương tiết kiệm, tăng năng suất lao động là góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, phân tích hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương là đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của công ty như thế nào. Các chỉ tiêu sử dụng khi phân tích: hiệu suất sử dụng chi phí tiền lương, chi phí tiền lương trên đơn vị GTSX, mức doanh lợi chi phí tiền lương.

Quá trình thu thập và xử lý số liệu, kết quả tình toán các chỉ tiêu được trình bày ở bảng 15,ta thấy công ty sử dụng chi phí tiền lương chưa có hiệu quả. NSLĐ giảm, giá trị sản xuất tăng chậm đã làm chi phí tiền lương trên đơn vị GTSX tăng. Cụ thể:

Hiệu suất sử chi phí tiền lương của công ty năm 2002 so với năm 2001, giảm 7,46% về tương đối hay giảm 1,0293 lần tuyệt đối. Chi phí tiền lương trên đơn vị GTSX là chỉ tiêu nghịch với chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tiền lương, nên khi hiệu suất sử dụng chi phí tiền lương giảm thì tỷ suất phí tăng. Cụ thể: chi phí tiền lương trên đơn vị GTSX tăng 21,17% về tương đối hay tăng 0,0359 lần về tuyệt đối. Mức doanh lợi chi phí tiền lương tăng 5,13% hay tăng 0,00038 lần về tuyệt đối. Nhận thấy: Giá trị sản xuất tăng với tốc độ chậm hơn tốc độ tăng của chi phí tiền lương do tăng nguồn lao động nên chi phí tiền lương cũng tăng nhanh trong khi năng suất lao động chưa cao, từ đó làm hiệu quả sử dụng bộ phận chi phí này giảm. Lợi nhuận thuần tăng nhưng chi phí tiền lương cũng tăng nên mức sinh lợi trên một đồng chi phí tăng không đáng kể.

+ Năm 2003 so với 2 năm trước, Hiệu suất sử dụng chi phí tiền lương của công ty giảm 1,63% về tương đối hay giảm 0,0793 lần tuyệt đối so với năm 2002 và giảm 18,8% tương ứng giảm 1,1086 lần so với năm 2001. Khi bỏ ra 1 nghìn đồng chi phí tiền lương thì năm 2001 thu được 5,8963 nghìn đồng giá trị sản xuất thì năm 2002 thu về 4,857 nghìn đồng và năm 2003 thu được 4,7877 nghìn đồng.

Chi phí tiền lương trên đơn vị GTSX tăng 1,6% về tương đối hay tăng 0,0033 lần về tuyệt đối so với năm 2002, tăng 23,11% tương ứng tăng 0,0392 lần so với năm 2001. Để thu được 1 nghìn đồng giá trị sản xuất thì năm 2001 chỉ bỏ ra 0,1696 nghìn đồng chi phí tiền lương, năm 2002 cần bỏ ra 0,2055 nghìn đồng và năm 2003 phải bỏ ra 0,2088 nghìn đồng.

Mức doanh lợi chi phí tiền lương tăng 38,64% tương ứng tăng 0,00301 lần về tuyệt đối so với năm 2002, và tăng 45,75% hay tăng 0,00339 lần tuyệt đối so với năm 2001. Khi bỏ ra 1 nghìn đồng chi phí tiền lương thì năm 2001 thu được 0,00741 nghìn đồng lợi nhuận thuần, năm 2002 thu được 0,00779 nghìn đồng thì năm 2003 thu về 0,0108 nghìn đồng.

Trong năm 2003 quy mô lao động tăng, chi phí tiền lương tăng trong khi năng suất lao động giảm đặc biệt là NSLĐ công nhân trực tiếp giảm mạnh đã làm hiệu suất sử dụng chi phí tiền lương giảm mạnh do công ty chưa xây dựng được quy chế tiền lương tiền thưởng hợp lý hơn. Công ty đã sử dụng lãng phí tiền lương không đem lại hiệu quả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.3. Phân tích biến động một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí khấu hao TSCĐ

Chi phí khấu hao TSCĐ (TSCĐ biểu hiện bằng giá trị là VCĐ) là yếu tố chi phí cơ bản chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Tình hình biến động về chi phí khấu hao tài sản cố định có ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, nếu doanh nghiệp quản lý sử dụng tốt thời gian và công suất của VCĐ thì năng suất lao động, khối lượng sản phẩm tăng lên và làm cho chi phí khấu hao trên một đơn vị sản phẩm giảm. Vì vậy trong quá trình phân tích hiệu quả chi phí phải đi phân tích chi phí khấu hao TSCĐ. Từ các thông số đã tính toán ở bảng 15 ta thấy công ty đã sử dụng bộ phận chi phí này có hiệu quả, mức khấu hao bình quân 1 đơn vị giá trị sản xuất giảm:

Năm 2002 so với năm 2001 mức khấu hao trên đơn vị GTSX giảm 2,55% về tương đối hay giảm 0,00195 lần về tuyệt đối. Năm 2003 so với 2 năm trước, Mức khấu hao trên đơn vị GTSX giảm 1,41% về tương đối hay giảm 0,00105 lần về tuyệt đối so với năm 2002, giảm 3,92% tương ứng giảm 0,003 lần so với năm 2001. Bình quân trong 1 nghìn đồng giá trị sản xuất thì năm 2001 có 0,0765 nghìn đồng chi phí khấu hao TSCĐ, năm 2002 có 0,07455 nghìn đồng và năm 2003 có 0,0735 nghìn đồng chi phí khấu hao TSCĐ.

Nhận xét chung: qua phân tích ta thấy công ty đã sử dụng chi phí khấu hao TSCĐ có hiệu quả hơn so với 2 bộ phận chi phí trên. Quy mô vốn cố định tăng chậm dần nhưng hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng dần do đã khai thác và sử dụng có hiệu quả vốn cố định đầu tư vào nên khối lượng sản phẩm sản xuất tăng, giá trị sản xuất tăng điều này chứng tỏ mức khấu hao trên đơn vị giá trị sản xuất giảm.

2. Phân tích biến động Giá trị sản xuất do ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng chi phí nguyên liệu vật tư và quy mô chi phí nguyên liệu vật tư của công ty qua 3 năm 2001-2003

Bộ phận chi phí nguyên liệu vật tư chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh nên ở đây ta chỉ xem xét sự biến động hiệu suất sử dụng và quy mô của nó ảnh hưởng đến sự biến động giá trị sản xuất. Để phân tích ta dùng HTCS:

Từ công thức: N F F Q H N = => Q=HFN ×FN Ta có HTCS Phân tích biến động: - Phương trình tương đối:

0 0 1 0 1 0 1 1 0 0 1 1 0 1 N F N F N F N F N F N F F H F H F H F H F H F H Q Q N N N N N N = × = - PT tuyệt đối: Q1−Q0 =HFN1FN1−HFN0FN0 =(HFN1−HFN0)FN1 +(FN1−FN0)HFN0

Dựa vào bảng 1, 8, 15, thay số, tính toán được kết quả sau:

Bảng 16: Phân tích ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng CP NL VT và quy mô CP NL VT

đến biến động Giá trị sản xuất của công ty qua 3 năm 2001-2003 So sánh

giữa các năm

Sự biến động của Giá trị

sản xuất Ảnh hưởng của hiệu suất sử dụngCP NL VT Ảnh hưởng của quy mô CPNL VT

Số tương đối (%) 0 1 Q Q Số tuyệt đối (1000đ) 0 1 Q Q − Số tương đối (%) 1 0 1 1 N F N F F H F H N N Số tuyệt đối (1000đ) 1 0 1 F N F H F H N N ) ( − Số tương đối (%) 1 0 1 0 N F N F F H F H N N Số tuyệt đối (1000đ) 0 0 1 N FN N F H F ) ( − 2002/2001 150,95 43.519.278 102,09 2.643.277,7 147,85 40.876.000,3 2003/2002 142,23 54.514.965 86,23 -29.293.622,5 165,0 83.808.587,5

+ Năm 2002 so với năm 2001, Giá trị sản xuất của công ty tăng 50,95% về tương đối tương ứng tăng 43.519.278 nghìn đồng về tuyệt đối là do ảnh hưởng của 2 nhân tố:

 Do hiệu suất sử dụng chi phí nguyên liệu vật tư tăng làm cho Giá trị sản xuất tăng 2,09% hay tăng 32.383,8 nghìn đồng về tuyệt đối.

 Do quy mô chi phí nguyên liệu vật tư của công ty tăng làm Giá trị sản xuất tăng 47,85% tương ứng tăng tuyệt đối 40.876.000,3 nghìn đồng.

Nguyên nhân chủ yếu làm giá trị sản xuất tăng là do quy mô chi phí nguyên liệu vật tư tăng làm tăng 47,85% còn hiệu suất sử dụng chi phí tăng tỷ lệ thấp nên làm tăng không đáng kể 2,09%. Do nhu cầu sản xuất của công ty tăng lên cùng với việc mở rộng quy mô sản xuất nên chi phí nguyên liệu vật tư tăng lên làm khối lượng sản phẩm sản xuất tăng hay làm giá trị sản xuất tăng.

+ Giá trị sản xuất của công ty năm 2003 so với năm 2002 tăng 42,23% về tương đối tương ứng tăng 54.514.965 nghìn đồng về tuyệt đối là do ảnh hưởng của 2 nhân tố:

 Do hiệu suất sử dụng chi phí nguyên liệu vật tư của công ty giảm làm cho Giá trị sản xuất giảm 13,77% hay giảm tuyệt đối 29.293.622,5 nghìn đồng.

 Do quy mô chi phí nguyên liệu vật tư của công ty tăng làm Giá trị sản xuất tăng 65,0% tương ứng tăng 83.808.587,5 nghìn đồng về tuyệt đối.

Nguyên nhân chủ yếu làm Giá trị sản xuất tăng là do chi phí nguyên liệu vật tư tăng, còn hiệu suất sử dụng chi phí nguyên liệu vật tư lại làm giá trị sản xuất giảm, do công ty sử dụng chi phí nguyên liệu vật tư không có hiệu quả, bộ phận chi phí này bị sử dụng lãng phí. Sự tác động tổng hợp 2 nhân tố làm giá trị sản xuất sản xuất tăng 42,23%.

3. Phân tích biến động Lợi nhuận thuần do ảnh hưởng cuả mức doanh lợi chi phí nguyên liệu vật tư và quy mô chi phí nguyên liệu vật tư của công ty qua 3 năm 2001-2003

Cũng như việc phân tích biến động giá trị sản xuất, ta phân tích sự biến động lợi nhuận thuần do ảnh hưởng của quy mô chi phí nguyên liệu vật tư và mức doanh lợi của

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH một số CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ sản XUẤT KINH DOANH của CÔNG TY dệt MAY HOÀ THỌ QUA 3 năm 2001 2002 2003 (Trang 46 - 51)