Phân loại mô mềm

Một phần của tài liệu Hình thái-giải phẩu thực vật pptx (Trang 82 - 87)

V. Mô cơ bản

1.Phân loại mô mềm

Tùy theo chức năng của các loại mô mềm khác nhau người ta phân biệt:

1.1. Mô mềm đồng hóa

1.2. Mô mềm dự trữ

Mô mềm dự trữ có ở các cơ quan quả, hạt, ngay cả ở thân và rễ, chứa các sản phẩm dự trữ như tinh bột, dầu, prôtit, các chất đường v.v... Ở những cây mọng nước, mô mềm dự trữ nước như cây xương rồng, thuốc bỏng. Ở các cây thủy sinh hoặc ngập nước, bùn lầy, mô mềm hình thành các khoảng gian bào chứa khí như sen, súng, bần, đước.

1.3. Mô mềm có thể chuyên hóa thành các thành phần cơ học, các cấu trúc tiết.

Ngoài ra, chúng còn góp phần vào việc vận chuyển như các tia ruột, các tế bào thu góp quanh bó mạch ở lá.

Các tế bào mô mềm có khả năng phản phân hóa để hình thành các mô phân sinh thứ cấp .

Nếu căn cứ vào vị trí mô mềm chủ yếu ở trong cây, có thể phân biệt được:

Mô mềm vỏ

Có ở vỏ sơ cấp và vỏ thứ cấp của thân, rễ. Mô mềm rễ cũng có khi chứa diệp lục để làm chức năng quang hợp, cũng có khả năng phản phân hóa thành tầng phát sinh vỏ và có thể dự trữ các chất dinh dưỡng, khí, nước... Người ta cũng thường bắt gặp các sản phẩm bài tiết như các tinh thể oxalat canxi, tanin,.v.v... ở trong mô mềm vỏ.

Mô mềm ruột

Gồm những tế bào sống có kích thước khác nhau. Về sau, ở một số cây, chúng có thể chết đi tạo thành những khoảng trống lớn như ở thân tre, mía, lúa v.v…

Mô mềm thịt lá

Có 2 loại: Mô dậu gồm các tế bào chứa nhiều diệp lục nằm ở mặt trên lá và mô khuyết nằm ở mặt dưới lá gồm các tế bào sắp xếp chừa những khoảng gian bào lớn, có khi có ít diệp lục, chúng góp phần chứa khí, hơi nước cho cây.

Thực vật ở môi trường nước, cơ thể được nâng đỡ bởi lực đẩy Archimetre. Sự bền vững của cây chủ yếu do vai trò cơ học của tế bào từ ảnh hưởng của sức trương tế bào và sự bền vững của vách tế bào thực vật.

Khi thực vật tiến lên môi trường cạn, lúc còn non sức trương của tế bào đủ để đảm bảo độ bền vững cơ thể, nhưng khi lớn lên với khối lượng và thể tích cây phát triển nhiều thì cần đến những yếu tố cơ học giúp các cơ quan, tổ chức cơ thể đứng vững, chịu được các tác nhân cơ học của môi trường. Từ đây mô cơ xuất hiện ngày một đa dạng và chuyên hóa cao. Ðó là những tế bào có tính bền vững bảo đảm chức năng cơ học, giữ vững cơ thể thực vật.

Mô cơ sơ cấp có nguồn gốc từ mô phân sinh cơ bản. Chúng gồm có mô dày và mô cứng, mô cứng gồm có các sợi và tế bào đá. Mô cơ thứ cấp được hình thành từ tầng phát sinh trụ bao gồm các sợi gỗ và sợi libe thứ cấp.

Căn cứ vào tính chất của màng tế bào, người ta phân biệt

Một phần của tài liệu Hình thái-giải phẩu thực vật pptx (Trang 82 - 87)