Giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc ở Hải Dương

Một phần của tài liệu Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc ở tỉnh hải dương trong bối cảnh kinh tế thị trường (Trang 79 - 95)

8. Kết cấu của đề tài: Gồ m2 chương

2.2.2Giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc ở Hải Dương

Dương.

a.Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trong công tác phát triển sự nghiệp văn hóa

Các cấp ủy Đảng, chính quyền tiếp tục tăng cường chỉ đạo chương trình, kế hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa theo định kỳ từng năm, từng quý, từng tháng.

Ngành Văn hóa phối hợp với các cấp ủy Đảng, chính quyền ban hành các văn bản chỉ đạo, triển khai kịp thời, phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hoạt động văn hóa.

b. Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Quy hoạch nguồn cán bộ quản lý văn hóa, cán bộ chuyên môn từ tỉnh xuống cơ sở, trên cơ sở đó, tiến hành đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ, năng lực quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ cho những đối tượng thuộc diện quy hoạch. Chủ động tạo điều kiện cho những cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực đi học sau đại học, để từng bước xây dựng đội ngũ chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực văn hóa. Mạnh dạn đề bạt và bổ nhiệm những cán bộ trẻ, có khả năng đảm nhiệm cương vị công tác ở từng chuyên ngành.

Thực hiện luân chuyển cán bộ theo hướng đầu tư cho vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Đào tạo cán bộ văn hóa cơ sở có trình độ trung cấp văn hóa quần chúng theo chế độ cử tuyển để về công tác tại các xã theo phương thức huyện hỗ trợ, xã đóng góp.

Tiêu chuẩn hóa cán bộ văn hóa cấp tỉnh, huyện – thành phố, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để tăng hiệu suất công tác. Chấm dứt tình trạng cán bộ văn hóa chưa qua đào tạo.

Đối với cấp huyện, thành phố: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có chuyên môn, nghiệp vụ trên cơ sở quy hoạch và cử đi đào tạo đúng chuyên ngành, thay thế dần các chức danh còn yếu và thiếu.

Đối với cấp xã, phường: Tăng cường tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực tổ chức quản lý điều hành

hoạt động cho số cán bộ văn hóa hiện đang làm việc tại các xa, phường. Mặt khác, có kế hoạch đưa đi đào tạo, bồi dưỡng và tuyển đủ số công chức văn hóa xã, phường theo quy định, đảm bảo tiêu chí nghề nghiệp phải có trình độ từ trung cấp văn hóa nghệ thuật trở lên.

Mở rộng hình thức đào tạo, đa ngành, đa nghề, đồng thời khuyến khích mọi lứa tuổi, thành phần tham gia vào công việc học tập, lao động văn hóa nghệ thuật, nhằm thu hút mọi nguồn lực, mọi thành phần kinh tế, các tầng lớp nhân dân trong xã hội tham gia sáng tạo và tạo ra nhiều sản phẩm văn hóa có chất lượng, phong phú và đa dạng.

c. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm huy động các nguồn lực, đẩy mạnh công tác xã hội hóa hoạt động văn hóa

Hải Dương là một tỉnh có thế mạnh về di tích lịch sử văn hóa và danh thắng, nằm trong trục tam giác trọng điểm phía Bắc, chính vì vậy Ngành Văn hóa; Du lịch sẽ trở thành một trong những ngành mũi nhọn trong việc phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.

Các Ngành văn hóa,Thương mại, Du lịch, Công nghiệp, cần có sự phối hợp trong việc quy hoạch chiến lược phát triển văn hóa, du lịch, liên doanh, liên kết, kêu gọi các nguồn lực đầu tư tiếp tục xây dựng các khu di tích lịch sử và danh thắng, du lịch trọng điểm của tỉnh như: Côn Sơn – Kiếp Bạc, Phượng Hoàng- Chu Văn An, Thanh Mai, đền cao An Lạc (Chí Linh), An Phụ- Kính Chủ và hệ thống hang động ở Kinh Môn, Văn Miếu Mao Điền, đền Xưa, đền Bia (Cẩm Giàng), Đảo Cò (Thanh Miện), mạng lưới các con sông có liên quan đến hệ thống các di tích lịch sử văn hóa và danh thắng…để xây dựng thành các trung tâm văn hóa, lễ hội, tâm linh, sinh thái của cả nước,

Quy hoạch phát triển khu Côn Sơn- Kiếp Bạc trở thành một trung tâm lễ hội tâm linh lớn của quốc gia trong quần thể các di tích quốc gia ở huyện Chí Linh, kết hợp với khu du lịch sinh thái, sân Golf và hồ Mật Sơn để xây dựng huyện Chí Linh thành một trong những trung tâm văn hóa- du lịch lớn của tỉnh và của cả nước,

Quy hoạch phát triển khu du lịch quê hương Đại danh y Tuệ Tĩnh (huyện Cẩm Giàng) thành khu du lịch giáo dục lịch sử, tham quan chữa bệnh bằng thuốc nam.

Quy hoạch phát triển khu di tích Kính Chủ - An Phụ thành khu du lịch văn hóa, lịch sử, sinh thái bảo tồn rừng.

Quy hoạch quỹ đất danh cho xây dựng các thiết chế văn hóa từ cấp tỉnh tới cấp huyện, xã, thôn và khu dân cư.

Trong quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư mới, UBND tỉnh và các huyện – thành phố cần dành quỹ đất cho việc xây dựng các trung tâm sinh hoạt văn hóa, khu vui chơi giải trí cho cộng đồng dân cư.

Ưu tiên quỹ đất cho việc xây dựng các thiết chế văn hóa cả của Nhà nước và tư nhân.

Đảm bảo không gian cho các di tích, lễ hội, các công trình tượng đài hoành tráng, công viên, quảng trường, khu vui chơi, điểm quảng cáo.

*Hoàn thiện cơ chế chính sách xã hội hóa các hoạt động văn hóa

Thể chế hóa các hình thức nhằm huy động sự đóng góp nhân lực, tài lực, nguồn vốn của nhân dân, các tổ chức xã hội tham gia hoạt động sáng tạo, cung cấp và phổ biến văn hóa, tạo điều kiện từng bước nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân

Có cơ chế chính sách khuyến khích nhân dân tham gia các hoạt động văn hóa, cả về sáng tạo và hưởng thụ. Xây dựng phương thức hoạt động của các thiết chế văn hóa cơ sở phù hợp với xu hướng xã hội hóa. Vận dụng các cơ chế chính sách phù hợp với đặc thù của tỉnh nhằm thúc đẩy phát triển sự nghiệp văn hóa.

Xây dựng cơ chế dịch vụ đa năng nhằm tọa nguồn thu hỗ trợ, bù đắp cho các hoạt động văn hóa. Kết hợp chính sách hỗ trợ, tài trợ của nhà nước.

*Hoàn thiện cơ chế chính sách bảo tồn di sản văn hóa

Xây dựng cơ chế hỗ trợ cho các nghệ nhân, nhằm duy trì sức khỏe cho các nghệ nhân, đặc biết là cho các nghệ nhân cao tuổi đang nắm giữ các di sản văn hóa tiêu biểu.

Xây dựng phụ cấp hàng tháng cho người bảo về thường xuyên tại các di tích đã được xếp hạng quốc gia do cấp xã trực tiếp quản lý.

Rà soát, xây dựng cơ chế về tài trợ, bảo trợ, sáng tạo và tham gia các hoạt động lễ hội và văn hóa dân gian.

Quy định về việc lưu chuyển, lưu giữ các tác phẩm nghệ thuật được sản xuất, sáng tạo ở địa phương tại bảo tàng tỉnh, như các sản phẩm về gốm, tranh ảnh, nghệ thuật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quy định về công nhận các nghệ nhân dân gian cấp tỉnh…. * Hoàn thiện chính sách xây dựng đời sống văn hóa cơ sở

Rà soát, xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy ước về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, quy ước của khu dân cư, làng văn hóa, gia đình văn hóa, nhằm tạo lập môi trường văn hóa trên địa bàn tỉnh.

Xây dựng quy chế hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa chủ yếu ở cơ sở.

Xây dựng, hỗ trợ kinh phí cho mạng lưới cộng tác viên hoạt động trên lĩnh vực văn hóa.

Tiếp tục cụ thể hóa quy chế dân chủ ở cơ sở cho phù hợp với từng địa bàn.

Tiếp tục xây dựng và thực hiện đề án: “Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở” cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh ở từng địa phương.

* Xây dựng chính sách khuyến khích sáng tạo trong các hoạt động văn hóa

Có chính sách thỏa đáng cho khu vực sáng tạo văn hóa, văn học – nghệ thuật, mỹ thuật và các tác phẩm có giá trị trong đời sống xã hội. Nâng cao vị thế và vai trò của văn nghệ sỹ.

Xây dựng quy chế đầu tư, hỗ trợ cho các tài năng, đặc biệt là văn nghệ sỹ tiêu biểu và các tài năng trẻ. Có chế độ khuyến khích đối với lao động nghệ thuật, chế độ nhuận bút, tăng cường bảo hộ quyền tác giả.

Xây dựng chính sách ưu đãi để thu hút tài năng trong lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật. HÌnh thành quỹ hỗ trợ sáng tác, quỹ tài năng trong lĩnh vực văn học nghệ thuật.

* Xây dựng chính sách tăng cường quản lý nhà nước

Tăng cường phân cấp quản lý nhà nước về văn hóa cho từng địa phương trên các hoạt động quảng cáo, biểu diễn nghệ thuật, lễ hội và một số hoạt động khác nhằm nâng cao trách nhiệm, quyền hạn và quyền lợi của các cấp quản lý các hoạt động văn hóa.

Xây dựng, ban hành các văn bản cụ thể hóa về chính sách, về quản lý nhà nước liên quan đến việc điều chỉnh các hoạt động văn hóa trên địa bàn.

Xây dựng chính sách hợp tác về văn hóa nhằm đa dạng hóa các mối quan hệ về văn hóa (nhà nước, các tổ chức phi chính phủ, tư nhân).

* Đổi mới cơ chế, chính sách huy động và sử dụng vốn

Đổi mới cơ chế, chính sách, đảm bảo cho Ngành Văn Hóa chủ động huy động được các nguồn lực về tài chính trong xã hội một cách có hiệu quả nhất.

Tăng mức đầu tư phát triển (xây dựng cơ bản), trong tổng mức đầu tư của tỉnh cho một số dự án, công trình quan trọng để tạo điểm nhấn cho sự nghiệp văn hóa.

Tăng mức đầu tư từ nguồn vốn phát triển trong chương trình mục tiêu quốc gia và mục tiêu của tỉnh về văn hóa để bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phục vụ cho sự phát triển của tỉnh.

Xây dựng quy chế về đầu tư, sử dụng nguồn vốn không thuộc ngân sách nhà nước thông qua các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa, du lịch của các tổ chức, cá nhân nhà tài trợ trong và ngoài nước đầu tư cho văn hóa.

Xây dựng một số dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng văn hóa theo thứ tự ưu tiên trong quy hoạch được phê duyệt, tổ chức triển khai xây dựng và kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia dự án đầu tư.

Có cơ chế sử dụng đất để huy động vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế cho phát triển văn hóa bằng các phương thức liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế, đổi đất lấy hạ tầng văn hóa, chuyển đổi quyền sử dụng đất và công

trình hiện có nhưng không phát huy được hiệu quả về văn hóa và kinh tế để lấy kinh phí xây dựng công trình mới, phù hợp.

Có chính sách ưu đãi về vốn, về đất đối với các công trình văn hóa do các cá nhân và tổ chức tự nguyện bỏ vốn hoặc liên doanh, liên kết xây dựng khu vui chơi giải trí, bảo tàng, thư viện, nhà hát, nhà văn hóa….

Hỗ trợ, tài trợ cho các sản phẩm văn hóa nhằm mục đích tuyên truyền, phục vụ nhiệm vụ chính trị và bảo tồn di sản văn hóa dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Thiết lặp cơ chế xác định rõ quyền lợi và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, nhà tài trợ trong việc đóng góp xây dựng cơ sở vật chất, các thiết chế văn hóa, tổ chức hoạt động văn hóa.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, liên ngành trong lĩnh vực văn hóa nhằm phòng ngừa và xử lý nghiêm các hoạt động văn hóa trái pháp luật. Đây là một trong những biện pháp quan trọng để đảm bảo thực hiện thành công đề án và đi đúng hướng xã hội hóa các hoạt động văn hóa.

d.Tăng cường áp dụng các tiến bộ khao học kỹ thuật và đổi mới công nghệ trong hoạt động văn hóa

* Xây dựng đề án ứng dụng và đổi mới khoa học – công nghệ trong hoạt động văn hóa, tập trung vào các nội dung chủ yếu sau đây:

- Ở cấp tỉnh

100% các đơn vị quản lý nhà nước và sự nghiệp sử dụng máy vi tính và nội mạng nội bộ. Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin, ứng dụng các chương trình phần mềm trong hoạt động như: công tác tổ chức, quản lý cán bộ, thực hiện công việc chuyên môn nghiệp vụ, lưu trữ tài liệu, thực hiện các chương trình, dự án, đề án. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ, tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ tin học cho đội ngũ cán bộ trong toàn ngành.

Hiện đại hóa hệ thống máy móc chuyên dùng, các trang thiết bị phục vụ cho công việc chuyên môn của các phòng, ban, đơn vị cũng như phục vụ nhiệm vụ chính trị… nhằm tạo ra các sản phẩm văn hóa ngày một phong phú và chất lượng hơn.

- Ở cấp huyện và cơ sở.

100% phòng, ban, trung tâm văn hóa các huyện, thành phố, ban văn hóa xã sử dụng máy tính vào công tác quản lý nhà nước và hoạt động chuyên môn.

Quy hoạch, xây dựng nâng cấp các thiết bị văn hóa đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở , đặc biệt là trên lĩnh vực : bảo tàng, thư viện, nhà văn hóa, hoạt động biểu diễn và tổ chức biểu diễn , di tích, lễ hội nhằm ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho việc bảo tồn phát huy di sản văn hóa.’

Quy hoạch, xây dựng các chương trình phần mềm quảng bá cho các tua, tuyến, điểm, khu du lịch, di tích lịch sử văn hóa và danh thắng trên địa bàn tỉnh.

* Tập chung đầu tư chuyển giao công nghệ và trang thiết bị các lĩnh vực mũi nhọn

- Bảo tồn di sản văn hóa dân tộc.

Chuyển giao công nghệ khôi phục, tu bổ, xây dựng các di tích lịch sử văn hóa.

Chuyển giao công nghệ thực hiện các sản phẩm văn hóa phi vật thể: hát chèo, hát ca trù, xiếc, múa rối, chạm khắc đá, khắc gỗ, đồ gốm, một số hoạt động văn hóa trong các lễ hội truyền thống.

Đầu tư trang thiết bị hiện đại bảo quản tốt các sản phẩm văn hóa như: hiện vật, cổ vật tại nhà bảo tàng, nhà truyền thống, nhà trưng bày, tại các di tích, sản phẩm băng hình, tư liệu ảnh, báo chí, các vở diễn đạt chất lượng cao.

Đầu tư trang thiết bị công nghệ thông tin trong hệ thống thư viện: Bảo quản tốt kho sách, phục vụ tốt bạn đọc, xây dựng thư viện điện tử, thực hiện nối mạng trong hệ thống thư viện quốc gia và của tỉnh.

* Đầu tư công nghệ và trang thiết bị cho công tác tuyên truyền.

Xây dựng trang Webside điện tử Ngành văn hóa, nhàm tuyên truyền quảng bá cho hoạt động văn hóa và du lịch.

Áp dụng công nghệ thông tin trong việc xây dựng một số cụm pa no tuyên truyền cho nhiệm vụ chính trị, văn hóa, du lịch. Xây dựng cơ chế khuyến khích các tập thể và cá nhân, doanh nghiệp đầu tư, xây dựng và chuyển giao công

nghệ, sáng tạo trên lĩnh vực văn hóa, nhằm thu hút nhân tài, vật lực trong xã hội, tham gia xây dựng đời sống văn hóa.

e. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng bẩy nội dung của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, trong đó trọng tâm là xây dựng và nâng cao chất lượng gia đình văn hóa, làng khu dân cư, cơ quan, đơn vị văn hóa, khu dân cư tiên tiến và phong trào toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại.

Đẩy mạnh việc phân cấp, nâng cao chất lượng việc đăng ký, kiểm tra, công nhận các danh hiệu thi đua của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

Củng cố và hoàn thiện đồng bộ hệ thống các thiết chế văn hóa: Trạm y tế, trường học, thư viện, nhà văn hóa, câu lạc bộ, đội văn nghệ, điểm vui chơi trẻ

Một phần của tài liệu Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc ở tỉnh hải dương trong bối cảnh kinh tế thị trường (Trang 79 - 95)