Cấp xã là bộ máy quản lý Nhà nước ở cơ sở, thực hiện quản lý kinh tế xã hội có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Một ngân sách đủ mạnh mới có thể đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế xã hội, ngược lại kế hoạch kinh tế xã hội được xây dựng trên cơ sở dự kiến về số thu và số chi ngân sách.
Từ khi luật NSNN ra đời và được sửa đổi bổ sung cùng với phân cấp quản lý cho đến nay thì xã được xem là một cấp ngân sách, việc quản lý thu, chi NSX cho đến nay thì xã được xem là một cấp ngân sách, việc quản lý thu, chi NSX đều phải thực hiện đúng luật, phù hợp với đường lối, chủ trương phát triển chung của huyện và thành phố.
∗ Về thu NSX.
Tiếp tục khai thác nguồn thu trên địa bàn nhằm tăng nguồn thu cho NSX. Việc khai thác các nguồn thu phải được đảm bảo thực hịên đúng luật tạo ra môi trường pháp lý ổn định cho các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Cần tiếp tục làm tốt hơn nữa việc tập trung mọi nguồn thu qua KBNN nhằm đảm bảo tính công khai ngân sách ở cơ sở. Phấn đấu tăng các khoản thu được hưởng 100%, giảm một cách tối đa nguồn thu bổ sung từ ngân sách cấp trên.
Phân định rõ ràng các khoản thu trên địa bàn, đặc biệt là các khỏan thu phí và lệ phí.
Hoạt động quản lý NSX phải được thực hiện theo điều kiện kinh tế xã hội. Tuy nhiên nó cũng phải được tực hiện theo đường lối chính sách của Đảng và Nhà
nước và gắn liền với các chính sách tài chính quốc gia, chính sách kinh tế của Nhà nước.
Nguồn thu đóng góp của nhân dân có ý nghĩa vô cùng to lớn. Nguồn thu này tồn tại dưới nhiều dạng thức đóng góp của nhân dân: đóng góp bằng tiền, bằng tài sản vật chất, bằng sức lao động…Nếu là đóng góp bằng tiền phải có giấy biên lai thu tiền do Bộ Tài chính ban hành. Không chỉ có vậy nguồn thu này còn có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp công nhiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Vì nó tạo ra nội lực thúc đẩy sự nghiệp CNH – HĐH phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên khi tiến hành thu nguồn thu này thì phải có phương án kế hoạch cụ thể, phải quán triệt sâu rộng minh bạch công khai đến từng hộ dân, xin ý kiến của người dân trước khi trình HĐND phê duyệt.
Bên cạnh các giải pháp thì cần quán triệt sâu rộng các biện pháp. Biện pháp được chú ý nhiều nhất là nuôi dưỡng nguồn thu. Để làm được việc này thì phải tạo mọi điều kiện thúc đẩy kinh tế xã hội tại địa bàn phát triển cũng như khai thác tối đa các thế mạnh. Có như vậy mới tạo được cơ cấu kinh tế đa dạng với nhiều ngành nghề. Từ đó sẽ tăng nguồn thu cho NSX.
∗ Về chi NSX.
Chi NSX phải đảm bảo tuân thủ đúng các quy định cơ chế chính sách, đúng định mức, đúng mục đích nội dung, đúng luật NSNN.
Chi NSX phải quán triệt hai yêu cầu tối quan trọng là hiệu quả và tiết kiệm. Các khoản chi phải phù hợp với các nhiệm vụ kinh tế xã hội mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra và các nhiệm vụ mà huyện giao.
Đặc biệt coi trọng các khoản chi cho hoạt động xã hội trong đó phải chú trọng đáp ứng cho nhu cầu chi phát triển kinh tế đảm bảo an ninh quốc phòng.
Hạn chế các khoản chi không thực sự cần thiết như chi cho hội nghị, hội thảo, tiếp khách…Đồng thời tăng các khoản chi cho đầu tư pháp triển như chi xây dựng đường giao thông, xây dựng hệ thống kênh mương phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Bên cạnh đó cũng phải chú trọng chi cho hoạt động an ninh quốc phòng, các hoạt động dân quân tự vệ, góp phần tạo ra môi trường xã hội an toàn cho người dân lao động và học tập, phòng chống các âm mưu thủ đoạn phá hoại chế độ của kẻ thù.
Ngoài ra cũng phải chú trọng tới việc bảo vệ môi trường sinh thái, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi trình độ của người dân còn hạn chế. Do đó chi bảo vệ môi trường cũng là một trong số những nội dung quan trọng.
∗ Về công tác quản lý
Công tác quản lý NSX trong hệ thống NSNN thực hiện quản lý thu chi NSX qua KBNN. Tất cả các xã phải thực hiện mở tài khoản thu chi NSX và tài khoản thu các quỹ tại KBNN nơi giao dịch theo quyết định 94/QĐ - BTC của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính về việc ban hành chế độ kế toán NSX, đồng thời phải tăng cường sự phối kết hợp giữa Ban tài chính với cơ quan tài chính cấp trên để nâng cao hiệu quả công tác quản lý NSX.