Lông biểu bì

Một phần của tài liệu Hình thái-giải phẩu thực vật pptx (Trang 65 - 69)

III. Mô bì (mô che chở)

2.1.1Lông biểu bì

2. Phân loại mô bì

2.1.1Lông biểu bì

Lông đơn bào do tế bào biểu bì kéo dài ra, ví dụ ở Mía, Ngái. Còn lông đa bào do sự phân chia của tế bào biểu bì để hình thành, ví dụ ở Bí, Mướp. Khi còn non lông là những tế bào sống nhưng khi già đó là những tế bào chết chứa đầy không khí (có màu trắng bạc). Lông có khi đặc trưng cho cả loài, chi, họ... cho nên có ý nghĩa chẩn đoán và phân loại.

- Lông che chở: có tác dụng ngăn cản sự thoát hơi nước, màu trắng sáng giúp phản tác một phần nhiệt, ánh sáng mạnh đốt nóng cơ thể. Ngoài ra, lông che chở còn có tác dụng chống hạn bằng cách giữ ẩm ở các khoảng trống chân lông.

- Lông tiết (lông tuyến): chứa các dịch kiềm hay axit, có vai trò bảo vệ, một số loại lông ngứa ở một số cây họ Gai - Urticaceae, thành tế bào ngấm silic, trong đó nhiều không bào chứa dịch ngứa, khi chạm vào làm dễ gãy, bảo vệ cơ thể khỏi bị động vật ăn hại. Lông tiết cũng có thể thải ra môi trường ngoài các sản phẩm trao đổi chất của tế bào. Ví dụ: lông rau tần, bạc hà hoặc tiết mật ở hoa.

- Lông hút: Ở rễ, đóng vai trò hấp thu nước, muối khoáng cho cây.

2.1.2 Gai

Hình thành từ biểu bì và vỏ, gồm những bộ phận đa bào tẩm lignin hay silic.

Có nguồn gốc từ nguyên bì hình thành từ tế bào mẹ lỗ khí, cấu tạo lỗ khí gồm: - Hai tế bào hình hạt đậu có chứa lục lạp và tinh bột, vách trong (vách bụng) dày hơn vách ngoài (vách lưng ).

- Vi khẩu (khe lỗ khí) nằm giữa hai tế bào hình hạt đậu có cửa trước và cửa sau . - Dưới vi khẩu có khoang khí là nơi chứa khí.

Lỗ khí có 2 nguồn gốc, nguồn gốc bên và nguồn gốc giữa. Lỗ khí có 3 vị trí so với bề mặt biểu bì: nằm ngang, nằm dưới và nằm trên so với bề mặt tế bào biểu bì. Khí khổng có ở phần khí sinh của cây, nhiều nhất là ở lá, tập trung ở biểu bì dưới của lá, chức năng của khí khổng là trao đổi khí và thoát hơi nước. Kích thước và số lượng khí khổng thay đổi ở những môi trường sống khác nhau: Ở môi trường thủy sinh, những thực vật sống ngập chìm trong n ước không có lỗ khí, ở môi trường ẩm ướt lỗ khí nằm trên mặt biểu bì. Ở môi trường khô hạn lỗ khí nằm ở mặt dưới. Cây ưa sáng có số lượng lỗ khí nhiều hơn cây ưa bóng để thoát hơi nước phát tán nhiệt.

Cơ chế đóng mở lỗ khí:

Khi ở ngoài sáng, các tế bào lỗ khí tiến hành quang hợp nhờ có chứa lục lạp, các sản phẩm quang hợp làm tăng nồng độ của dịch tế bào, quá trình hút nước làm cho tế bào lỗ khí no nước, vách ngoài lỗ khí mỏng nên căng lên, vách trong lỗ khí dày nên lõm lại làm khe lỗ khí mở ra.

Ngược lại khi ở trong tối, đường chuyển hóa thành tinh bột (là chất không có hoạt tính thẩm thấu) làm giảm áp suất thẩm thấu, quá trình mất nước xảy ra làm giảm sức căng của tế bào lỗ khí và khe lỗ khí đóng lại.

Theo Stefan thì sự đóng mở của lỗ khí do 3 loại phản ứng cơ sở quyết định: * Mở quang chủ động: như ngày mở, đêm đóng.

* Ðóng thủy chủ động: đóng do mất nước (như khi trời nắng gắt)

* Ðóng mở bị động: đóng do ảnh hưởng áp suất căng của các tế bào xung quanh.

Dựa vào cách sắp xếp của các tế bào xung quanh lỗ khí, người ta chia làm 5 kiểu sắp xếp lỗ khí như sau:

- Kiểu hỗn bào: Lỗ khí và tế bào quanh lỗ khí sắp xếp lộn xộn .

- Kiểu dị bào: Lỗ khí có 3 tế bào xung quanh, 2 tế bào lớn và một tế bào nhỏ. - Kiểu song bào: 2 tế bào quanh lỗ khí nằm song song với 2 tế bào lỗ khí. - Kiểu trực bào: 2 tế bào quanh lỗ khí có vách chung thẳng góc với khe lỗ khí. - Kiểu vòng bào: Các tế bào quanh lỗ khí xếp bao quanh 2 tế bào lỗ khí.

Ở các cây Một lá mầm thường phân biệt các kiểu lỗ khí bằng số lượng tế bào quanh lỗ khí.

2.1.4. Lỗ nước

Lỗnước nằm ở mép lá luôn luôn mở không có khả năng đóng mở, cấu tạo gồm: Tế bào lỗ nước, mô nước và các nhánh mạch xoắn dẫn nước.

Một phần của tài liệu Hình thái-giải phẩu thực vật pptx (Trang 65 - 69)