Khuôn thạch cao được đem nung nhằm loại bỏ nước triệt để trước khi đem rót kim loại lỏng. Chếđộ nung khuôn cần phải hợp lý để tránh nứt khuôn, không có hiện tượng khuôn bị hoặc méo mó và thời gian nung là nhanh nhất.
Các nghiên cứu của sinh viên khoá 48, 49, 50 cho thấy, khi đúc đồng nhiệt
độ nung khuôn cần nung khuôn trên 6000C nhằm đảm bảo khử nước triệt để và cần tránh hiện tượng nung sốc nhiệt nhằm tránh nứt. Nếu quá nóng, bề mặt khuôn dễ bị
phá hủy, và khuôn sẽ xuất hiện sự co quá phép.
Với khuôn dùng để đúc hệ đồng - kẽm có thể nung ở nhiệt độ thấp hơn vẫn
đảm bảo rót được.
Ngoài ra quá trình làm nguội khuôn cũng rất quan trọng. Nếu khuôn được làm nguội quá nhanh dẫn đến sốc nhiệt gây nứt khuôn. Thời gian làm nguội khuôn
được khống chế rất cẩn thận và được điều chỉnh bằng thiết bị tựđộng.
Với nhôm và kẽm thì nhiệt độ nung khuôn thấp hơn vẫn đảm bảo rót được. Với thí nghiệm theo dõi quá trình mất nước của khuôn đã chỉ ra rằng khuôn đạt yêu cầu khi phần giữa khuôn đạt được ≈1000C.
Các yếu tố ảnh hưởng đến khuôn khi nung là nhiệt độ và thời gian nung, tuy nhiên trong thực tế thời gian nung có thể thay đổi theo các khuôn khác nhau. Một số
yếu tố khác ảnh hưởng đến thời gian cần thiết để nung khuôn như là diện tích bề
mặt khuôn, chiều dày khuôn, chiều cao khuôn…
Thao thường được nung song song với khuôn, thời gian nung thao cũng xấp xỉ thời gian nung khuôn.
Ngoài ra còn phải rất cẩn thận đối với sự nhận ẩm của khuôn sau khi nung. Khuôn có thể nhận ẩm từ ngoài không khí, nên khuôn sau khi nung thường được rót ngay, tránh để qua đêm dễ gây hiện tượng tái hydrat hóa.
Khuôn sau nung được đem ra ngoài lò để chuẩn bị rót kim loại lỏng khi nhiệt
độ khuôn còn lại trong khoảng 1050 – 3000C.
2.2. Cơ sở lý thuyết truyền nhiệt 2.2.1.Phương trình vi phân dẫn nhiệt