Thực trạng của việc gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc ở tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc ở tỉnh hải dương trong bối cảnh kinh tế thị trường (Trang 59 - 64)

8. Kết cấu của đề tài: Gồ m2 chương

2.1.Thực trạng của việc gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc ở tỉnh Hải Dương

2.1. Thực trạng của việc gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc ở tỉnh Hải Dương Dương

a. Những việc đã làm:

Trong những năm qua, đặc biệt là những năm đầu thế kỷ XXI, sự nghiệp văn hóa Hải Dương đã đạt được những thành tựu quan trọng ở những nội dung chủ yếu sau đây:

- Tỉnh đã quan tâm xây dựng những thể chế, tạo cơ sở cho sự nghiệp văn hóa có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao dân trí, giáo dục truyền thống đạo đức, thẩm mỹ trong nhân dân, góp phần phục vụ tốt cho các nhiệm vụ chính trị xã hội của tỉnh

- Tư tưởng, đạo đức là những vấn đề cơ bản của văn hóa đã có những chuyển biến tích cực. Các giá trị văn hóa và chuẩn mực đạo đức lối sống và đạo đức cách mạng được duy trì và phát huy, đặc biệt là tính nhân văn, lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết. Những việc làm thiết thực hướng tới cội nguồn, về cách mạng, tưởng nhớ tới các anh hùng dân tộc, quý trọng danh nhân văn hóa, đền ơn đáp nghĩa với những người có công với đất nước được quan tâm.

- Các hoạt động văn hóa hướng vào phát huy truyền thống lịch sử, cách mạng của địa phương. Các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng nếp sống văn minh, làng văn hóa, khu dân cư văn hóa, gia đình văn hóa được tập trung đẩy mạnh có chiều sâu và hiệu quả, góp phần tạo lập môi trường văn hóa văn minh, lành mạnh, tạo nên sự liên kết cộng đồng bền vững. Thông qua đó trình độ dân trí được nâng lên, góp phần thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển.

- Các lễ hội truyền thống ở các thôn, làng từng bước được khôi phục và phát huy, góp phần quan trọng trong việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đáp ứng được nhu cầu tham gia sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa, nghệ thuật của nhân dân, đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn hóa lễ hội, tạo nên một không gian văn hóa truyền

thống, góp phần ổn định xã hội, giáo dục truyền thống tốt đẹp, phát huy tinh thần dân chủ ở cơ sở. Qua đó củng cố tình đoàn kết cộng đồng làng xóm, cải thiện đời sống văn hóa cộng đồng ở mỗi địa phương.

- Trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật có nhiều bước phát triển mới, nhiều môn nghệ thuật cổ truyền đã được giữ gìn và phát huy như chèo, tuồng, xiếc, múa rối…

- Hệ thống các thiết chế văn hóa các cấp được đầu tư nâng cấp, bước đầu hình thành được mạng lưới cơ sở vật chất- kỹ thuật cho lĩnh vực văn hóa của tỉnh, nhất là ở các cấp cơ sở, giúp cho các hoạt động văn hóa nghệ thuật ngày một chất lượng.

- Làng nghề truyền thống ở các địa phương trong tỉnh từng bước được khôi phục, thu hút được nhiều lao động, tạo ra được giá trị kinh tế cao, như gốm Chu Đậu (Nam Sách), chạm khắc đá Kính Chủ (Kinh Môn), chạm khắc gỗ Đồng Giao (Cẩm Giàng), kim hoàn Châu Khê và gốm Cậy (Bình Giang), khắc ván in Hùng Lục, Liễu Tràng (Gia Lộc), thêu Xuân Nẻo (Tứ Kỳ), dệt chiếu Tiên Kiều (Thanh Hà)…Sản phẩm của các làng nghề truyền thống thể hiện sự sáng tạo, khéo léo, tài hoa của người xứ Đông, được khách hàng trong nước và quốc tế ưa chuộng.

- Việc trùng tu, tôn tạo các khu di tích lịch sử, văn hóa, các công trình tín ngưỡng, tôn giáo đã được tỉnh quan tâm đẩu tư kinh phí, tuy mức đầu tư cho văn hóa còn ít ỏi so với nhu cầu phát triển, nhưng đã tạo cho người dân một nhận thức đầy đủ hơn về văn hóa trong sự phát triển chung của đất nước và của tỉnh, đã thu hút được nhiều nguồn lực cho các hoạt động văn hóa, nhất là xây dựng các thiết chế văn hóa cơ sở.

- Công tác quản lý trong lĩnh vực văn hóa từng bước được đổi mới theo tinh thần cải cách hành chính, góp phần đẩy mạnh môi trường văn hóa của tỉnh. Quy chế dân chủ được triển khai ở hầu hết các cơ sở, ngành.

Những mặt làm được kể trên thể hiện sự chuyển hướng phát triển của ngành Văn hóa trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, làm cho đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân trong cả tỉnh ngày càng được nâng cao.

b. Những việc chưa làm được:

Sự nghiệp văn hóa chưa tương xứng với tiềm năng, vị thế của tỉnh. Nhiều lĩnh vực văn hóa tuy có những tiến bộ nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo của nhân dân và nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh

Sự phối hợp giữa các ngành nhằm bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa, di tích lịch sử, danh thắng và các hoạt động khác còn nhiều hạn chế, bất cập, nhất là với ngành Giáo dục- Đào tạo và Du lịch. Chưa có chính sách hiệu quả để phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể, nhiều trường hợp có nguy cơ mai một trong quá trình phát triển kinh tế và đô thị hóa.

Việc ứng dụng khoa học- công nghệ trong lĩnh vực văn hóa trên địa bàn tỉnh còn chậm. Về cơ bản chưa được nhận thức một cách đầy đủ về việc đầu tư cho lĩnh vực này, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển và nhu cầu sử dụng công nghệ tiên tiến trong hoạt động sự nghiệp cũng như dịch vụ văn hóa.

Tiềm lực đội ngũ hoạt động văn hóa còn mỏng, chất lượng chưa tương xứng với yêu cầu, nhất là lực lượng cán bộ chuyên môn sâu, cán bộ văn hóa cơ sở.

Đời sống văn hóa ở cơ sở phát triển chưa bền vững do tác động của quá trình chuyển đổi sang cơ chế thị trường trong cuộc sống đổi mới, một số tiết chế văn hóa ở cơ sở đã trở lên không còn phù hợp và không chuyển đổi kịp, đã tạo ra một khoảng trống lớn đối với hoạt động văn hóa.

Những chính sách và cơ chế quản lý nhằm khuyến khích và đa dạng hóa các hoạt động văn hóa tuy đã được quan tâm của các cấp, các ngành, nhưng nhiều chính sách còn thiếu đồng bộ, chưa đầy đủ, thiếu nhất quán, nhất là các hướng dẫn thực hiện nên hoạt động văn hóa chưa phát huy được hết tiềm năng.

Công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa đã được triển khai nhưng chưa đều và còn chậm. Các ngành chức năng chưa chủ động trong việc tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa – nghệ thuật, quảng bá, giới thiệu tiềm năng về các giá trị văn hóa của tỉnh.

c. Nguyên nhân của những hạn chế

Sự nhận thức về vai trò của văn hóa trong sự phát triển kinh tế - xã hội của một số bộ phận các cấp, các ngành chưa thực sự quan tâm đúng mức và đầy đủ. Việc hoạch định phát triển kinh tế của các ngành chưa đồng thời gắn với phát triển văn hóa.

Trình độ và năng lực quản lý của đội ngũ làm công tác văn hóa từ cấp tỉnh đến cơ sở còn nhiều hạn chế, chưa theo kịp với sự phát triển chung của xã hội.

Sự phối kết hợp liên ngành và giữa các huyện trong lĩnh vực văn hóa của tỉnh còn nhiều bất cập, kết hợp thiếu chặt chẽ và đồng bộ, thiếu sự điều phối chung trên địa bàn tỉnh, chưa tạo điều kiện để phát huy thế mạnh và hợp tác của từng địa phương trong tỉnh theo hướng phát triển bền vững.

Sự đầu tư ngân sách của tỉnh cho sự nghiệp văn hóa tuy có nhiều cố gắng, nhưng cũng còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển, chưa tương ứng với nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo thực tế của người dân trong tỉnh.

Việc xây dựng quy hoạch phát triển văn hóa cùng với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội mang tính chiến lược còn chậm. Công tác quy hoạch phát triển của ngành còn chậm được triển khai và chưa có những chương trình, dự án văn hóa có tầm cỡ quốc gia để tương xứng với truyền thống văn hóa của tỉnh.

Hệ thống thiết chế văn hóa mặc dù được quan tâm đầu tư, xong còn chậm được sắp xếp lại, hiệu quả sử dụng thấp, chưa bắt kịp với yêu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của các tầng lớp dân cư và sự phát triển nhanh của tỉnh. Cơ sở vật chất của ngành chưa được đầu tư thỏa đáng, trang thiết bị còn thiếu thốn, lạc hậu, nhất là ở cấp cơ sở huyện, xã còn thiếu thốn, khó khăn và chắp vá. Công tác quản lý về văn hóa còn bất cập, chưa theo kịp sự phát triển. Sự phối kết hợp giữa các ngành, các cấp còn thiếu đồng bộ.

d. Một số vấn đề đặt ra trong việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa ở

Hải Dương (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quy hoạch các cụm di tích lịch sử, văn hóa gắn với phát triển kinh tế - xã hộ của địa phương. Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật (bao gồm cả đầu tư, cải tạo, nâng cấp) và xây dựng mới các tuyến đường giao thông, bãi đỗ xe, khu vực nghỉ

ngơi, dịch vụ đối với các lễ hội, nhất là ở những nơi có điều kiện. Trước hết là các di tích đặc biệt quan trọng được xếp hạng quốc gia như : Côn Sơn, Kiếp Bạc, đền thờ Chu Văn An, chùa Thanh Mai, đền thờ Mạc Đĩnh Chi.

Tiếp tục trùng tu, khôi phục, tôn tạo và nâng cấp các khu di tích lịch sử văn hóa và tín ngưỡng để trở thành điểm đến tham quan lý tưởng, hấp dẫn của du khác bốn phương. Tổ chức, thiết kế, xây dựng các tua, tuyến du lịch nhằm phát huy thế mạnh cảu địa phương. Kết nối, phối hợp giữa các địa phương, khu vực trong tỉnh, ngoài tỉnh trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa lễ hội.

Duy trì, khôi phục một số lễ hội tiêu biểu. Nghiên cứu việc tổ chức, bảo tồn, phục dựng các lễ hội trong cụm di tích Chu Văn An; Nguyễn THị Duệ; Văn miếu Mao Điền; Làng tiến sĩ Mộ Trạch, với nghĩa tôn sư trọng đạo, đề cao việc học hành, phát huy truyền thống hiếu học của quê hương.

Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, tiếp tục thực hiện phong trào: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở”.

Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục ý thức, trách nhiệm của người dân, nhất là đối với thế hệ trẻ trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của tỉnh và của dân tộc. Tập trung tuyên truyền, quảng bá các nội dụng: thân thế sự nghiệp của danh nhân, nhân vật tôn thờ, giá trị văn hóa lịch sử, kiến trúc, cảnh quan các di tích danh thắng, lễ hội, tuyên truyền về nếp sống văn minh, các hoạt dộng công đức, hiến tặng cổ vật, hiện vật đối với các di tích, cơ sở thờ tự.

Giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường, xây dựng nếp sống văn minh và bảo đảm trật tự an toàn ở các lễ hội.

Việc giữ gìn, bảo tồn, xây dựng các khu, cụm di tích lịch sử, văn hóa phải gắn liền với sự phát triển du lịch và giáo dục truyền thống.

Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước của các cấp, các địa phương đối với việc quản lý ở các cụm, khu di tích, tổ chức lễ hội. Phối kết hợp đồng bộ, thống nhất giữa các cấp, các ngành trên cơ sở xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm, nhằm thực hiện nhiệm vụ chung.

Cần có cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân có điều kiện tham gia vào các hoạt động văn hóa, nhằm huy động nguồn

lực tại chính, phát huy tiềm năng tri thức, tính chủ động, sáng tạo của cộng đồng xã hội trong việc trùng tu, tôn tạo, giữ gìn và phát huy các di sản văn hóa của địa phương và của dân tộc.

Một phần của tài liệu Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc ở tỉnh hải dương trong bối cảnh kinh tế thị trường (Trang 59 - 64)