Giải pháp về vốn

Một phần của tài liệu XK cá tra việt nam 2011 2015 (Trang 32 - 35)

- Xây dựng chính sách huy động vốn phù hợp, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản, tạo nguồn vốn lớn để thực hiện các dự án thủy lợi phục vụ các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, trước mắt là cho các vùng nuôi tôm, nuôi cá tra, nhuyễn thể và cá rô phi.

- Xây dựng chính sách tín dụng cho nuôi trồng thủy sản phù hợp hơn, đủ đảm bảo cho người nuôi quy mô hàng hóa có đủ vốn sản xuất, đồng thời mạnh dạn đầu tư cho các hộ nghèo tham gia nuôi trồng cá tra quy mô vừa và nhỏ vay vốn sản xuất để tạo cơ hội cho họ tham gia hưởng lợi từ nuôi trồng cá tra hàng hóa.

- Tăng nguồn vốn vay trung hạn và dài hạn phù hợp với chu trình nuôi trồng cá tra, đặc biệt là cho xây dựng cơ sở hạ tầng. Thời gian vay vốn ít nhất là 3 năm đối với phần lớn các đầu tư cho nuôi trồng thủy sản. Số lượng vốn vay phải đủ lớn cho nhu cầu đầu tư của người dân. Thủ tục vay vốn cần được đơn giản hơn, giảm bớt phiền hà cho người vay.

Hương

trung, nhất là hệ thống thủy lợi, cống, trạm bơm, hệ thống kênh cấp, kênh tiêu cấp I để đảm bảo sản xuất ổn định và bền vững.

- Thực hiện các chương trình ưu đãi cho các chủ đầu tư nuôi trồng cá tra ở các vùng sâu, vùng xa. ưu tiên đầu tư vốn cho phát triển các vùng tiềm năng sản xuất cá tra chất lượng có giá trị kinh tế cao và được thị trường ưa chuộng.

Hương

KẾT LUẬN

Cá tra là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của thủy sản Việt Nam. Trong nhiều năm gần đây, sản phẩm cá tra ngày càng được nhiều thị trường trên thế giới ưa chuộng, xuất khẩu cá tra liên tục phát triển, góp phần vào sự tăng trưởng của xuất khẩu thủy sản nói riêng và nền kinh tế đất nước nói chung. Trong giai đoạn 2011-2015, xuất khẩu cá tra luôn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam, giá trị xuất khẩu cá tra thường chiếm khoảng từ 29- 32% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của nước ta. Về thị trường xuất khẩu của cá tra Việt Nam, năm 2011 cá tra Việt Nam xuất khẩu sang 130 thị trường trên thế giới, con số này đã tăng lên thành 149 thị trường trong năm 2014 và có xu hướng ngày càng tăng lên, trong đó nổi bật một số thị trường lớn nhất nhập khẩu cá tra Việt Nam như EU, Mỹ, ASEAN, Trung Quốc và Hồng Kông, Colombia...

Ngoài những kết quả khả quan đạt được, xuất khẩu cá tra của Việt Nam cũng gặp phải nhiều khó khăn hạn chế trong công tác quản lý, công tác kỹ thuật, khoa học công nghệ trong lĩnh vực nuôi trồng và sản xuất cá tra, bị hạn chế bởi rào cản thương mại, hạn chế trong cơ chế chính sách của nhà nước… Từ đây, có thể đưa ra một số giải pháp để phát triển xuất khẩu cá tra hiệu quả và bền vững, như:

- Rà soát đánh giá hệ thống cơ chế chính sách hiện có; đồng thời nghiên cứu, sửa đổi bổ sung các cơ chế, chính sách phát triển mới trong hoạt động xuất khẩu cá tra.

- Thực hiện các chính sách ưu đãi về tín dụng, đầu tư… cho người nuôi, doanh nghiệp sản xuất cá tra.

- Tổ chức lại sản xuất theo chuỗi sản phẩm, khuyến khích phát triển hình thức ký kết hợp đồng giữa doanh nghiệp và người sản xuất cá tra.

- Áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất cá tra, nghiên cứu, đưa các công trình khoa học, kỹ thuật vào công tác nuôi trồng, khai thác và chế biến cá tra.

- Đẩy mạnh, quảng bá và xúc tiến thương mại cá tra Việt Nam.

Như vậy, ngành cá tra Việt Nam cần thực hiện các giải pháp phát triển xuất khẩu cá tra hiệu quả, bền vững để tham gia quá trình phát triển đất nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

Hương

Một phần của tài liệu XK cá tra việt nam 2011 2015 (Trang 32 - 35)