Tính tất yếu khách quan của việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa ở Hải Dương

Một phần của tài liệu Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc ở tỉnh hải dương trong bối cảnh kinh tế thị trường (Trang 51 - 59)

8. Kết cấu của đề tài: Gồ m2 chương

1.2.2. Tính tất yếu khách quan của việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa ở Hải Dương

Hải Dương trong nền kinh tế thị trường

Trong tổng thể xã hội, cả bốn hệ thống văn minh kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội phải nằm trong một chỉnh thể hữu cơ gắn bó, thúc đẩy lẫn nhau, không thể tách rời vì sự biệt lập từng bộ phận sẽ kéo lùi phát triển. Chỉ có sự phát triển hữu cơ gắn bó nhịp nhàng giữa kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội là tạo ra sự phát triển hài hòa giữa văn minh vật chất và văn minh tinh thần. Văn hóa phản ánh gương mặt tinh thần của nhân dân và trình độ văn minh của dân tộc, là lực lượng tinh thần và nhân tố trí lực có tác dụng thúc đẩy phát triển toàn diện xã hội. Sự phát triển văn hóa trong việc thỏa mãn nhu cầu văn hóa ngày một tăng cao của nhân dân, nâng cao tinh thần yêu nước, tố chất văn hóa khoa học và tố chất đạo đức tư tưởng của toàn dân tộc, hình thành lý tưởng và khát vọng chung của tất cả mọi thành viên trong xã hội, thực sự là nền tảng tinh thần và tru cột tinh thần quan trọng không gì thay thế được. Phát triển kinh tế thị trường là sự chọn lựa tất nhiên để phát triển sức sản xuất xã hội nhằm tiến tới hiện đại hóa đất nước. Do đó, phát triển văn hóa tiên tiến song song với phát triển kinh tế thị trường thực chất là để giải phóng và phát triển sức sản xuất xã hội, nhằm thỏa mãn nhu cầu văn hóa ngày càng cao của nhân dân. Nó thống

nhất một cách nội tại trong thực tiễn xây dựng xã hội chủ nghĩa. Văn hóa tiên tiến phải thích ứng với kinh tế thị trường, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của kinh tế thị trường. Phát triển văn hóa tiên tiến là động lực tinh thần nâng đỡ phát triển kinh tế thị trường và phát triển kinh tế thị trường là nguồn cơ sở vật chất bảo đảm phát triển văn hóa tiên tiến.

Giữ gìn giá trị văn hóa tức là bảo tồn các giá trị truyền thống, còn cái nào cản trở, kìm hãm sự phát triển thì cần hạn chế và dần loại bỏ.Về giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc cần tránh hai khuynh hướng sau đây: đóng cửa, thu mình trong chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi; hoặc giữ mãi, hoặc phục hồi những gì đã lạc hậu, lỗi thời trong phong tục, tập quán, lề thói.

Phải mở rộng giao lưu với thế giới, tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái tiến bộ trong văn hóa của dân tộc khác. Trong mở rộng giao lưu quốc tế, yêu cầu hàng đầu là phải trên tinh thần độc lập dân tộc, với lòng tự hào sâu sắc về những giá trị của con người Việt Nam, của truyền thống lịch sử và văn hóa Việt Nam- như cha ông ta đã làm. Mặt khác, chỉ có biết giữ gìn, khai thác, phát triển và nâng cao giá trị văn hóa dân tộc, tức là nâng cao năng lực nôi sinh thì mới khẳng định được giá trị bản thân trong tiếp xúc, đối thoại với nền văn hóa khác, mới tiếp thu được những tinh hoa của văn hóa thế giới. Chỉ có như vật mới tránh được nguy cơ ghê gớm hiện nay trên thế gới về “sự đồng hóa các hệ thống giá trị và tiêu chuẩn”, tức là nguy cơ tha hóa về văn hóa, như ông Tổng Giám đốc UNESCO đã báo động.Trong giao lưu văn hóa phải chống lại sự xâm nhập của mọi thứ văn hóa độc hại, những quan điểm cực đoan về tự do cá nhân, chủ nghĩa thực dụng lấy đồng tiền làm mục đích, lối sống hưởng thị, ích kỷ.

Vậy tinh hoa văn hóa như thế nào của thế giới chúng ta cần lựa chọn tiếp thu? Đó là “các yếu tố nhân bản, hợp lý, khoa học, tiến bộ” (Nghị quyết 09 Bộ Chính trị khóa VII), để làm giàu thêm văn hóa dân tộc, mà quan trọng là làm giàu hệ giá trị của văn hóa dân tộc, phấn đấu cho hòa bình, độc lập và phát triển.

Như vậy, nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa có sự thống nhất giữa truyền thống và hiện đại, kế thừa và phát triển, dân tộc và quốc tế.

Bảo vệ giá trị văn hóa, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm, vì di sản văn hóa là vốn quý của dân tộc để lại cho muôn đời sau. Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc là góp phần giáo dục truyền thống, lòng yêu nước, lòng nhân ái, khoan dung và niềm tự hào dân tộc cho thế hệ người Việt Nam. Đồng thời, còn là cơ sở để liên kết xã hội và liên kết các thế hệ, tạo nên sức mạnh tinh thần của dân tộc.

a. Kinh tế thị trường

Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế mà trong đó các quan hệ kinh tế đều được hiện trên thị trường thong qua trao đổi mua bán. Kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển của kinh tế hang hóa dựa trên cơ sở phát triển lực lượng sản xuất. Kinh tế thị trường ngày càng tác động mạnh mẽ đến lĩnh vưc đời sống văn hóa. Tốc độ đô thị hóa và sự gia tăng nhu cầu giải trí cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp văn hóa.

Văn hóa được hình dung như một lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, đã và đang hình thành thị trường văn hóa, xuất phát từ đặc tính thương mại của thị trường (có sản xuất, kinh doanh, dịch vụ văn hóa, tuân theo quy luật thị trường, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung- cầu). Nền kinh tế thị trường hiện nay mà thực chất là nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa đang dần hình thành một nền văn hóa và nghệ thuật tương ứng, mà đặc trưng của nó biểu hiện rất rõ trong lối sống, trong cách cảm thụ nghệ thuật, trong quan niệm về gia đình, trong việc định vị các bậc thang giá trị xã hội.

Sự đụng độ giữa nền văn hóa dân tộc ta với nền văn hóa tư sản trong công cuộc mở cửa hiện đại sẽ diễn ra như thế nào? Trong cuộc đụng độ đó, văn hóa dân tộc sẽ phát triển hay tàn lụi. Làm gì để tiếp tục phát triển văn hóa dân tộc trong thời kỳ mở cửa? Đó là những câu hỏi thường trực và cần được giải đáp.

Thực trạng nền văn hóa dân tộc ta trong những năm qua đã có những tín hiệu đáng lo ngại. Trước khi xây dựng nền kinh tế thị trường, nền văn hóa văn nghệ nước ta chưa có đỉnh cao, chưa có sự phong phú đa dạng như chúng ta mong muốn, nhưng đó là nền văn hóa văn nghệ lành mạnh, gắn bó chặt chẽ với

nhân dân, với truyền thống quý báu của dân tộc. Còn hiện nay, trong lối sống văn hóa của nước ta đã có nhiều biến động. Lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền, coi nhẹ tình nghĩa, sùng bái tiện nghi…đang có chiều hướng gia tăng. Nhiều di tích văn hóa bị xâm lấn. Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật bị tác động của xu hướng thương mại hóa. Sự xâm nhập của nhiều băng hình xấu đã tác động tới tâm lý giới trẻ tạo những rạn nứt trong cảm quan bản sắc văn hóa dân tộc. Vậy là kinh tế thị trường và giá trị văn hóa dân tộc Việt Nam đã có chỗ dung hợp và không dung hợp được với nhau chúng có mối quan hệ tương tác qua lại bao gồm cả sự tích cực và tiêu cực.

Trong nền kinh tế thị trường và chính sách mở cửa hiện nay, văn hóa phát huy những mặt tích cực,hạn chế mặt tiêu cực của nhân tố khách quan và chủ quan, các điều kiện bên trong và bên ngoài đảm bảo cho sự phát triển được hài hòa, cân đối và lâu bền. Văn hóa phải đóng vai trò điều tiết tinh thần cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường, làm cho nó trở thành một nền kinh tế thị trường văn minh, lấy chữ tín làm trọng. Đặc biệt là trong vấn đề bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững, văn hóa phải đóng vai trò điều chỉnh hệ giá trị và chuẩn mực xã hội khiến cho mọi người chuyển từ chỗ “chạy theo chủ nghĩa tiêu thụ” dẫn đến tàn phá môi trường sang chỗ xây dựng một cuộc sống hài hòa với thiên nhiên.

Nhìn chung ngày nay văn hóa có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của nhân loại nói chung, của các dân tộc nói riêng. Nếu thiếu văn hóa trong sự phát triển thì phát triển sẽ mất cân đối, lệch lạc và thiếu bền vững. Những điều vừa nói giải thích tại sao khi phát động thập kỷ quốc tế phát triển văn hóa UNESCO đã nhấn mạnh: “Khi các mục tiêu tăng trưởng kinh tế được đặt ra mà tách rời môi trường văn hóa thì kết quả thu được sẽ rất khập khiễng, mất cân đối cả về mặt kinh tế lẫn văn hóa, đồng thời tiềm năng sáng tạo của mỗi dân tộc sẽ suy yếu đi rất nhiều”.Do đó, “ nhận thức về vị trí vai trò của văn hóa trong phát triển, chúng ta cần vượt lên trên cách tiếp cận kinh tế học thuần túy và tìm ra hàng trăm các phương thức, có thể được để cho tính công nghiệp và tính sáng tạo có thể gắn bó móc nối với nhau và để kinh tế có thể bắt rễ trong văn hóa”.

b. Giá trị văn hóa dân tộc ở Hải Dương trong bối cảnh kinh tế thị trường.

Cùng với việc đẩy mạnh mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế trong hiện tại và những năm tới, sẽ là sự dung nhập ngày càng mạnh mẽ của các nền văn hóa thế giới và nước ta, trong đó có lối sống, có phong tục, tập quán của các nước… Trong những thứ du nhập đó, có cái hay, cái dở, cái tốt, cái không tốt, có cái phù hợp, cái không phù hợp với bản sắc văn hóa của dân tộc ta nói chung và giá trị văn hóa dân tộc ở Hải Dương nói riêng. Những cái tốt, cái hay, cái phù hợp sẽ góp phần nâng cao các giá trị truyền thống của bản sắc văn hóa Việt Nam, giá trị văn hóa dân tộc ở Hải Dương. Ngược lại những cái dở, cái không tốt, cái không phù hợp sẽ làm xói mòn, phá vỡ giá trị truyền thống của bản sắc văn hóa Việt Nam, giá trị văn hóa dân tộc. Do vậy, cùng với sự nghiệp đổi mới đất nước, phát triển kinh tế xã hội trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, sự biến đổi của giá trị văn hóa dân tộc ở Hải Dương trong thời gian tới sẽ còn diễn ratheo nhiều chiều hướng phức tạp. Có xu hướng biến đổi tích cực, nhưng cũng có xu hướng biến đổi tiêu cực, ngược chiều đối lập với giá trị truyền thống.

* Xu hướng tích cực

Trong xu hướng biến đổi tích cực các giá trị văn hóa dân tộc ở Hải Dương sẽ có những biến đổi nhất định. Đó là, vừa phải chung sống, đồng thời vừa phải kế thừa phát huy, phát triển những giá trị văn hóa truyền thống với việc chuyển hóa những tinh hoa văn hóa nhân loại cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và mục tiêu phát triển của địa phương cũng như của cả nước.

- Thứ nhất, là xu hướng biến đổi theo hướng kế thừa, đổi mới và phát triển. Những đặc trưng như: Tinh thần yêu nước; phẩm chất cần cù năng động hoạt bát; sự tài khéo và khả năng sáng tạo trong hoạt động nghệ thuật, lòng nhân ái vị tha, sự lịch lãm, lối sống trọng tình nghĩa, đứng trước cộng đồng… đã từng được phát huy cao độ trong đấu tranh chống ngoại xâm và đồng hóa vì mục tiêu độc lập và thống nhất đất nước thì nay đang từng bước được phát huy trong sự nghiệp xây dựng quê hương giàu đẹp, góp phần xây dựng đất nước. Truyền thống yêu nước, lòng nhân ái, ý thức cộng đồng… đã phản ánh một cách chân

thực những đặc điểm về kinh tế, chính trị, xã hội của vùng quê Hải Dương. Do điều kiện xã hội thay đổi, mối quan hệ cá nhân và cộng đồng đã có những sắc thái mới, được bổ sung những giá trị mới. Sự cố kết cộng đồng, tinh thần tương thân tương ái, cưu mang đùm bọc nhau khi khó khăn hoạn nạn, thể hiện ở sự giúp đỡ những trường hợp mất mát do thiên tai gây ra. Những truyền thống lao động cần cù, thông minh, sáng tạo, tài khéo, tinh thần hiếu học sẽ là nhân tố tích cực, thế mạnh giúp con người Hải Dương nhanh chóng hội nhập với cả nước với khu vực và thế giới trong công cuộc xây dựng quê hương đất nước hiện nay.

- Thứ hai, xu hướng đấu tranh giải quyết mâu thuẫn giữa giá trị văn hóa dân tộc ở Hải Dương với yêu cầu tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại diễn ra một cách tích cực.

Các giá trị văn hóa làng xã truyền thống xưa của người Hải Dương đã và đang chuyển hóa mạnh mẽ các giá trị của làng văn hóa mới, theo hướng hiện đại hóa văn hóa cùng với nhịp độ phát triển kinh tế và điều kiện hưởng thụ văn hóa.

*Xu hướng tiêu cực.

Xu hướng bảo thủ, lạc hậu hoặc phản khoa học bộc lộ trong quan điểm thái độ đối với di sản văn hóa truyền thống, thể hiện ở hai thái cực: hoặc là tuyệt đối hóa truyền thống, hoặc là quay lưng lại với truyền thống.

- Thứ nhất, xu hướng tuyệt đối hóa truyền thống, coi những giá trị văn hóa truyền thống là tốt đẹp và bất biến, bất cứ cái gì của truyền thống đều tốt đẹp và cái gì mới mẽ hiện đại là phản văn hóa là không truyền thống. Trong thực tế biểu hiện của xu hướng này là việc khôi phục lại tất cả những phong tục, tập quán và những sinh hoạt văn hóa dân gian kể cả những thủ tục lạc hậu, những tệ nạn xã hội như: mê tín dị đoan, đồng cốt, bói toán, cờ bạc trong các lễ hội dân gian cũng như trong cuộc sống thường ngày của nhân dân.

- Thứ hai, xu hướng phủ nhận những truyền thống văn hóa tốt đẹp của văn hóa trên quê hương Hải Dương, đề cao các phản giá trị và những quan niệm giá trị lệch lạc du nhập từ nước ngoài vào. Trong thực tế biểu hiện những xu hướng trên, đó là cách sống thực dụng, hai mặt, nghĩa là động nhất cái lợi với cái đúng, sống thực dụng, bất chấp văn hóa. Những tệ nạn xã hội, những tiêu cực xã hội

phát triển nhanh, mạnh đến mức báo động đang còn tiếp tục hiện diện trong đời sống văn hóa xã hội. Và như vậy những giá trị của truyền thống sẽ bị lãng quên, mai một và có nguy cơ biến mất trong đời sống xã hội.

Nhận thức sâu sắc rằng: kho tàng văn hóa truyền thống do tổ tiên để lại, đó là vốn di sản quý báu, là cơ sở xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam, dân tộc , hiện đại, là nguồn nội lực trong phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, là chỗ dựa tinh thần để giáo dục con cháu và thế hệ trẻ phát huy truyền thống cha ông góp phần xây dựng đất nước, xây dựng quê hương Hải Dương giàu đẹp, văn minh.

Ý thức được điều đó, nên ngay sau khi hòa bình lập lại, các cấp ủy Đảng, chính quyền và Ngành Văn hóa tỉnh nhà đã luôn chăm lo việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc . Từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX đến nay, đã có trên 70% di tích trên địa bàn được chống xuống cấp bằng nguồn ngân sách của nhà nước và vốn nhân dân đóng góp.Các khu di tích, các công trình có giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật… được xây dựng mới hoặc tu bổ lớn trong những năm gần đây. Những nỗ lực của tỉnh, của Ngành văn hóa đối với việc đẩy mạnh công tác xã hội hóa, quyết tâm xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Những điều kiện địa lý, lịch sử và con người xứ Đông đã trở thành nơi

Một phần của tài liệu Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc ở tỉnh hải dương trong bối cảnh kinh tế thị trường (Trang 51 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)