Các nguyên tắc làm việc nhóm

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM pptx (Trang 27 - 30)

4. Kĩ năng làm việc nhóm

4.1. Các nguyên tắc làm việc nhóm

- Hiểu biết mục tiêu chung - Tôn trọng lẫn nhau cái gì?

- Bình đẳng trong chia sẻ, đóng góp và được ghi nhậntrong lĩnh vực nào?

Hoạt động nhóm có một đặc thù rất quan trọng là trong khi nhóm luôn thường có trưởng nhóm, mỗi thành viên trong nhóm cũng giữ một phần vai trò lãnh đạo.

- Cộng tác, hỗ trợ nhau

Giữa các thành viên sẽ có sự khác biệt về tham vọng, tính cách, sở thích, tác phong, cách thức làm việc, xuất phát điểm, kinh nghiệm, giới tính.

Lấy ví dụ, theo một lý thuyết của Aicập, có bốn nhóm tính cách căn bản:

+ Tính cách Đất (đại diện là màu xanh da trời): sâu lắng, tư duy logic, chắc chắn, cầu toàn, ngại va chạm.

+ Tính cách Nước (màu xanh lá cây): Bình thản, dễ thích nghi, dễ thay đổi một cách linh hoạt, mềm mại.

+ Tính cách Lửa (màu đỏ): Năng nổ, mạnh mẽ, sôi nổi, nhiệt tình, dễ lôi cuốn người khác.

+ Tính cách Khí (màu vàng): Lạc quan, sang tạo, có nhiều ý tưởng, dễ mến, nặng về cảm xúc.

Nhìn từ góc độ làm việc, lấy tiêu chí là mức độ đầu tư thời gian, trí tuệ cho công việc và tính triệt để trong hoàn thành mục tiêu công việc, có thể quan sát thấy một số kiểu tính cách như:

+ Kiểu say mê, hết lòng vì công việc + Kiểu amateur

+ Kiểu nỗ lực nhưng mang tính thức thời, thực dụng. Lấy tiêu chí là mức độ cam kết, trách nhiệm đối với cong việc của mình và côg việc chung, có thể có các kiểu:

+ Kiểu làm ít, nói nhiều + Kiểu tranh công, đổ lỗi + Kiểu thờ ơ

+ Kiểu được chăng hay chớ

Lấy tiêu chí là tốc độ và nỗ lực làm việc, dân gian đã cung cáp hai kiểu nhân vật điển hình là Thỏ và Rùa. Câu chuyện truyền thống cho rằng Thỏ nhanh, Rùa chậm nên chắc chắn có kẻ thắng, người thua và nỗi nghi ngờ đối với những người có tốc đô cao, mà đặt niềm tin vào những người bền bỉ, cần mẫn. Câu chuyện thời hiện đại về làm việc nhóm cho chúng ta bài học rằng trong tổ chức luôn có kiểu người thế này, người thế khác, nếu chúng ta biết kết

hợp hai kiểu đó với nhau đúng lúc, đúng chỗ, chúng ta sẽ có đựợc kết quả lớn hơn nhiều so với kết quả riêng lẻ tốt nhất mà mỗi kiểu cá nhân có thể đạt được.

Vấn đề là ở chỗ do tác động của một số yếu tố nhất định thuộc về hoàn cảnh, nhất là yếu tố quản lý, lãnh đạo, trong mỗi con người có thể có sự kết hợp của một vài kiểu biểu hiện trên hoặc trong một con người cũng có thể có sự chuyển dịch từ kiểu tính cách này sang kiểu tính cách khác trong làm việc.

Bài học rút ra là, sự tồn tại nhiều kiểu tính cách khác nhau trong một nhóm nói riêng và trong tổ chức nói chung là một vấn đề mang tính bản chất của cuộc sống cộng đồng. Sự đa dạng này, nếu được phân tích và phát huy sẽ là động lực tạo nên tính năng động của nhóm. Nếu không được quan tâm đúng mức, yếu tố này có thể dẫn đến sự xé lẻ, xung đột…

+ Cần cởi mở chia sẻ để tăng cường hiểu biết nhau. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau đối với giới hạn những khía cạnh cá nhân có liên quan đến nhóm. Có nhóm lựa chọn cởi mở tất cả các vấn đề cá nhân, từ ý thích, hoàn cảnh gia đình, sức khỏe, các vấn đề của đời sống hôn nhân.. Cũng có nhóm quyết định xác định một giới hạn những vấn đề nên được chia sẻ.

Điều quan trọng là cần thống nhất trong nhóm về giới hạn này, lý do giới hạn và các biện pháp để đảm bảo các giới hạn không bị xâm phạm.

Một câu hỏi nữa là lúc nào là thời điểm tốt nhất để đưa ra các thỏa thuận về các giới hạn này. Câu hỏi này rất quan trọng vì

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM pptx (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w