Chụp tại phòng thí nghiệm khoa Vật lý, trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Dùng kính hiển vi điện tử với độ phóng đại 1.000 - 4.000 lần chụp mặt cắt ngang của chỉ phẫu thuật Silk và chỉ phẫu thuật Nylon.
Hình 3.18. Mặt cắt ngang của chỉ Silk
Hình 3.19. Mặt cắt ngang của chỉ Nylon
Hình chụp cho thấy chỉ phẫu thuật Silk gồm nhiều sợi tơ có mặt cắt ngang là hình tam giác bện lại với nhau, ở giữa là khoảng không. Chính vì vậy đường kính của chỉ Silk luôn cao hơn chỉ Nylon khi cùng cỡ chỉ.
Chỉ Silk là loại chỉ Protein tự nhiên do thành phần của con tằm tạo nên, chỉ tơ được nhuộm, xử lý bằng Polybutilate và bện lại để thành chỉ khâu. Vật liệu khâu này được phủ lên một lớp màng nhằm giảm hiện tượng mao mạch. Chỉ Silk có độ dai cao, dễ điều khiển và tạo nút buộc rất tốt. Mặc dù là loại chỉ không tiêu nhưng chỉ tơ vẫn có thể thoái hóa trong tổ chức ở các mức độ
khác nhau. Lụa tự nhiên - S có độ linh hoạt cao và độ bền xé ổn định. Sợi chỉ được nhuộm màu đen.
Hình chụp chỉ phẫu thuật Nylon cho thấy mặt cắt ngang của chỉ là một khối đặc, trơn nhẵn. Vì vậy, chỉ Nylon có sức bền tuyệt vời, độ bền và khả
năng chống lại vi khuẩn rất tốt. Là loại chỉ tổng hợp sợi đơn hoặc sợi bện, có
độ dai cao và rất trơn. Độ giãn càng bé, độ bền xơ càng lớn. Do rất trơn nên chỉ Nylon dễ xuyên qua tổ chức, ít gây phản ứng, nhưng khi buộc phải thắt nhiều nút để đảm bảo an toàn mối buộc do dễ bị tuột. Độ bền của Nylon bị ảnh hưởng xấu bởi tiếp xúc kéo dài với cả thành phần nhìn thấy được và thành phần cực tím của ánh sáng mặt trời. Nylon có tính mềm dẻo, khả năng linh hoạt của xơ giúp sợi có độ mềm dẻo cao mà không bị gẫy đứt. Bên cạnh
đó bề mặt xơ trơn láng làm giảm hệ số ma sát, cũng góp phần làm tăng độ bền mài mòn khi cọ sát.